SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH PHÒNG GD ĐT TRỰC NINH TRƯỜNG THCS -TRỰC THÁI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì ? A. Tiểu thuyết B. Truyện truyền kì C. Truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2. Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn? A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. “Truyện Kiều” không cùng giai đoạn sáng tác với tác phẩm nào ? A. Truyền kì mạn lục. C. Hoàng Lê nhất thống chí. B. Sông núi nước Nam. D. Vũ trung tuỳ bút. Câu 4. Dòng nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương, hồi. C. Có nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình. D. Nghệ thuật phác họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. Câu 5. Từ “xuân” trong hai câu thơ sau, nghĩa của nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào ? Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung A. Phương thức ẩn dụ. B. Phương thức hoán dụ. Câu 6. Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Định nghĩa trên đúng với phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ. B. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức. Câu 7. Ý nào không phải là mục đích của việc tóm tắt bản tự sự? A. Để dễ dàng ghi nhớ nội dung văn bản. B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản. C. Giúp người đọc và người nghe nắm bắt nội dung chính của văn bản. D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc. Câu 8: Ý nào nhận xét không đúng về nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”? A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên B. Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. C. Giọng điệu hùng hồn.. D. Những từ ngữ hàm ý sâu xa, nhiều tầng nghĩa. II. TỰ LUẬN : 8điểm Câu 1: (1 điểm) a/ Thế nào là hàm ý ? b./ Xác định hàm ý trong hai câu sau : - Bây giờ mới mười giờ thôi. - Bây giờ đã mười giờ rồi. Câu 2 :(2,5đ) Viết một đoạn văn (Khoảng một trang tờ giấy thi) nêu suy nghĩ của em về nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. Câu 3. (4,5điểm) Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Híng dÉn chÊm Bµi THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 Phần I: . Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đựoc 0,25 điểm (8 câu x 0,25 = 2,0đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B B A A D C Phần II: Tự luận: (8,0 điểm) CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu1(1đ) A Nêu rõ khái niệm và hàm ý trong các câu. 0,5 b1. (Bây giờ) còn sớm 0,25 b2. (Bây giờ) đã muộn 0,25 Câu(2,5đ) Suy nghĩ của em về nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. Kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, linh hoạt; không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả. 0,25 b. Yêu cầu về kiến thức: 1. Nêu vấn đề nghị luận. Đoàn kết, tương thân, tương ái là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam xưa và nay (trích dẫn câu tục ngữ). 2.Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. - Nghĩa đen: dùng lá để gói hàng, nếu lá bị rách, người ta lấy tấm lá lành bao bên ngoài. - Nghĩa bóng: câu tục ngữ khuyên con người nên sống đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn. Đó là nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. 3. Bàn luận về nghĩa cử sống “Lá lành đùm lá rách”. - Biểu hiện của nghĩa cử sống “Lá lành đùm lá rách”: đó là lòng yêu thương, sự sẻ chia đồng cảm; là những hành động giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau giữa con người với con người trong cuộc sống. (dẫn chứng cụ thể) - Ý nghĩa của nghĩa cử sống “Lá lành đùm lá rách”: + Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước những khổ đau, thiếu may mắn của người khác; phải hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, giúp họ vượt qua bước khốn cùng. + Sự tương thân tương ái, tình đoàn kết sẽ giúp con người tránh chia rẽ, xung đột; hình thành những tình cảm, lẽ sống cao cả; tạo nên những mối quan hệ thân ái; làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. + Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, lá lành cần phải đùm lá rách. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta. Bởi lẽ sống yêu thương, nhân ái, đùm bọc lẫn nhau là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. - Mở rộng vấn đề: + Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, sự thấu hiểu, cảm thông chứ không phải kiểu ban ơn cho người khác. Bên cạnh đó, người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên tránh ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. + Phê phán thái độ sống thờ ơ, ghẻ lạnh, vô cảm, không có lòng yêu thương, giúp đỡ những người bất hạnh. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân. 4. Bài học trong nhận thức và hành động. - Hiểu rõ, nhấn mạnh và đề cao ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay. - Bản thân cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ trong ®êi sèng; có những hành động cụ thể giúp đỡ, cưu mang những người gặp khó khăn, bất hạnh, hình thành cho mình một lẽ sống cao đẹp. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 Câu 3 (4,5đ) a. Mở bài :Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng. 0,25 b. Thân bài :Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con. Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. * Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép: + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...). + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...). * Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: + Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. + Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. + Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. *Đánh giá chung: + Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa. + Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 0,5 0,5 C Kết bài :Suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm 0,25đ PHÒNG GD ĐT TRỰC NINH TRƯỜNG THCS TRỤC THÁI ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) . Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được in trong tập thơ nào của Viễn Phương? A. Cháu nhớ Bác Hồ C. Đất nở hoa B. Trời mỗi ngày lại sỏng D. Như mây mùa xuân. Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được viết vào thời gian nào? A. 1976 B. 1978 C. 1962 D. 1980 Câu 3: Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”, nhà thơ viết: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim” , từ “ nhói” thể hiện ý nghĩ, tình cảm gì? A. Quá đau đớn, bất ngờ. B. Nỗi đau đớn, xót xa trước thực tại Bác đã đi xa. C. Thương tiếc Bác D. Nhớ Bác Câu 4: Câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi.Tôi đưa tay tôi hứng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Hoán dụ B.So sánh C.Nhân hoá D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 5: Từ in đậm trong câu: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói cho sướng miệng tôi” (Tô Hoài, Dế mèn phiêu liêu kí) thuộc loại thành phần biệt lập nào? A. Tình thái B. Phụ chú C. Cảm thán D. Gọi đáp Câu 6 : Câu thơ nào trong các câu sau có sử dụng hình ảnh ẩn dụ? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát C. Bỗng nhận ra hương ổi B. Mọc giữa dòng sông xanh D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Câu 7: Trước đề văn sau: Suy nghĩ về câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra em hãy chọn ý kiến đúng trong các ý kiến dưới đây? A. Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. B. Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. C. Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. D. Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một một tác phẩm truyện, đoạn trích. Câu 8: Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về bài thơ đoạn thơ ? A. Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ B. Phân tích nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ C. Tái hiện lại các hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ D. Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1: (1.5 điểm) a. §iÒn néi dung thÝch hîp vµo « trèng theo s¬ ®å sau. C¸ch ph¸t triÓn cña tõ vùng Ph¸t triÓn sè lîng tõ ng÷ (1) (2) (3) (4) (5) b. Trong c¸c trêng hîp sau, tõ "ch©n" ë trêng hîp nµo ®îc dïng víi nghÜa gèc, nghÜa chuyÓn theo ph¬ng thøc Èn dô, nghÜa chuyÓn theo ph¬ng thøc ho¸n dô? a) §Ò huÒ lng tói giã tr¨ng, Sau ch©n theo mét vµi th»ng con con (TruyÖn KiÒu) b) N¨m häc sinh líp 9A cã ch©n trong ®éi tuyÓn cña trêng ®i dù "Héi kháe Phï §æng" cấp huyện. c) Dï ai nãi ng¶ nãi nghiªng Lßng ta vÉn v÷ng nh kiÒng ba ch©n (Ca dao) Câu 2 ( 2điểm) Em hãy viết một đoạn văn dài khoảng 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng nhiều học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ Văn. Câu 3: (4.5 điểm) Tô Hoài có nhân xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long: “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc”. Theo em nhận xét đó có đúng với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa không? Hãy phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến của em. PHÒNG GD ĐT TRỰC NINH TRƯỜNG THCS TRỤC THÁI ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 I. tr¾c nghiÖm ( 2điểm) Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm. C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D B D A D B A tù luËn Câu Nội dung Điểm Câu 1 C¸ch ph¸t triÓn cña tõ vùng Ph¸t triÓn sè lîng tõ ng÷ Ph¸t triÓn nghÜa cña tõ Thêm nghĩa Chuyển nghĩa Tạo từ mới Vay mượn C¸ch ph¸t triÓn cña tõ vùng Ph¸t triÓn sè lîng tõ ng÷ Ph¸t triÓn nghÜa cña tõ a. §iÒn đúng néi dung thÝch hîp vµo « trèng theo s¬ ®å sau. Mỗi néi dung trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm C¸ch ph¸t triÓn cña tõ vùng Ph¸t triÓn sè lîng tõ ng÷ Ph¸t triÓn nghÜa cña tõ (1) (2) (3) (4) (5) b. a) NghÜa gèc b) NghÜa chuyÓn - ph¬ng thøc ho¸n dô c) NghÜa chuyÓn - ph¬ng thøc Èn dô 1,25 điểm 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 * Yêu cầu hình thức: Nếu học sinh không đảm bảo các yêu cầu sau thì không cho điểm hình thức. Học sinh không biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp vpwis yêu cầu của đề bài: Dài từ 15 đến 20 câu, sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, không sai lỗi chính tả lỗi câu. * Yêu cầu nội dung : Học sinh cần làm rõ các ý sau: - Giới thiệu nội dung nghị luận: hiện tượng nhiều học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ Văn- Đây là môn học chính trong việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, nói , viết cho học sinh -biểu hiện: + Ở lớp nhữn học sinh này không tập trung nghe giảng, không ghi chép..... + Ở nhà không soạn bài, không làm bài trước khi đến lớp..... -Nguyên nhân: Chủ quan : học sinh không có ý thức cao đối với môn Văn.... Khác quan: + Bài gảng của thày cô chưa hấp dẫn.... Môn Văn đòi hỏi học sinh phải có khiếu văn chương, một môn nghệ thuật có tính chất hình tượng hóa, tư duy trừu tượng, độc lập.... Học Văn sẽ khó khăn trong việc chọn nghành nghề, thi chuyên nghiệp so với các môn khoa học tự nhiên.... Tác hại: +Thiếu hụt đi một mảng lớn kiến thức xã hội... + Kĩ năg giao tiếp, nói viết kém, vốn từ nghèo nàn.... Mở rộng: Nhắc nhở, phê phán hiện tượng lười học Văn ............ Cách khắc phục Xác định hành động đúng.... .....liên hệ bản thân..... 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3: Học sinh đảm bảo các ý sau: a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết làm kiểu bài nghị luận phân tích , chứng minh.Bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả lỗi câu. b. Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: - Giới thiệu Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn - Giới thiệu nhận xét của Tô Hoài... - Nhận xét ấy đúng với Lặng lẽ Sa Pa một truyện ngắn hay được nhà văn viết 1970 trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ trên miền Bắc. B. Thân bài: 1.Tóm tắt truyện ngắn ngọn 5 đến 7 dòng. 2. Phân tích , chứng minh: Giá trị hiện thực: Lặng lẽ Sa Pa như một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt lọc ra. a. Trong truyện ta bắt gặp một trang đời, một mảng hoặc một nét của cuộc sống của miền Bắc trong gd xdcnxh và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. - Anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ, ông hoạ sĩ già, người lái xe hiếu khách, ông kĩ sư vườn rau, một đ/c nghiên cứu khoa học ( tuy không phản ánh hết nhưng đã vẽ lên một bức tranh về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ...) ->Đây chính là một trong biết bao con người của miền Bắc mỗi người một công việc riêng nhưng họ đều bằng những tình yêu công việc hay tình yêu đất nước, con người để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ chính là hình ảnh của người dân miền Bắc đang hăng say lao động để chủ nghĩa xã hội để chống lại kẻ thù. - Qua nhũng nhân vật ấy Nguyễn Thành Long đã đưa vào Lặng lẽ Sa Pa những trong đời khác nhau hay đó chính là một mảng một nét của cuộc sống. b. Tất cả đều được chắt lọc từ cuộc sống, vừa tinh tế vừa đẹp - Những nhân vật trên có tâm hồn của những con người thật đáng trân trọng ( anh thanh niên, kĩ sư trồng rau, kĩ sư sét, ông hoạ sĩ già) Vd: “ Hình ảnh người con gái nhỏ nhẹ e lệ đứng trước các luống rơn không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe. Vị hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài. Hoặc “trao một cái bắt tay như trao một cái gì...” - Đó là một vài nét chấm phá của cảnh sắc thiên nhiên: “ Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái càng thêm rực rỡ theo”. 2. Tác dụng giáo dục: Lặng lẽ Sa Pa có những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc. a. Đó là những nhận xét nho nhỏ rút ra từ những sự việc, những cảnh đời đã trải qua. - Lời hoạ sĩ nói với cô kĩ sư: 1. “ Đối với người nghệ sĩ trong cuộc đời, có hai hồi thích nhất: đó là hồi mình còn trẻ và hồi này của tôi. Mình có thể năng nổ đi vẽ như thời thanh niên. Mình có thêm sự chính chắn hồi ấy mình chưa có” 2. “ Đối với một người khao khát trời rộng, sự dứt bỏ tình yêu nhiều khi lại nhẹ nhàng” 3. Hoạ sĩ già còn tự nhủ: “ Thanh niên bây giờ lạ thật, các anh chị cứ như con bướm...” - Lời của anh thanh niên: 1. “ ... Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cứng mà hừng hực cháy”. 2. “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ vứt nó đi cháu buồn chết mất con người thì ai mà chả thèm hở bác? Cháu bỗng dưng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”. 3. “ Khi ta làm việc ta với công việc là đôi...” 4. “ Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá” - Lời của cô gái: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa khác nữa, bó hoa của những háo hức mơ màng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. b. Những nhận xét đó nhắc nhở người đọc - Hãy tự nhìn lại mình để sống tốt đẹp hơn. - Hãy nhìn vào mọi người để thấy hết những cái đẹp mà mình vô tình bỏ qua. - Mình sẽ làm gì có ích hơn để người khác được vui hơn, hạnh phúc hơn => Khẳng định lại nhận xét của Tô Hoài... -tài năng của Nguyễn Thành Long và giá trị của truyện cho thấy ddungs là cuộc sống này thật nhiều điều tốt đẹp... C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý: Chú ý cách diễn đạt, triển khai luận ddieeemr của học sinh. Nếu bài viết mắc lỗi diễn , chính tả trừ từ 0,5 đến1,0 điểm. trân trọng những bài viết thề hiện chất văn chương của học sinh. 0,25 đ 0,25 đ 0,75 đ 0,5 đ 0,75 đ 0,75 đ 0,5 đ 0,25 đ Trực Thái, Ngày 05 tháng 05 năm 2013 Người ra đề Bùi Thị Nguyệt
Tài liệu đính kèm: