Đề thi Tiết 27: Kiểm tra 45 phút môn vật lý lớp 8 năm học: 2013 - 2014

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1560Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Tiết 27: Kiểm tra 45 phút môn vật lý lớp 8 năm học: 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Tiết 27: Kiểm tra 45 phút môn vật lý lớp 8 năm học: 2013 - 2014
Ngày soạn: 7/3/2014
Ngày kiểm tra: 13/3/2014
Tiết 27: KIỂM TRA 45 PHÚT
Môn vật lý lớp 8
Năm học: 2013-2014
A. Ma trận đề kiểm tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Cơ năng, công suất
1. Nêu được cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
2. Nêu được các dang của cơ năng: Thế năng và động năng.
3.Viết được công thức tính công suất , đơn vị công suất là Oat (W). 1W = 1J/s, 1kW = 1000 W, 1 MW = 1000000 W.
4. Nêu được cơ năng cưa vật phụ thuộc vào vi trí của vật so với mặt đất, hoặc so với vị trí khác được họn làm mốc để tính đô cao gọi là thế năng hấp dẫn, vật có khối lượng càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
5. Nêu được vd chứng tỏ vật đàn hồi biến dạng thì có thế năng.
6.Nêu được ý nghĩa số oát có ghi trên các máy móc hay các thiết bị.
7.Vận dụng công thức để giải bài tập.
8.Vận dụng được công thức tính công suất và giải bài tâp về hiệu suất của máy cơ đơn giản
Số câu hỏi
1(2.5')
 C4.4
1 (12,5')
C7.11
2 (15' )
Số điểm
 0,5đ
 3,0đ
3,5đ
(35%
2.cấu tạo của các chất, nhiệt năng
9. Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
10. Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
11. Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
12. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
Nêu được
13. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
 Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. 
14. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
15. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
16. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
17.Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
..
Số câu hỏi
4 (10')
C10.2
C11.1
C13.8
C13.6
1(7,5')
C13.9
2(5')
C15.5
C15.7
1(2,5')
C17.3
1(5')
C16.10
 9 (30')
Số điểm
2,0đ
2,0đ
1,0đ
0,5đ
1,0đ
6,5đ
(65%)
TS câu hỏi
5
3
3
11
TS điểm
4.0đ
1.5đ
4.5đ
10đ
(100%)
B. Đề bài: 
I. Trắc nghiệm: (4đ) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động nhiệt của phân tử:
A. Hỗn độn	 C. Không liên quan đến nhiệt độ
B. Không ngừng	 D. Là nguyên nhân của hiện tượng khuếch tán.
2. Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 100cm3. 	 B. 200cm3	 C. lớn hơn 200cm3. 	D. nhỏ hơn 200cm3.
3. Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
A. Nhiêt độ chất lỏng. 	 C. Thể tích chất lỏng.
B. Khối lượng chất lỏng. 	 D. Trọng lượng chất lỏng..
4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay. 	
B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang.
C. Lò xo bị ép để ngay trên mặt đất. 	
D. Lò xo để tự nhiên ở một đọ cao so với mặt đất.
5. Cho hai vật A và B tiếp xúc với nhau, thấy nhiệt độ của vật A giảm còn nhiệt độ của vật B tăng. Thông tin nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ ban đầu của vật A lớn hơn nhiệt độ ban đầu của vật B. 
B. Nhiệt độ ban đầu của vật A nhỏ hơn nhiệt độ ban đầu của vật B.
C. Nhiệt năng của vật A giảm, của vật B tăng.
D. Sau một thời gian nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
6. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về nhiệt năng:
A. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Một vật có nhiệt độ 00C thì không có nhiệt năng.
D. Vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn.
7. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? 
A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng, nhiệt năng của nước giảm.
B. Nhiệt năng của miếng đồng và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của miếng đồng và nước đều giảm.
D. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. 
8. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng?
A. Khối lượng của vật.	C. Khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.	D. Nhiệt độ của vật.
II. Tự luận:
Câu 9: (2,0đ) Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của vật? Lấy ví dụ cho từng cách.
Câu 10: (1.0đ) Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Câu 11: (3,0đ) Một đầu tầu kéo các toa tàu với một lực không đổi bằng 12000 N, đi được 15 km trong 30 phút. Tính công và công suất trung bình của đầu tàu?
C. Đáp án
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
B
B
C
D
D
II. Tự luận:
Câu 9: 
- Nêu đúng định nghĩa nhiệt năng: 0,5đ
- Nêu được 2 cách làm biến đổi nhiệt năng: 0,5 đ
- Mỗi ví dụ đúng : 0,5 đ
Câu 10: (1,0 đ) Khi nước nóng các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh nên đường sẽ tan nhanh hơn.
Câu 11:
+ Tóm tắt: 0,25 đ
+ Công mà đầu tàu thực hiện được là: 
A = F.s = 12000.15000 = 180000000 J (1,5 đ)
+ Công suất trung bình của đầu tàu:
= 180000000: 1800 = 100000 W (1,0 đ)
+ Đáp số: 0,25 đ
Duyệt của tổ chuyên môn
Vạn phái, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Người ra đề
Đinh Thị Mai Thùy

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DAP_AN_MA_TRAN_KT_MOT_TIET_LI_8TIET_27.doc