Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Sinh học

pdf 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Sinh học
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
TỈNH THÁI NGUYÊN 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2012 - 2013 
MÔN THI: SINH HỌC 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
Đề thi gồm 2 trang, 8 câu hỏi. 
Câu 1 (1,0 điểm) 
Hãy giải thích các hiện tượng sau: 
- Máu chảy trong mạch không bị đông nhưng khi ra khỏi mạch sẽ bị đông. 
- Thân nhiệt của người luôn ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy 
định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp 
nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau. 
a. Có những kiểu gen nào quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, 
quả bầu dục. 
b. Hãy xác định các cặp bố mẹ đem lai để: 
- F1 có 100% cây thân cao, quả tròn. 
- F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. 
- F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. 
- F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1. 
Câu 3 (2,0 điểm) 
Ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng nguyên phân một số 
đợt bằng nhau, tất cả các tế bào con do 3 tế bào này sinh ra đều giảm phân hình 
thành giao tử. Cả hai quá trình phân bào đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST 
đơn, trong đó số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân nhiều hơn số NST đơn 
cung cấp cho quá trình nguyên phân là 24. Biết rằng tất cả các quá trình phân bào 
diễn ra bình thường. 
Hãy xác định: 
 a. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào. 
 b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào. 
 c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào. 
 d. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân. 
Câu 4 (1,0 điểm) 
Ở người, có các nhóm máu A, B, AB và O. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, 
người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB; người em 
lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu B và AB. 
a. Xác định kiểu gen của hai anh em. 
b. Nếu hai anh em lấy vợ có cùng nhóm máu thì xác suất sinh con có nhóm 
máu khác với bố mẹ là bao nhiêu? 
Câu 5 (1,0 điểm) 
Một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen theo tỉ lệ: 2AA : 3Aa : 1aa. 
Nếu các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỉ lệ kiểu gen AA, aa là bao nhiêu? 
Biết các hạt nảy mầm 100% và các cây con phát triển bình thường. 
Câu 6 (1,0 điểm) 
Cha (1) có mắt màu nâu và mẹ (2) có mắt màu xanh sinh được hai con gái: 
con gái thứ nhất (3) mắt màu xanh và con gái thứ hai (4) mắt màu nâu. Người con 
gái thứ hai (4) lấy chồng (5) mắt màu nâu sinh được cháu trai (6) mắt màu xanh. 
a. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình trên. 
b. Xác định tính trội, lặn trong cặp tính trạng màu mắt. 
c. Xác định kiểu gen của cá thể số 1. 
Câu 7 (1,0 điểm) 
a. Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế 
nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng 
trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh 
thái nào đó? 
b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt 
giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? 
Câu 8 (1,0 điểm) 
Hãy sắp xếp các sự vật, hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho 
phù hợp: 
1. Cáo ăn thỏ. 
2. Chim sâu ăn. 
3. Dây tơ hồng bám trên bụi cây. 
4. Địa y. 
5. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người. 
6. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông. 
7. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm. 
8. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn. 
9. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối. 
10. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu. 
-------- Hết -------- 
Họ và tên thí sinh: . SBD:  
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
TỈNH THÁI NGUYÊN 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TS 10 THPT CHUYÊN 
 NĂM HỌC 2012 - 2013 
MÔN THI: SINH HỌC 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
1 
(1đ) 
- Máu chảy trong mạch không bị đông vì: 
+ Mặt trong của thành mạch trơn, láng bóng không thấm nước → tiểu cầu không bị 
vỡ không giải phóng ra enzim để tạo thành sợi tơ máu. 
+ Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra. 
- Máu ra khỏi mạch bị đông vì: 
+ Tiểu cầu ra ngoài chạm vào bờ vết thương nên bị vỡ giải phóng một loại enzim. 
Enzim này làm cho prôtêin (hoà tan trong huyết tương) cùng với iôn canxi làm thành 
sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông 
- Thân nhiệt của người luôn ổn định vì: 
+ Con người có khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể → đảm bảo sự cân bằng giữa sự 
sinh nhiệt với sự toả nhiệt. 
+ Con người có thể chủ động chống nóng và chống lạnh bằng tiện nghi sinh hoạt. 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,5 đ 
2 
(2đ) 
1. KG cây thân cao quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb 
 KG cây thân thấp quả bầu dục: aabb 
2. 
- F1: 100% thân cao quả tròn 
→ P: AABB × aabb; AABB × AABB; AABB × AaBB; 
 AABB × AaBb; AABB × AABb; AaBB × AABb 
- F1 có tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1 → P: AaBb × aabb 
- F1 có tỉ lệ: 9 : 3 : 3 : 1 → P: AaBb × AaBb 
- F1 có tỉ lệ: 1 : 1 → P: AaBB × aabb; AABb × aabb 
0,5 đ 
0.25 đ 
0,5 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
3 
(2đ) 
a. Gọi x là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân. 
 Gọi y là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân 
 Theo đề: x + y = 1512 (1) và x – y = 24 (2) 
Cộng (1) và (2): 2x = 1536 → x = 768 và y = 744 (3) 
Gọi k là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào → số tế bào con sau nguyên phân của 
mỗi tế bào là 2k 
Theo bài ta có: x = 3.2n.2
k
 (4) 
 Và: y = 3.2n.(2
k
-1) 
Mà: x – y = 24 → 3.2n.2k – 3.2n (2k-1) = 24 → 2n = 24:3 = 8 (5) 
Từ (3), (4) và (5) ta có: 3.8.2k = 768 → 2k = 32 → k = 5 
Vậy số đợt nguyên phân của mỗi tế bào là 5 
b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào là 8 
c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào là 8 
d. + Nếu là tế bào sinh dục đực → số giao tử đực: 32 × 4 × 3 = 384 
 + Nếu là tế bào sinh dục cái → số giao tử cái: 32 × 3 = 96 
0,75đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,25 đ 
4 
(1đ) 
- Xét gia đình người anh: Vợ có nhóm máu A → IAIA hoặc IAI0, con có nhóm máu 
AB → IAIB, nhận IB từ bố vì mẹ không có giao tử này. 
 Xét gia đình người em: Vợ có nhóm máu B → IBIB hoặc IBI0, con có nhóm máu AB 
→ IAIB nhận IA từ bố vì mẹ không có giao tử này. 
Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên có cùng KG IAIB (nhóm máu AB). 
- 1/4I
A
I
A
, 1/4I
B
I
B
0,25 đ 
0,25 đ 
5 
(1đ) - Trong quần thể ban đầu các cây có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 
2
6
. Cây Aa chiếm tỉ 
lệ 
3
6
. Cây aa chiếm tỉ lệ 
1
6
. 
- Khi cho cây có kiểu gen AA, aa tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen đồng hợp không đổi qua các 
thế hệ. 
- Khi cho các cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn ở thế hệ F2: 
2
2
1
1
3 1 1 3 32
Aa AA=aa
6 2 8 6 2 16
 
  
          
 
- Tỉ lệ KG AA và aa trong quần thể ở F2 là: 
2 3 25 1 3 17
AA ; aa
6 16 48 6 16 48
      
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
6 
(1đ) 
- Sơ đồ phả hệ: 
- Xác định trội – lặn: Dựa vào phép lai: 4 (nâu) × 5 (nâu) → 6 (xanh) → nâu là trội; 
tính trạng mắt xanh là lặn. 
- Kiểu gen của cá thể số 1: Ký hiệu gen: Gen A : mắt nâu; gen a: mắt xanh. 
Số 1 có KH mắt nâu (trội) → KG phải có gen trội A (A_), số 1 có con (số 3) mắt 
xanh (aa) → KG phải có gen lặn a. Kết luậnKG của cá thể số 1 là Aa. 
0,5 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
7 
(1đ) 
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh 
thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi. 
- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 
- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển 
kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường. 
- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết. 
- Trong thực tiễn sản xuất cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng 
các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, 
cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 
0,75 đ 
0,25 đ 
8 
(1đ) 
* Quan hệ cùng loài: 6, 7 
* Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10 
 + Cộng sinh: 4, 10 
 + Hội sinh: 9. 
 + Hợp tác: 8. 
 + Kí sinh - vật chủ: 3, 5. 
 + Vật ăn thịt và con mồi: 1, 2. 
0,25 đ 
0,75 đ 
1 2 
3 4 5 
6 
 Chú thích : 
: Nam, mắt nâu 
: Nam, mắt xanh 
: Nữ, mắt nâu 
: Nữ, mắt xanh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDethi-L10-chuyen-ThaiNguyen-2013-Sinhhoc.pdf