Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn : Ngữ văn 9 thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1553Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn : Ngữ văn 9 thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn : Ngữ văn 9 thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT LÂM BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Môn : Ngữ văn 9
Thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu. (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
"Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc".
	 	 	 (Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1 (1 điểm):
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? (0,5 điểm)
Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên (0,5 điểm) 
Câu 2 (1 điểm): 
 Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?
Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 15- 20 dòng về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.
Phần II. Làm văn
Câu 4 (6 điểm): Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê.
III . HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ , của tác giả Thanh Hải 
Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến. Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.
0,5
0,5
2
* Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:
- Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. 
- Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. 
0,5
0,5
3
* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Đúng hình thức: là một đoạn văn ngắn, dài khoảng 15- 20 dòng.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận; hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản
- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.
- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy.
- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.
1
1
4
a. Mở bài (1điểm)
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm,
- Nêu khái quát nhân vật Phương Định
b. Thân bài (4 điểm)
- Phương Định là một nữ thanh niên xung phong có lí tưởng sống đẹp, kiên cường, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Hoàn cảnh sống chiến đấu 
+ Công việc của Phương Định vô cùng khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với sự nguy hiểm, cái chết; 
+ Chiến trường khốc liệt không làm mất đi nét hồn nhiên trong sáng, nhạy cảm của mơ mộng trong tâm hồn người con gái Hà Nội.
- Đặc điểm tính cách nhân vật: 
+ Dù công việc nguy hiểm nhưng nhưng vẫn luôn quan tâm đến hình thức của mình;Cô mê hát, thích bịa lời hát, thích nhiều bài hát. Cô mang vào chiến trường những kí ức trong sáng, hồn nhiên về Hà Nội, những niềm vui con trẻ.
+ Phương Định rất yêu mến, gắn bó với đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường. Cô cảm phục và dành những tình cảm yêu mến cho chiến sĩ mà cô vẫn gặp trên con đường ra mặt trận.
c. Kết bài. (1 điểm)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế, ngôn ngữ nhân vật tự nhiên, trẻ trung, gần với khẩu ngữ, nhiều nữ tính, lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Nhân vật có sự hài hòa của những nét đẹp vừa anh hùng vừa nữ tính. Những rung cảm tâm hồn, mộng mơ trong sáng, hồn nhiên của nhân vật là cách riêng để Lê Minh Khuê khẳng định sức sống và bản lĩnh của con người Việt Nam trong đau thương.
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_LAM_BINH.doc