SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào? Từ việc tóm tắt những đóng góp của Việt Minh vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy rút ra bài học lịch sử. Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo em, nội dung nào của Hiệp định thể hiện thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta? Tại sao? Câu 3 (2,0 điểm): Căn cứ vào bảng dữ liệu dưới đây, em hãy phân tích rõ vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Thời gian Nội dung sự kiện 9/1960 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã xác định rõ nhiệm vụ cách mạng của 2 miền Nam, Bắc và nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước trong điều kiện đất nước bị chia cắt. 7/1973 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (Khóa III) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường bạo lực cách mạng 1/1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976 25/3/1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 năm 1975)”. Câu 4 (2,0 điểm): Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó? --------------Hết------------- Họ và tên thí sinh: ..Số báo danh:.. Giám thị coi thi số 1:...Giám thị coi thi số 2:.... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊNNGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Lịch sử (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản, thí sinh làm bài theo cách riêng mà đảm bảo các yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ cơ số điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm này. 2. Ở từng ý, giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi: - Ý trả lời đúng, rõ ràng, có dẫn giải cụ thể - Lời văn diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả 3. Cho điểm lẻ toàn bài tới 0,25, không làm tròn tổng điểm. II. Đáp án và biểu điểm chấm Câu 1 (2,0 điểm): Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào? Từ việc nêu tóm tắt những đóng góp của Việt Minh vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy rút ra bài học lịch sử. Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Hoàn cảnh thành lập mặt trận Việt Minh 1,0 - Hoàn cảnh quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng với sự khốc liệt ngày càng tăng; Phát xít Đức sau khi chiếm Pháp, Bỉ, Hà Lan và phần lớn lục địa châu Âu đang ráo riết chuẩn bị tấn công Liên Xô 0,25 - Hoàn cảnh trong nước: + Phát xít Nhật đã nhảy vào Đông Dương và câu kết với Pháp để thống trị, bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn dân tộc vô cùng gay gắt Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ 0,25 + Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và chủ trì Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 được tổ chức vào tháng 5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh 0,25 - Thực hiện chủ trương của hội nghị TƯ 8, ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập (Việt Minh) nhằm đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước cùng nhau đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc 0,25 Ý 2 Tóm tắt những đóng góp của Mặt trận Việt Minh vào thắng lợi của CM tháng 8 0,5 - Việt Minh có công lao lớn trong việc chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng 0,25 - Khi thời cơ đến, Việt Minh cùng với Đảng phát động quần chúng đứng lên giành chính quyền, làm nên thắng lợi của cách mạng tháng 8, lập nên nước VNDCCH 0,25 Ý 3 Rút ra bài học 0,5 - Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc VN, có đoàn kết toàn dân tộc mới tạo nên sức mạnh để chiến thắng 0,25 - Phải tập hợp toàn dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất với sách lược phù hợp, có sự tập dượt quần chúng đấu tranh 0,25 Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo em, nội dung nào của Hiệp định thể hiện thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta? Tại sao? Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 1,25 - Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết ngày 21/7/1954 0,25 - Nội dung: + Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương 0,25 + Hai bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương 0,25 + Hai bên tham chiến thực hiện chuyển quân, tập kết quân đội ở 2 vùng 0.25 + Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước vào T7/1956... 0,25 Ý 2 Lựa chọn nội dung được coi là thắng lợi lớn nhất và giải thích 0,75 - Lựa chọn nội dung: các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản . 0,25 - Giải thích: + Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp là bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc (có thể so sánh với Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946), bảo vệ và phát triển thành quả CMT8 0,25 + Trên cơ sở công nhận các quyền dân tộc cơ bản của VN, Pháp phải rút quân, ta kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm 0,25 Câu 3 (2,0 điểm): Căn cứ vào bảng dữ liệu đã cho, em hãy phân tích rõ vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Với vai trò lãnh đạo, Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến chống Mĩ đúng đắn và sáng tạo (nêu dẫn chứng và phân tích) 0,5 Ý 2 Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng đã có những chủ trương đúng đắn, góp phần nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (nêu dẫn chứng và phân tích) 0,5 Ý 3 Đảng đã nhận định đúng thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ để giành thắng lợi cuối cùng (nêu dẫn chứng và phân tích) 0,5 Ý 4 Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến 0,5 Câu 4 (2,0 điểm): Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? 1,0 - Các nước Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa 0,25 - Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã giành được độc lập và bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước, vì vậy, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nướcvà để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực 0,25 - Xu thế liên kết khu vực trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là thành công của tổ chức EC 0,25 - Với những điều kiện trên, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời nhằm phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,25 Ý 2 Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? 0,5 - Sau khi trở thành ASEAN 10, tổ chức này đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế 0,25 - Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm; Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) 0,25 Ý 3 Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? 0,5 - Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước 0,25 - Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực 0,25 Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó? Ý Nội dung cần trình bày Điểm Ý 1 Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh 1,0 - Một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo chiều hướng trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm 0,25 - Các cường quốc đang ra sức vươn lên, điều chỉnh các mối quan hệ theo hướng hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn 0,25 - Các quốc gia đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng quan hệ quốc tế để cùng hợp tác phát triển 0,25 - Tuy vẫn xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến do mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, dân tộc, nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, ly khai nhưng xu hướng chung của thế giới vẫn là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển 0,25 Ý 2 Việt Nam đã và đang tìm mọi cách để thích ứng với xu thế mới 1,0 - Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm 0,25 - Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực 0,25 -Tăng cường đoàn kết dân tộc.. 0,25 - Luôn tôn trọng hòa bình và lên án những hành động đe dọa hòa bình thế giới và khu vực (liên hệ với chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng hiện nay) 0,25
Tài liệu đính kèm: