Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng thi cấp trường (Có đáp án)

pdf 16 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng thi cấp trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng thi cấp trường (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
VÒNG THI CẤP TRƯỜNG 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác. 
Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ phù hợp vào ô trống. 
Câu 1: Nghìn năm ............ hiến 
Câu 2: Quốc ............ Giám 
Câu 3: Nơi chôn rau ............. rốn 
Câu 4: Cách mạng ............. Tám 
Câu 5: Việt Nam .............. chủ cộng hòa 
Câu 6: Văn M...........ếu 
Câu 7: Quê cha .......... tổ 
Câu 8: Trạng .............. Nguyễn Hiền 
Câu 9: Tiế........... sỹ 
Câu 10: Tổ ........... uốc 
Câu 11: Người sống đống . 
Câu 12: Bán sống bán . 
Câu 13: Cá không ăn muối cá . 
Câu 14: Cầm  nảy mực 
Câu 15: Cầm kì .. họa 
Câu 16: Cây  bóng cả 
Câu 17: Cây ngay không .. chết đứng 
Câu 18: Ăn  làm ra 
Câu 19: Buôn  bán đắt 
Câu 20: Cha nào . nấy 
Câu 21: Ăn .. mặc đẹp 
Câu 22: Công ....nghĩa mẹ. 
Câu 23: Anh ...như thể chân tay. 
Câu 24: Gần mực thì .gần đèn thì rạng 
Câu 25: Một cây làm chẳng nên ... 
Câu 26: Quê ...đất tổ 
Câu 27: Ăn cây nào ..cây ấy 
Câu 28: Có công mài ..có ngày nên.. . 
Câu 29: Chị ngã nâng 
Câu 30: Một ...ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
Bài 2: Chuột vàng tài ba 
ĐỀ 1 
Đồng nghĩa với từ “đất 
nước” 
Đồng nghĩa với từ “xây 
dựng” 
Đồng nghĩa với từ “thế 
giới” 
Trái đất 
Xóm làng 
Địa cầu 
Giữ gìn 
Hoàn cầu 
Kiến thiết 
Dựng xây 
Tổ quốc 
Xây đắp 
Giang sơn 
Non sông 
Vui vẻ 
Trái đất 
Xóm làng 
Địa cầu 
Giữ gìn 
Hoàn cầu 
Kiến thiết 
Dựng xây 
Tổ quốc 
Xây đắp 
Giang sơn 
Non sông 
Vui vẻ 
Trái đất 
Xóm làng 
Địa cầu 
Giữ gìn 
Hoàn cầu 
Kiến thiết 
Dựng xây 
Tổ quốc 
Xây đắp 
Giang sơn 
Non sông 
Vui vẻ 
Quốc gia Quốc gia Quốc gia 
ĐỀ 2 
Công nhân Trí thức Quân nhân 
Thợ cơ khí 
Bác sĩ 
 thợ mỏ 
Đại tá 
 thợ điện 
tiến sĩ 
giáo sư 
trung sĩ 
đại tướng 
Trung úy 
thợ may 
nhà khoa học 
 thợ hàn 
sĩ quan 
kiến trúc sư 
đại úy 
Thợ cơ khí 
Bác sĩ 
 thợ mỏ 
Đại tá 
 thợ điện 
tiến sĩ 
giáo sư 
trung sĩ 
đại tướng 
Trung úy 
thợ may 
nhà khoa học 
 thợ hàn 
sĩ quan 
kiến trúc sư 
đại úy 
Thợ cơ khí 
Bác sĩ 
 thợ mỏ 
Đại tá 
 thợ điện 
tiến sĩ 
giáo sư 
trung sĩ 
đại tướng 
Trung úy 
thợ may 
nhà khoa học 
 thợ hàn 
sĩ quan 
kiến trúc sư 
đại úy 
ĐỀ 3 
Tốt 
Động từ 
làm 
Bàn 
Trắng 
Nhưng 
Học 
Tính từ 
Ghế 
Như 
Bơi 
Xinh 
Danh từ 
Cây 
Tuy 
Chạy 
Bài 3: Phép thuật mèo con 
Địa Thủy Ruộng Đất Sơn 
Điền Vườn Núi Lửa Lâm 
Liên Thiên Mộc Rừng Viên 
Sen Hỏa Cây Trời Nước 
Bài 4: Trắc nghiệm 
Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ chỉ "màu đen"? 
a/ đen nhẻm b/ đen bóng c/ hồng hào d/ đen lay láy 
Câu hỏi 2: Tiếng "tâm" trong từ "tâm hồn" cùng nghĩa với tiếng "tâm" trong từ nào? 
a/ trọng tâm b/ trung tâm c/ bạn Tâm d/ tâm trạng 
Câu hỏi 3: Từ nào đồng nghĩa với từ "yên tĩnh"? 
a/ im lặng b/ vang động c/ mờ ảo d/ sôi động 
Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả? 
a/ con kiến b/ kiến thiết c/ kon kiến d/ kiến càng 
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "con hổ"? 
a/ con hổ b/ con gấu c/ con cọp d/ con hùm 
Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ chỉ "màu xanh"? 
a/ màu ngọc lam b/ màu hổ phách 
c/ màu xanh lục d/ màu xanh lam 
Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "đẹp"? 
a/ tươi đẹp b/ xấu xí c/ mỹ lệ d/ xinh tươi 
Câu hỏi 8: Từ đồng nghĩa với từ "Hoàn cầu" trong "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ là từ 
nào? 
a/ đất đai b/ ruộng vườn c/ thế giới d/ quê hương 
Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả? 
a/ nghe nhạc b/ quan nghè c/ quan ngè d/ kiến nghị 
Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ "kiến thiết"? 
a/ kiến thiết b/ xây dựng c/ dựng xây d/ kiến nghị 
Câu hỏi 11: Từ nào đồng nghĩa với từ “siêng năng”? 
 a/ lười biếng b/ lao động c/ chăm chỉ d/ quê hương 
Câu hỏi 12: Từ nào đồng nghĩa với từ “học hành”? 
 a/ học vẹt b/ học tập c/ đi học d/ đọc sách 
Câu hỏi 13: “Sông nào tàu giặc chìm sâu 
Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?” 
 a/ Bạch Đằng b/ Nhật Tảo c/ Hiền Lương d/ Kinh Thầy 
Câu hỏi 14: Từ nào đồng nghĩa với từ “to lớn”? 
 a/ to nhỏ b/ vĩ đại c/ bé xíu d/ nhỏ nhắn 
Câu hỏi 15: Từ nào viết đúng chính tả? 
 a/ xứt mẻ b/ sum suê c/ xuất sắc d/ sấu sí 
Câu hỏi 16: Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống: 
 Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu, kỉ nguyên của  
 a/ Độc lập b/ Tự do c/ Hạnh phúc d/ Cả 3 đáp án trên 
Câu hỏi 17: Từ nào đồng nghĩa với từ “hoàn cầu”? 
 a/ đất nước b/ xây dựng c/ dân tộc d/ năm châu 
Câu hỏi 18: Không có nghĩa giống từ “đồng” trong từ “đồng chí” là từ nào? 
 A – đồng ruộng B – đồng tâm C – đồng lòng D – đồng cảm 
Câu hỏi 19: Câu: "Bố em rất vui tính." thuộc kiểu câu nào ? 
a/ Ai là gì? b/ Ai làm gì? c/ Ai thế nào? d/ Khi nào? 
Câu hỏi 20: Từ nào đồng nghĩa với từ "chất phác" ? 
a/ thân thiết b/ dũng cảm c/ nhanh nhẹn d/ thật thà 
Câu hỏi 21: Từ nào là từ so sánh trong câu thơ: 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." 
(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) 
a/ trong b/ như c/ lồng d/ bóng 
Câu hỏi 22: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài 
kiến trúc tân kì."? 
a/ so sánh b/ nhân hóa c/ so sánh và nhân hóa d/ cả 3 đáp án sai 
Câu hỏi 23: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
a/ tròn xoe b/ trầu cau c/ trăn trâu d/ trung hiếu 
Câu hỏi 24: Câu: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng." có sử dụng 
biện pháp nghệ thuật nào? 
 a/ so sánh b/ nhân hóa c/ đảo ngữ d/ điệp ngữ 
Câu hỏi 25: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
a/ rong chơi b/ dặn dò c/ da về d/ reo hò 
Câu hỏi 26: Câu nào được viết theo mẫu “Ai làm gì ?” ? 
a/ Chị là chị của em. b/ Một năm mới bắt đầu. 
c/ Bé là trò giỏi. d/ Nguyên đưa tay quệt má. 
Câu hỏi 27: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
a/ lên xuống b/ nức lở c/ nhung lụa d/ nấu nướng 
Câu hỏi 28: Từ nào không đồng nghĩa với từ "tổ quốc" ? 
 a/ đất nước b/ quốc hiệu c/ giang sơn d/ nước nhà 
Câu hỏi 29: Bộ phận in đậm trong câu văn: "Bằng sự kiên trì, rùa con đã về đích trước thỏ." 
thuộc kiểu trạng ngữ nào? 
a/ trạng ngữ chỉ nơi chốn b/ trạng ngữ chỉ thời gian 
c/ trạng ngữ chỉ mục đích d/ trạng ngữ chỉ phương tiện 
Câu hỏi 30: Xác định vị ngữ cho câu văn sau: "Ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng." 
 a/ đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng b/ mà sáng sủa, ấm cúng 
c/ ấm cúng d/ tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng 
Câu hỏi 31: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả ? 
a/ siêng năng b/ sung sướng c/ xung phong d/ xức khỏe 
Câu hỏi 32: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: 
"Tiếng dừa làm dịu nắng trưa 
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo" 
(Trần Đăng Khoa) 
a/ so sánh b/ nhân hóa c/ nhân hóa và so sánh d/ lặp từ 
Câu hỏi 33: Xác định trạng ngữ trong câu văn sau: "Để khỏe mạnh, em phải ăn uống đủ dinh 
dưỡng." 
a/ để khỏe mạnh, em phải b/ để khỏe mạnh 
c/ em phải ăn d/ đủ dinh dưỡng 
Câu hỏi 34: Câu tục ngữ "Người ta là hoa đất" ca ngợi điều gì? 
a/ vẻ đẹp của con người b/ vẻ đẹp của đất đai 
c/ sự khó khăn của con người d/ vẻ đẹp của bông hoa 
Câu hỏi 35: Không dấu là nước chấm rau 
Có dấu trên đầu là chỉ huy quân. 
Từ không dấu là từ gì? 
a/ nước b/ muối c/ mắm d/ tương 
Câu hỏi 36: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
"Sông La ơi sông La 
Trong veo như ánh mắt 
Bờ tre xanh im mát 
Mươn mướt đôi hàng ...." 
(Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông) 
a/ mi b/môi c/ mũi d/ miệng 
Câu hỏi 37: Từ nào viết đúng chính tả? 
a/ lăng xăng b/ nhăng lăng c/ tiu xỉu d/ máp máy 
Câu hỏi 38: Bộ phận in đậm trong câu văn: "Trống báo vào lớp lúc 8 giờ." trả lời cho câu hỏi 
gì? 
 a/ Là gì? b/ Ở đâu? c/ Khi nào? d/ Vì sao? 
Bài 5: Điền từ 
Câu hỏi 1: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: "Mây mờ che đỉnh Trường ................ sớm chiều". 
Câu hỏi 2: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: 
"Việt Nam đất nước ta ơi! 
Mênh mông biển .............. đâu trời đẹp hơn?" 
(SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tr.67) 
Câu hỏi 3: Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường .................. học đầu tiên của Việt 
Nam? 
Câu hỏi 4: Từ "mênh mông" là từ ............... nghĩa với từ "bát ngát". 
Câu hỏi 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc ................ trước hàng triệu đồng 
bào. 
Câu hỏi 6: Nơi gia đình và dòng họ ta đã sống qua nhiều đời được gọi là ................. hương. 
Câu hỏi 7: Lý Tự Trọng là nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt .............., ông bị bắt và kết án tử 
hình năm 1931, khi mới 17 tuổi. 
Câu hỏi 8: Hai bên đường, ............ười đứng xem đông như hội, trẻ già, trai gái ai cũng tỏ lòng 
ngưỡng mộ quan nghè tân khoa. 
Câu hỏi 9: Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông ..................... 
Câu hỏi 10: Bài văn tả cảnh thường có .......... phần. Mở bài, thân bài, kết bài. 
Câu hỏi 11: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: "Mây mờ . đỉnh Trường Sơn sớm 
chiều". 
Câu hỏi 12: Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua .. Hương 
Câu hỏi 13: Lý Tự Trọng là nhà .mạng trẻ tuổi của Việt Nam, ông bị bắt và kết 
án tử hình năm 1931, khi mới 17 tuổi. 
Câu hỏi 14: Bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày " do nhà văn Tô Hoài viết. 
Câu hỏi 15: Điền từ còn thiếu: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yến hèn, ngày nay 
chúng ta cần phải xây dựng lại ..đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng 
ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. 
Câu hỏi 16: Cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và 
rắn, thương dùng làm gậy là .. 
Câu hỏi 17: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại .như xưa.” 
(Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi) 
Câu hỏi 18: Bài văn tả cảnh thường có ba phần: Mở bài, thân bài, ..bài 
Câu hỏi 19: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Rừng vàng biển ..” 
Câu hỏi 20: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
Trong “Thư gửi các học sinh” của Hồ Chí Minh, các em đã được hưởng một nền giáo 
dục hoàn toàn Việt Nam nhờ điều gì? 
Trả lời: Nhờ sự hi ..của biết bao nhiêu đồng bao các em. 
Câu hỏi 21: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976 là “Việt 
Nam Dân .Cộng hòa” 
Câu hỏi 22: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Chị ngã em ” 
Câu hỏi 23: Bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" do nhà văn ..... Hoài viết. 
ĐÁP ÁN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác. 
Câu 1: Nghìn năm văn hiến 
Câu 2: Quốc Tử Giám 
Câu 3: Nơi chôn rau cắt rốn 
Câu 4: Cách mạng tháng Tám 
Câu 5: Việt Nam Dân chủ cộng hòa 
Câu 6: Văn Miếu 
Câu 7: Quê cha đất tổ 
Câu 8: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền 
Câu 9: Tiến sỹ 
Câu 10: Tổ Quốc 
Câu 11: Người sống đống váng 
Câu 12: Bán sống bán chết 
Câu 13: Cá không ăn muối cá ươn 
Câu 14: Cầm cân nảy mực 
Câu 15: Cầm kì thi họa 
Câu 16: Cây cao bóng cả 
Câu 17: Cây ngay không sợ chết đứng 
Câu 18: Ăn nên làm ra 
Câu 19: Buôn may bán đắt 
Câu 20: Cha nào con nấy 
Câu 21: Ăn ngon mặc đẹp 
Câu 22: Công cha nghĩa mẹ. 
Câu 23: Anh em như thể chân tay. 
Câu 24: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng 
Câu 25: Một cây làm chẳng nên non 
Câu 26: Quê cha đất tổ 
Câu 27: Ăn cây nào rào cây ấy 
Câu 28: Có công mài sắt có ngày nên kim 
Câu 29: Chị ngã em nâng 
Câu 30: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
Bài 2: Chuột vàng tài ba 
ĐỀ 1 
Đồng nghĩa với từ “đất 
nước” 
Đồng nghĩa với từ “xây 
dựng” 
Đồng nghĩa với từ “thế 
giới” 
Tổ quốc 
Giang sơn 
Non sông 
Quốc gia 
Kiến thiết 
Dựng xây 
Xây đắp 
Trái đất 
Địa cầu 
Hoàn cầu 
ĐỀ 2 
Công nhân Trí thức Quân nhân 
Thợ cơ khí, thợ mỏ, thợ 
điện, thợ may, thợ hàn 
Bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ, kiến 
trúc sư, nhà khoa học 
Đại tá, đại tướng, trung sĩ, 
đại úy, sĩ quan 
Trung úy, 
ĐỀ 3 
Tốt 
Động từ 
làm 
Bàn 
Trắng 
Nhưng 
Học 
Tính từ 
Ghế 
Như 
Bơi 
Xinh Danh từ 
Cây 
Tuy 
Chạy 
Bài 3: Phép thuật mèo con 
Địa = đất thủy = nước ruộng = điền sơn = núi Cây = mộc 
Vườn = viên rừng = lâm lửa = hỏa trời = thiên 
Bài 4: Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
c d a c b b b c c d 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
c b b b c d d a c d 
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 
b a c b c b b b d a 
31 32 33 34 35 36 37 38 
d b b a d a a c 
Bài 5: Điền từ 
Câu hỏi 1: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: "Mây mờ che đỉnh Trường .......Sơn......... sớm 
chiều". 
Câu hỏi 2: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: 
"Việt Nam đất nước ta ơi! 
Mênh mông biển .......lúa....... đâu trời đẹp hơn?" 
Câu hỏi 3: Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường ........đại.......... học đầu tiên của Việt 
Nam? 
Câu hỏi 4: Từ "mênh mông" là từ .......đồng........ nghĩa với từ "bát ngát". 
Câu hỏi 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc .....lập........... trước hàng triệu 
đồng bào. 
Câu hỏi 6: Nơi gia đình và dòng họ ta đã sống qua nhiều đời được gọi là ........quê......... hương. 
Câu hỏi 7: Lý Tự Trọng là nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt .......Nam......., ông bị bắt và kết án 
tử hình năm 1931, khi mới 17 tuổi. 
Câu hỏi 8: Hai bên đường, .....ng.......ười đứng xem đông như hội, trẻ già, trai gái ai cũng tỏ 
lòng ngưỡng mộ quan nghè tân khoa. 
Câu hỏi 9: Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông ........Hương............. 
Câu hỏi 10: Bài văn tả cảnh thường có .....ba..... phần. Mở bài, thân bài, kết bài. 
Câu hỏi 11: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: "Mây mờ che. đỉnh Trường Sơn sớm 
chiều". 
Câu hỏi 12: Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông.. Hương 
Câu hỏi 13: Lý Tự Trọng là nhà cách.mạng trẻ tuổi của Việt Nam, ông bị bắt và 
kết án tử hình năm 1931, khi mới 17 tuổi. 
Câu hỏi 14: Bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" do nhà văn Tô Hoài viết. 
Câu hỏi 15: Điền từ còn thiếu: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yến hèn, ngày nay 
chúng ta cần phải xây dựng lại cơ..đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho 
chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. 
Câu hỏi 16: Cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và 
rắn, thương dùng làm gậy là lụi.. 
Câu hỏi 17: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
“Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại hiền.như xưa.” 
(Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi) 
Câu hỏi 18: Bài văn tả cảnh thường có ba phần: Mở bài, thân bài, kết..bài 
Câu hỏi 19: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Rừng vàng biển bạc..” 
Câu hỏi 20: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
Trong “Thư gửi các học sinh” của Hồ Chí Minh, các em đã được hưởng một nền giáo dục hoàn 
toàn Việt Nam nhờ điều gì? 
Trả lời: Nhờ sự hi sinh..của biết bao nhiêu đồng bao các em. 
Câu hỏi 21: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976 là “Việt 
Nam Dân chủ.Cộng hòa” 
Câu hỏi 22: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Chị ngã em nâng” 
Câu hỏi 23: Bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" do nhà văn ...Tô Hoài viết. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_5_vong_thi_cap_truong.pdf