Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002 Môn thi: Hoá học

pdf 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002 Môn thi: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002 Môn thi: Hoá học
Bộ Giáo dục và đào tạo
---------------
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002
đề chính thức Môn thi: Hoá học
( Thời gian làm bài : 180 phút )
Câu I (ĐH: 1,5 điểm; CĐ: 2 điểm)
1. Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) và của các ion Fe2+, Fe3+.
2. Hãy nêu tính chất hoá học chung của: a) Các hợp chất sắt (II); b) Các hợp chất sắt (III). Mỗi tr−ờng
hợp viết hai ph−ơng trình phản ứng minh họa.
3. Trong điều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí Cl2 đ−ợc một hợp chất A và nung hỗn
hợp bột (Fe và S) đ−ợc một hợp chất B. Bằng các phản ứng hoá học, hãy nhận biết thành phần và
hoá trị của các nguyên tố trong A và B.
Câu II (ĐH: 1,5 điểm; CĐ: 2 điểm)
1. a) Chỉ dùng một hoá chất, hãy cho biết cách phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Viết ph−ơng trình phản ứng
xảy ra.
b) So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol/l của NH3, NaOH và Ba(OH)2. Giải thích.
2. Cho hai dung dịch H2SO4 có pH = 1 và pH = 2. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1 M vào 100 ml
mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu đ−ợc.
Câu III (ĐH: 1,5 điểm; CĐ: 2 điểm)
1. Một axit A mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử (C3H5O2)n
a) Xác định n và viết công thức cấu tạo của A.
b) Từ một chất B có công thức phân tử CxHyBrz, chọn x, y, z thích hợp để từ B điều chế đ−ợc A.
Viết các ph−ơng trình phản ứng xảy ra (các chất vô cơ, điều kiện cần thiết coi nh− có đủ)
2. a) Viết ph−ơng trình phản ứng và gọi tên các polime tạo thành từ các monome sau:
- H2N-(CH2)6-COOH
- CH3COOCH=CH2
b) Viết ph−ơng trình phản ứng của axit α-aminoglutaric (axit glutamic) với dung dịch NaOH và
dung dịch H2SO4.
Câu IV (ĐH: 1,5 điểm; CĐ: 2 điểm)
1. Viết các ph−ơng trình phản ứng điều chế các chất sau từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết: Phenol,
anilin, polivinylclorua (PVC), cao su buna. Ghi rõ điều kiện phản ứng.
2. Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ dung dịch brom vào benzen.
b) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin.
 Nêu hiện t−ợng và viết các ph−ơng trình phản ứng (nếu có).
Câu V (ĐH: 2 điểm)
Cho hỗn hợp A có khối l−ợng m gam gồm bột Al và sắt oxit FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm
hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, đ−ợc hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành
hai phần. Phần 1 có khối l−ợng 14,49 gam đ−ợc hoà tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, đ−ợc
dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho phần 2 tác dụng với l−ợng d− dung dịch NaOH
đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra
hoàn toàn.
1. Viết các ph−ơng trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định công thức sắt oxit và tính m.
Câu VI (ĐH: 2 điểm; CĐ: 2 điểm)
Thủy phân hoàn toàn 0,1mol este E (chỉ chứa một loại nhóm chức) cần dùng vừa đủ 100 gam dung
dịch NaOH 12%, thu đ−ợc 20,4 gam muối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một r−ợu.
1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên E, biết rằng một trong hai chất (r−ợu hoặc axit) tạo thành
este là đơn chức.
2. Thủy phân este E bằng dung dịch axit vô cơ loãng, đun nóng. Viết ph−ơng trình phản ứng xảy ra và
nhận biết các sản phẩm thu đ−ợc bằng ph−ơng pháp hóa học.
Cho H=1; C=12; O=16; Na=23; Al = 27; Fe=56.
Ghi chú : Thí sinh chỉ thi cao đẳng không làm câu V
-------------- Hết ---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh : Số báo danh :

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHOA_DAI_HOC_2002.pdf