Đề thi Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1894Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9
Họ và tên: .................................. thời gian: 60’
TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
A.tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch này.
B.tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch này.
C.không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch này.
D.giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch này.
Câu 2.Khi đặt hiệu điện thế U vào 2 đầu 1 điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 
A. I=U.R
B. I=R/U
C. I=U/R
D. I= U+R
Câu 3.Điện trở tương đương của đoạn mạch song song gồm 2 điện trở R1=20W và R2=30W là
A. 16W.
B. 48W.
C. 12W.
D. 3W.
Câu 4: Khi hiệu điện thếgiữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó:
A. tăng. 
C. giảm.
B. không thay đổi. 
D. lúc đầu tăng sau đólại giảm.
Câu 5: Một điện trở R=5W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 2,5V cường độ dòng điện chạy qua điện trở khi đó:
A. 2,5A.
B. 5A.
C. 0,5A.
D. 2A.
Câu 6.Công thức tính điện trở tương đương của đoạn gồm hai điện trở mắc song song A. R = R1–R2.
B. R = R1+ R2.
C. R= R1/R2
D. R=R1.R2R1+R2
Câu 7. Mắc nối tiếp hai điện trở R1= 10W, R2= 30W vào hiệu điện thế 20V thì dòng điện chạy trong mạch đó là:
A. 0,5A.
B. 1A.
C. 2A.
D. 3A.
Câu 8. Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1= 10W, R2= 6W. Điện trở tương đương của đoạn mạch:
A. 10W
B. 6W
C. 3,75W
D.16W
Câu 9.Một dây dẫn bằng nicrôm cótiết diện không đổi. Nếu tăng chiều dài dây lên 3 lần thì:A.điện trởcủa dây dẫn giảm 3 lần.B.điện trởcủa dây dẫn giảm 6 lần.C.điện 
Câu 10. Đơn vị của điện trở:
A. V
B. A
C. W
D. W
Câu 11. Chọn đáp án đúng
A. 1MV=10^6V=10^3mV
B. 1KV=10^3V=10^6mV
C. 1V=10^3V=10^-3mV
D. 1KV=10^3MV=10^6V
Câu 12. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào ?
A. U trong mạch song song.
B. I trong mạch nối tiếp.
C. U trong mạch nối tiếp, I trong mạch song song.
D. U trong mạch song song, I trong mạch nối tiếp.
TỰ LUẬN
Chọn hai câu trong mỗi phần:
A. kiến thức.
1. Nhận xét mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I trong một dây dẫn với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn ấy. Từ đó cho biết đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì? 
2. Điện trở của vật dẫn là gì? Hiệu điện thế là gì? Cường độ dòng điện là gì?
3. Nêu cách xác định điện trở R và của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế? Vẽ sơ đồ mạch điện. 
4. Phát biểu định luật Ôm? Viết công thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
5. Nêu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào các yếu tố phụ thuộc của nó? Viết công thức tính điện trở thể hiện mối quan hệ này và nêu đơn vị đo các đại lượng trong công thức? 
B. vận dụng.
6. Cho 3 điện trở R1 = 5W, R2 = 10W, R3 = 15W được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
7. Cho mạch điện AB gồm hai điện trở R1 = 0.02kW và R2= 30W mắc song song với nhau. Biết hiệu điện thế của đoạn mạch AB là 18 V không đổi.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
8. Giữa hai điểm A,B của mạch điện hiệu điện thế không đổi bằng 12 V mắc nối tiếp hai điện trở R1 = 20 W và R2. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 0,4 A.
a. Vẽ sơ đồ.
b. Tính điện trở R2.
c. tính hiệu điện thế đặt ở hai đầu điện trở.
9.Hai điện trở R1=R2=20Ω được mắc vào hai điểm A, B.
a. Tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2
b. R1 song song với R2 thì điện trở tương đương R’tđ của đoạn mạch khi đó là bao nhiêu? R’tđ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
c. Tính tỉ số Rtđ/ R’tđ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_kien_thuc_vl9_chuong_1.docx