Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 10 (Có đáp án)

pdf 9 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 490Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 10 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
VÒNG 10 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2021-2022 – Vòng 10 
Bài 1. Kéo ô trống vào giỏ chủ đề cho phù hợp: 
Bài 2. Điền từ hoặc chữ vào chỗ chấm. 
Câu 1. Đất lành .đậu. 
Câu 2. Trăm không bằng tay quen. 
Câu 3. Cày .cuốc bẫm 
Câu 4. Tây Nguyên thật tưng  
Câu 5. Chim ..cá lặn. 
Câu 6. Một nắng ..sương. 
Câu 7. Châm lấm .bùn. 
Câu 8. Tốt .hơn tốt nước sơn. 
Câu 9. Trăm .không bằng một thấy. 
Câu 10. Ăn được ngủ được là.. 
Câu 11. Người là hoa đất. 
Câu 12. Chuột chĩnh gạo. 
Bài 3. Chọn đáp án đúng. 
Câu 1. Từ nào viết sai chính tả? 
a. siêng năng b. sung sướng c. xung phong d. xức khỏe 
Câu 2. Từ nào động từ? 
a. mệt b. đỏ c. trèo d. mắt 
Câu 3. Từ “gọn gàng” trong câu “các em nhỏ gọn gàng trong bộ đồng phục” thuộc từ loại gì? 
a. danh từ b. tính từ c. động từ d. đại từ 
câu 4. Từ nào đồng nghĩa với từ “trung thực”? 
a. thành thật b. trung hiếu c. dũng cảm d. mạnh mẽ 
Câu 5. Từ nào không phải là danh từ chung? 
a. nhà cửa b. Đà Lạt c. đất nước d. ông bà 
Câu 6. Từ nào có tiếng “tài” không cùng nghĩa với tiếng “tài” trong các từ còn lại? 
a. tài giỏi b. tài ba c. tài năng d. tài trợ 
Câu 7. Câu “Chị gió dạo đàn trên những ngọn tre” thuộc kiểu câu nào? 
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? d. Cái gì,thế nào? 
Câu 8. Trong bài văn kể chuyện, có bao nhiêu cách mở bài? 
a. một b. hai c. ba d. bốn 
câu 9. Từ “phi” trong câu “Ngựa phi nước đại trên thảo nguyên” thuộc từ loại gì? 
a. tính từ b. danh từ c. đại từ d. động từ 
Câu 10. Từ nào viết đúng chính tả? 
a. ní nẽ c. niềm nở c. lâng liu d. nủi thủi. 
Câu 11. Câu “chị Hoa nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm” thuộc kiểu câu nào? 
a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Ai khi nào? 
Câu 12. Từ nào viết đúng chỉnh tả? 
a. xúng xính b. xình sịch c. xôn sao d. sạch xẽ 
Câu 13. Từ đồng nghĩa với “thông minh”? 
a. Cần cù b. sáng dạ c. chịu khó d. chăm chỉ 
Câu 14. Từ nào không cùng có hai thanh sắc 
a. xúng xính b. tính toán c. tí toáy d. rộn ràng. 
Câu 15. Bài thơ” Chuyện cổ tích loài người” là của tác giả nào? 
a. Trần Đăng Khoa b. Xuân Quỳnh 
c. Phạm Hổ d. Lâm Thị Mỹ Dạ 
Câu 16. Trong câu “các chị sinh viên thướt tha trong tà áo dài trắng” bộ phận nào là chủ ngữ? 
a. các chị sinh viên b. thướt tha c. áo dài d. trắng tinh 
Câu 17. Từ nào viết sai chính tả? 
a. nghiêng ngả b. mong ngóng c. nghênh ngang d, nghiệt ngã 
Câu 18. Từ “phù sa” trong câu “ Sồng Hồng đỏ nặng phù sa” thuộc từ loại gì? 
a. động từ b. tính từ c. danh từ d. đại từ 
ĐÁP ÁN 
Bài 1. Kéo ô trống vào giỏ chủ đề cho phù hợp: 
Bảng 1 
+ Danh từ: Sông núi; Thăng Long; Sài Gòn; 
+ Tính từ: cường tráng; bao la; dẻo dai; rắn rỏi 
+ Động từ: nói cười; hát hò; mang vác. 
Bảng 2 
+ Từ chỉ tài năng: tài giỏi; tài hoa; tài nghệ. 
+ Từ chỉ sức khỏe: ốm yếu; lực lưỡng; dẻo dai; vạm vỡ. 
+ từ chỉ vẻ đẹp: tuyệt mỹ; xinh xắn; tươi đẹp. 
Bảng 3 – các em làm tương tự 
Bài 2. Điền từ hoặc chữ vào chỗ chấm. 
Câu 1. Đất lành chim đậu. 
Câu 2. Trăm hay không bằng tay quen. 
Câu 3. Cày sâu cuốc bẫm 
Câu 4. Tây Nguyên thật tưng bừng. 
Câu 5. Chim sa cá lặn. 
Câu 6. Một nắng hai sương. 
Câu 7. Châm lấm tay bùn. 
Câu 8. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
Câu 9. Trăm nghe không bằng một thấy. 
Câu 10. Ăn được ngủ được là tiên. 
Câu 11. Người ta là hoa đất. 
Câu 12. Chuột sa chĩnh gạo. 
Bài 3. Chọn đáp án đúng. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
d c b a b d a b d c 
11 12 13 14 15 16 17 18 
c a b d b a a c 
2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2022-2023 – Vòng 10 
Bài 1. Nối các ô vào giỏ chủ đề cho phù hợp. 
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm 
Câu 1. Điền từ: Trong nhiều trường hợp, câu hỏi được dùng để thể hiện thái độ  . Chê. 
Câu 2. Điền từ: Từ quyết   có nghĩa là có ý chí và quyết làm bằng được. 
Câu 3. Điền s hay x: từ “kị ..ĩ” là người lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày 
xưa. 
Câu 4. Điền từ: Đồng bào miền núi trồng lúa trên những thửa ruộng bậc   
Câu 5. Các từ “hồng hào, thông minh, chuyên cần” đều là  . Từ. 
Câu 6. Điền từ: Từ ân  . Có nghĩa là băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không 
hay mình đã đã gây ra. 
Câu 7. Điền từ: 
 Con đò lá trúc qua sông 
 Trái mơ  .trĩnh, quả bòng đung đưa. 
Câu 8. Điền từ: 
 Quê  là gì hở mẹ 
 Mà cô giáo dạy phải yêu 
 Quê hương là gì hở mẹ 
 Ai đi xa cũng nhớ nhiều. 
Câu 9. Điền từ: Ô ăn . Là một trò chơi dân gian. 
Câu 10. Điền từ: 
 Đường vô xứ nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biếc như .. họa đồ. 
Bài 3. Sắp xếp lại vị trí các ô để thành câu phù hợp 
Câu 1. Chớ / . / tay / cả/ thấy / rã/ mà/ sóng / chèo 
  
Câu 2. c/ nh / d/ á/ c/ iều 
  
Câu 3. Giọt/ nước / lã / ao / đào/ máu/ Một / . / hơn. 
  
Câu 4. Xuân/ mùa / báo/ Chim/ hiệu / én / . / 
  
Câu 5. Nước,/ đất / Mẹ / là/ ngày / của / con / . / tháng 
  
Câu 6. Thành/ toại/ Công / danh 
  
Câu 7. Đắc/ lão / . / thọ / Kính 
  
Câu 8. h/ b/ ông / oa 
  
Câu 9. Vuông / . / tròn/ con / Mẹ 
  
Câu 10. Trông / . / hình/ bắt / mặt / dong / mà 
  
ĐÁP ÁN 
Bài 1. Nối các ô vào giỏ chủ đề cho phù hợp. 
+ Trò chơi rèn luyện sức khỏe: kéo co; vật; nhảy dây; đá bóng. 
+ Trò chơi rèn luyện luyện trí tuệ: cờ vây; cờ tướng; cờ vua; ô ăn quan. 
+ Trò chơi rèn luyện khéo léo: chơi chuyền; nhảy lò cò. 
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm 
Câu 1. Điền từ: Trong nhiều trường hợp, câu hỏi được dùng để thể hiện thái độ khen chê. 
Câu 2. Điền từ: Từ quyết tâm có nghĩa là có ý chí và quyết làm bằng được. 
Câu 3. Điền s hay x: từ “kị sĩ” là người lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa. 
Câu 4. Điền từ: Đồng bào miền núi trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang 
Câu 5. Các từ “hồng hào, thông minh, chuyên cần” đều là tính từ. 
Câu 6. Điền từ: Từ ân hận Có nghĩa là băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay 
mình đã đã gây ra. 
Câu 7. Điền từ: 
 Con đò lá trúc qua sông 
 Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa. 
Câu 8. Điền từ: 
 Quê hương là gì hở mẹ 
 Mà cô giáo dạy phải yêu 
 Quê hương là gì hở mẹ 
 Ai đi xa cũng nhớ nhiều. 
Câu 9. Điền từ: Ô ăn quan Là một trò chơi dân gian. 
Câu 10. Điền từ: 
 Đường vô xứ nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. 
Bài 3. Sắp xếp lại vị trí các ô để thành câu phù hợp 
Câu 1. Chớ / . / tay / cả/ thấy / rã/ mà/ sóng / chèo 
  Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. 
Câu 2. c/ nh / d/ á/ c/ iều 
  cánh diều 
Câu 3. giọt/ nước / lã / ao / đào/ máu/ Một / . / hơn 
  Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 
Câu 4. xuân/ mùa / báo/ Chim/ hiệu / én / . / 
  Chim én bào hiệu mùa xuân. 
Câu 5. nước,/ đất / Mẹ / là/ ngày / của / con / . / tháng 
  Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. 
Câu 6. thành/ toại/ Công / danh 
  Công thành danh toại 
Câu 7. đắc/ lão / . / thọ / Kính 
  Kính lão đắc thọ. 
Câu 8. h/ b/ ông / oa 
  bông hoa 
Câu 9. vuông / . / tròn/ con / Mẹ 
  Mẹ tròn con vuông. 
Câu 10. Trông / . / hình/ bắt / mặt / dong / mà 
  Trông mặt mà bắt hình dong. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_4_vong_10_co_dap_an.pdf