ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3 VÒNG 18 1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 năm 2022-2023 – Vòng 18 Phần 1: Mèo con nhanh nhẹn Nhỏ bé Nỗ lực Xinh xắn Yên bình Hài lòng Cùng Xơi Bọc Cố gắng Đùm Hạnh phúc Nhỏ nhắn Đồng Vừa ý Đẹp đẽ Sung sướng Ao Ăn Đầm Yên ổn Phần 2: Hổ con thiên tài Câu 1: đ an ảm c Câu 2: đ ồng ảm c Câu 3: dài. thì thì tròn, ở ống bầu Ở Câu 4: Ai huyện Đông về đến Anh Câu 5: Vương. Thục Ghé cảnh xem phong Loa Thành Câu 6: ven đềm khua nước Êm sông. Câu 7: thuốc. như không Ăn đau không rau Câu 8: nhỏ hương con Quê là đò Câu 9: Thắt buộc bụng lưng Câu 10: Có vực thực mới đạo. được Phần 3: Trắc nghiệm Câu 1. Giải câu đố sau: Vốn loài bò sát xưa nay Gờ thêm vào cuối xoay quanh bầu trời. Đó là con gì? a.rắn b.trăn c.lươn d.ếch Câu 2.Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người? a.Học thầy không tày học bạn b.Học một biết mười c.Học ăn, học gói, học nói, học mở d.Tiên học lễ, hậu học văn Câu 3.Có bao nhiêu từ chỉ hoạt động trong câu sau? "Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng." a.2 từ b.3 từ c.4 từ d.5 từ Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ viết đúng chính tả? a.ý chí, xộc xệch, lên suống, nóng lảy b.ghe suồng, trong chẻo, siêu vẹo, sóng sánh c.năng xuất, giọt xương, nhàn rỗi, nặng nề d.tráng sĩ, trí thức, chật chội, xương sườn Câu 5: Từ nào sau đây viết sai chính tả? a.da dẻ b.gia nhập c.xao xác d.nghành nghề Câu 6. Sự vật nào được nhân hoá trong khổ thơ sau? "Nắng chạy nhanh lắm nhé Chẳng ai đuổi kịp đâu Thoắt đã về vườn rau Soi cho ông nhặt cỏ Rồi xuyên qua cửa sổ Nắng giúp bà xâu kim." (Theo Mai Văn Hai) a. rau b. cỏ c. cửa sổ d. nắng Câu 7. Nhóm từ nào sau đây gồm các từ chỉ sự vật? a. mưa nắng, cỏ cây, tươi mát b. cây cối, núi non, rung rinh c. bầu trời, ngôi sao, nhà cửa d. đám mây, quê quán, ăn uống Câu 8. Tiếng "sáng" có thể ghép với những tiếng nào sau đây để tạo thành từ có nghĩa? a. vị, quân, dạ b. giá, bình, học c. tạo, tác, chế d. công, tình, hình Câu 9. Câu nào sau đây có từ viết sai chính tả? a. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. b. Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu. c. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. d. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc sơn. Câu 10. Câu nào sau đây sử dụng đúng dấu câu? a. Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre làng! b. Trăng óng, ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. c. Trong đầm, những bông hoa sen đua nhau nở rộ? d. Trời hôm nay đẹp quá! Câu 11. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về tình yêu thương? (1) Lá lành đùm lá rách. (2) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (3) Giấy rách phải giữ lấy lề. (4) Một kho vàng không bằng một nang chữ. a. (2), (3) b. (2), (4) c. (1), (2) d. (3), (4) Câu 12. Nhóm từ nào dưới đây có từ viết sai chính tả? a. giao lưu, hàng rào, giây phút b. dư dả, day dứt, run rẩy c. dữ dội, gian sảo, xúi dục d. gió bão, dạt dào, di chuyển Câu 13. Các từ được gạch chân trong đoạn thơ dưới đây thuộc nhóm từ nào? "Gió sắc tựa gươm mài đá núi Rét như dùi nhọn chích cành cây Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay." (Hồ Chí Minh) a. từ chỉ sự vật b. từ chỉ hoạt động c. từ chỉ đặc điểm d. từ chỉ tính chất Câu 14. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh? a. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) b. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Trần Quốc Minh) c. Biển xanh xanh cả bề sâu Cây rong xanh tựa bụi trầu ngọn khoai. (Nguyễn Khoa Điềm) d. Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. (Trần Đăng Khoa) Câu 15: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu sau: Trời nhá nhem tối, đàn đom đóm bắt đầu cuộc hành quân. a/ Trời nhá nhem tối. b/ đàn đom đóm. c/ bắt đầu cuộc hành quân. d/ cuộc hành quân. Câu 16: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? a. Rùa con đi chợ đầu xuân. b. Chợ đông hoa trái bộn bề. c. Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo. d. Mẹ khen cái chú rùa xinh Câu 17: Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh? a. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. b. Làng quê em đã vào giấc ngủ. c. Vầng trăng thao thức như người lính gác trong đêm. d. Buổi tối, mẹ thường kể chuyện cho em nghe. Câu 18: Em hãy tìm từ sai lỗi chính tả trong đoạn thơ sau: Chú kiến bé síu Sáng nay tìm mồi Gặp được miếng bánh Của ai đánh rơi a/ rơi b/ síu c/ sáng d/ kiến Câu 19: Câu nào sau đây đặt đúng dấu chấm hỏi? a. Bác Sên già đeo trên lưng cái nhà rộng rãi? b. Cây bàng nở những chùm hoa bé nhỏ li ti? c. Em tập thể dục thường xuyên để làm gì? d. Sáng nay, mẹ đưa em tới trường? Câu 20: Từ nào dưới đây không chỉ tên một môn thể thao? a/ Bóng đá b/ Bóng bàn c/ Bóng rổ d/ Đá bóng Phần 4: Điền từ Câu 1: Điền r, d hay gi phù hợp chỗ trống: “Một tờ .ấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng tỏa.” (Bàn tay cô giáo – Nguyễn Trọng Hoàn) Câu 2: Điền r, d hay gi phù hợp chỗ trống: “Gặp trăng, gặp ....ó bất ngờ Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.: Câu 3. Điền ch hoặc tr : í thức; ý ..í; òn trĩnh. Câu 4. Điền tiếng bắt đầu bằng “s” hoặc “x” vào chỗ chấm. Để tránh trú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà àn để ở. Câu 5. Giải câu đố sau: Bình thường dùng gọi chân tay Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền Hỏi vào làm bạn với kim Có dấu nặng đúng người trên mình rồi. Từ để nguyên là từ gì? Đáp án: Câu 6. Điền từ thích hợp: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. (theo Tế Hanh) Từ so sánh trong câu thơ trên là từ .. Câu 7. Điền từ thích hợp: Từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau là từ Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón. (Theo Võ Quảng) Câu 8. Điền tiếng thích hợp: Người lao động trí óc có trình độ cao (bác sĩ, kĩ sư, giáo viên,.) được gọi là ..thức Câu 9. Điền cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: Mau sao thì vắng sao thì .. Câu 10. Điền số thích hợp. Vị trí nào thích hợp để điền dấu phẩy trong câu sau? Những âm thanh (1) của sự sống (2) trăm ngả tụ về (3) theo gió ngân lên (4) vang vọng. ĐÁP ÁN Phần 1: Mèo con nhanh nhẹn Nhỏ bé = nhỏ nhắn nỗ lực = cố gắng xinh xắn = đẹp đẽ Xơi = ăn ao =đầm sung sướng= hạnh phúc Yên bình = yên ổn vừa ý = hài lòng bọc = đùm Cùng = đồng Phần 2: Hổ con thiên tài Câu 1: đ an ảm c c an đ ảm Câu 2: đ ồng ảm c đ ồng c ảm Câu 3: dài. thì thì tròn, ở ống bầu Ở Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu 4: Ai huyện Đông về đến Anh Ai về đến huyện Đông Anh Câu 6: ven đềm khua nước Êm sông. Êm đềm khua nước ven sông. Câu 7: thuốc. như không Ăn đau không rau Ăn không rau như đau không thuốc Câu 8: nhỏ hương con Quê là đò Quê hương là con đò nhỏ Câu 9: Thắt buộc bụng lưng Thắt lưng buộc bụng Câu 10: Có vực thực mới đạo. được Có thực mới vực được đạo Phần 3: Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 b b d d d d c c d d 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 c c b b a c c b c d Phần 4: Điền từ Câu 1: Điền r, d hay gi phù hợp chỗ trống: “Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng tỏa.” (Bàn tay cô giáo – Nguyễn Trọng Hoàn) Câu 2: Điền r, d hay gi phù hợp chỗ trống: “Gặp trăng, gặp ....gió bất ngờ Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.: Câu 3. Điền ch hoặc tr : trí thức; ý .chí; tròn trĩnh. Câu 4. Điền tiếng bắt đầu bằng “s” hoặc “x” vào chỗ chấm. Để tránh trú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở. Câu 5. Giải câu đố sau: Bình thường dùng gọi chân tay Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền Hỏi vào làm bạn với kim Có dấu nặng đúng người trên mình rồi. Từ để nguyên là từ gì? Đáp án: chi Câu 6. Điền từ thích hợp: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. (theo Tế Hanh) Từ so sánh trong câu thơ trên là từ là.. Câu 7. Điền từ thích hợp: Từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau là từ đồi Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón. (Theo Võ Quảng) Câu 8. Điền tiếng thích hợp: Người lao động trí óc có trình độ cao (bác sĩ, kĩ sư, giáo viên,.) được gọi là .tri thức Câu 9. Điền cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa Câu 10. Điền số thích hợp. Vị trí nào thích hợp để điền dấu phẩy trong câu sau? Những âm thanh (1) của sự sống (2) trăm ngả tụ về (3) theo gió ngân lên (4) vang vọng. Vị trí ( 3)
Tài liệu đính kèm: