Đề thi Tiết 34 - 35: Bài viết số 3: Nghị Luận văn học thời gian: 90 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Tiết 34 - 35: Bài viết số 3: Nghị Luận văn học thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Tiết 34 - 35: Bài viết số 3: Nghị Luận văn học thời gian: 90 phút
Tiết 34-35: BÀI VIẾT SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Thời gian: 90 phút
I. Mục tiêu đề kiểm tra
 - Kiểm tra đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo tiến độ chương trình môn Ngữ văn lớp 12 từ tuần 9 đến tuần 11.
 - Đánh giá việc học sinh biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã học đọc hiểu văn bản, viết đoạn văn và viết bài nghị luận văn học.
II. Hình thức đề
- Hình thức kiểm tra: Tự luận
- Cách thức kiểm tra: Học sinh làm bài trên lớp 90 phút.
III. Thiết lập ma trận
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đọc hiểu
Nhận biết từ loại, nghĩa của từ, giá trị của từ, phong cách ngôn ngữ, xác định nội dung chính của đoạn thơ, đoạn văn
Hiểu nội dung văn bản, tác dụng các biện pháp tu từ
Số câu : 8
Số điểm : 4
Tỉ lệ : 40%
Hiểu cách làm bài nghị luận xã hội (viết đoạn văn)
Số câu : 8
Số điểm : 4
Tỉ lệ : 40%
Làm văn
Nghị luận xã hội, nghị luận văn học
Viết bài nghị luận văn học.
Số câu : 1
Số điểm : 10
Tỉ lệ : 100%
1 câu
6 điểm 
Số câu : 1
6 điểm = 60%
Tổng số câu : 9
Tổng điểm : 10
Số câu : 8
Số điểm : 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu : 1
Tỉ lệ : 60%
 9 câu
 10 điểm
IV. Nội dung đề kiểm tra
PHẦN I: Đọc hiểu (4điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 
 Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
 (Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Câu 1: Nêu ý chính của đoạn thơ?
Câu 2: Từ “nát” trong câu thơ thuộc loại từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “nát”?
Câu 3: Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy “nung nấu”, “bồn chồn” trong đoạn thơ?
Câu 4: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng về vẻ đẹp anh Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: 
 Hỡi đồng bào cả nước!
 “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
 Lời bất hủ ấy trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
 Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình dẳng về quyền lợi”
 Đó là lẽ phải không ai chối cãi được.
Câu 5: Nêu ý chính của văn bản.
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “suy rộng ra” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7: Nêu ý nghĩa của đoạn trích trên?
Câu 8: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng về ý thức bảo vệ chủ quyền của dân tộc?
PHẦN II: (6Đ) LÀM VĂN
 Có ý kiến cho rằng “Nguyễn Khoa Điềm đã làm nên đất nước từ ca dao thần thoại”, nhưng cũng có ý kiến cho rằng “Đất nước được xây dựng từ tư tưởng đất nước của nhân dân” Anh/ chị đồng ý không?
V. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung
Thang điểm
ĐỌC HIỂU
1
 Ý chính của đoạn thơ: Nguyễn Đình Thi đã miêu tả và khái quát rất thành công ba tâm trạng tiêu biểu của người lính: nỗi đau trước cảnh quê hương bị tàn phá, nỗi căm thù giặc, nỗi nhớ người yêu.
0,5
2
Từ nát trong câu thơ thuộc loại tính từ. Hiệu quả nghệ thuật: nát vốn là tính từ chỉ tính chất của sự vật, nhưng trong câu thơ: Dây thép gai đâm nát trời chiều lại gợi về độ cao và sự tàn bạo của dây thép gai. Câu thơ tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng tàn phá quê hương.
0,5
3
 Ý nghĩa của từ láy “nung nấu” “bồn chồn” trong đoạn thơ trên diễn tả lòng căm thù khát khao chiến đấu giết giặc giải phóng quê hương của người lính. “Bồn chồn” không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi lo của người lính cho người thương ở hậu phương. 
0,5
4
 Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần có thái độ nghiêm túc, thể hiện thái độ cảm phục tự hào ca ngợi vẻ đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ.
0,5
5
 Nội dung chính của văn bản trích bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mĩ nói về quyền tự do bình đẳng của mọi người. Suy rộng ra quyền tự do bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của cách mạng Pháp nói về quyền tự do bình đẳng của con người. Khẳng định đó là lẽ phải không ai chối cãi được.
0,5
6
 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có nghĩa: từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền tự do bình đẳng của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Bác vào lịch sử nhân loại.
0,5
7
 Ý nghĩa của đoạn trích: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp nhằm đề cao giái trị tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
0,5
8
 Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần có thái độ nghiêm túc, thể hiện được ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dân tộc.
0,5
PhầnII
Câu 1
 Nội dung
Thang điểm
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
0,5
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
 + Mở bài : Nêu được vấn đề nghị luận
 + Thân bài : Triển khai được vấn đề nghị luận
 + Kết bài : Kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,5
 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích trong chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, trình bày quan niệm: đất nước của một nền văn học, văn hóa dân gian đậm đà bản sắc văn hóa Việt, đất nước mang tầm tư tưởng lớn của thời đại; nhân dân là những người đã sáng tạo ra văn hóa, đã đổ máu xương để điểm tô đất nước.
 - Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ, thơ ông cảm xúc nồng nàn suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Khoa Điềm thẻ hiện quan niệm độc đáo mới lạ về đất nước.
 0,5
 * Giải thích ý kiến: 
 + Đất nước từ ca dao thần thoại là đất nước của một nền văn học, văn hóa dân gian đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
 + Đất nước được dựng xây từ tư tưởng đất nước của nhân dân là đất nước mang tầm tư tưởng lớn của thời đại; nhân dân là những người đã sáng tạo ra văn hóa, đã đổ máu xương để điểm tô đất nước. Vì vậy đất nước này là đất nước của nhân dân.
1,0
 * Chứng minh ý kiến:
 - Đất nước từ ca dao thần thoại là đất nước của một nền văn học đân gian đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
 + Đất nước hiện lên qua phong tục tập quán, truyền thống tươi đẹp ngàn đời của dân tộc: tục ăn trầu, truyền thống đánh giặc, búi tóc sau đầu
 + Nhân dân sáng tạo ra ca dao thần thaoij với bao bài học sâu sắc về đạo lý (dạy ta tình yêu chung thủy, quý trọng tình nghĩa, biết căm thù giặc ngoại xâm, ý chí diệt thù..
 - Đất nước được xây dựng từ tư tưởng đất nước của nhân dân là đật nước mang tầm tư tưởng lớn của thời đại; nhân dân là người sáng tạo ra văn hóa, đã đổ máu xương để điểm tô đất nước
 + Nhân dân đã dựng nên bao danh lam thắng cảnh tươi đẹp mà đằng sau mỗi danh thắng, núi sông con đường, cánh đồng ấy là mỗi cuộc đời, mỗi kỳ tích.
 + Đất nước của những chàng trai cô gái, đất nước của những con người vô danh “không ai nhớ mặt đặt tên”
2,0
 * Bình luận: cả hai ý kiến đều đúng. Tuy nói về hai nội dung khác nhau nhưng đều hỗ trợ bổ sung cho nhau để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1,0
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_12.doc