Phòng giáo dục đào tạo trực ninh đề thi thử vào thpt năm học 2013-2014 Trường thcs trực tĩnh Môn ngữ văn ==================== ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau và viết vào bài làm: Câu1 : Ngôi kể trong truyện “ Những ngôi sao xa xôi ” giống ngôi kể trong trong tác phẩm nào dưới đây? A- Bến quê B - Cố hương C- Làng D- Lặng lẽ Sa Pa Câu 2 : Dòng nào sau đây chứa cả hai câu đặc biệt ? Chúng tôi có ba người . Ba cô gái Chúng tôi có ba người. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc Ba cô gái. Những tảng đá to Câu3: Tác phẩm nào có hình ảnh người anh hùng yêu nước, quả cảm, tài trí và nhân cách cao đẹp? A - Truyện Kiều B - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga C - Hoàng Lê nhất thống chí D - Vũ trung tuỳ bút Câu 4 : Từ nào dưới đây không phải là tính từ : A- Dũng cảm B – Bàng hoàng C – Nhạt nhẽo D - Đánh giá Câu 5 : Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời? A -Mùa xuân nho nhỏ B - Con cò C - Viếng lăng Bác D - Nói với con Câu 6: Hai câu văn “ Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề thấy một tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Mi – Lơ ” A- Phép thế B – Phép lặp C- Phép nối D – Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa Câu 7: Cụm từ gạch chân trong câu “ Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá ” là thành phần nào ? A- Trạng ngữ B – Chủ ngữ C – Khởi ngữ D – Tình thái Câu 8: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luân? A. Bàn về đọc sách B. Tiếng nói văn nghệ C. Lặng lẽ Sa Pa D. Chẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Phần 2: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1 : (1,5 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. ( Vũ Khoan - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) a. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn trên? b. Những từ ngữ in đậm trên là thành phần gì của câu chứa nó? Câu 2: (2 điểm ) Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Hãy viết đoạn văn từ 18 đến 20 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên? Câu 3. (4,5 điểm) Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải có hai khổ thơ: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. .....................................Hết........................................... HƯớNG DẫN CHấM Đề THI THử VàO THPT MÔN NGữ VĂN LớP 9 Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng cho : 0,25điểm . Sai không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C D A B A C Phần 2: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1 : (1,5 điểm ) a. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn - Liên kết nội dung: + Nội dung các câu trong đoạn đều hướng vào phục vụ chủ đề của đoạn văn: Giải pháp, nhiệm vụ trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, đưa đất nước phát triển. Chủ đề của đoạn văn trên lại hướng tới chủ đề của toàn văn bản ( liên kết chủ đề ) ( 0,25 điểm) + Nội dung câu 1 của đoạn nêu giải pháp, nhiệm vụ chung. Câu 2 đưa ra nhiệm vụ cụ thể, có tính quyết định nhất. (liên kết lô-gíc) ( 0,25 điểm) - Liên kết hình thức: Câu 1 và câu 2 được liên kết chặt chẽ với nhau bởi phép thế qua các từ như muốn vậy, điều đó ( 0,25 điểm) - Kết luận: Như vậy đoạn văn trên đã đảm bảo sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức (0,25 điểm) b. Những cụm từ in đậm: - Cụm từ in đậm trong câu 1 là thành phần trạng ngữ ( 0,25 điểm) - Cụm từ in đậm trong câu 2 là thành phần biệt lập phụ chú ( 0,25 điểm) Câu 2: * Yêu cầu về hình thức: ( 0,25 điểm) Học sinh cần biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài:từ 18 - 20 câu, cần sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, không sai lỗi chính tả, lỗi câu * Yêu cầu về nội dung: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong quá trình giao tiếp, để có một kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, cần biết tế nhị và tôn trọng người khác ( 0,25 điểm) + Giải thích vấn đề: ( 0,25 điểm) - Tế nhị: Tỏ ra khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biểu lộ là một con người có hiểu biết, có văn hoá, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua. - Tôn trọng: Có thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến người khác - Người tế nhị, tôn trọng người khác bao giờ cũng mang vẻ đẹp của lòng nhân hậu, tinh thần cao thượng và sự hiểu biết giàu có trong cuộc sống + Nhận định, đánh giá vấn đề: ( 1 điểm) - Khẳng định: Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng khi giao tiếp vì: Khi ta biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hoà, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp ( Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống) Bản thân mỗi chúng ta phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị từ người khác. ( Lấy dẫn chứng) Sự lễ độ cùng với cách cư xử tế nhị và những cử chỉ tao nhã sẽ tạo thành cho chúng ta một phong cách lịch sự khiến cho mọi người xung quanh vô cùng quý mến, nể phục chúng ta - Phương hướng: Để tế nhị, tôn trọng người khác trước hết ta phải khiêm tốn. Không kín đáo đến mức khó hiểu, biết im lặng khi cần thiết. Tế nhị, tôn trọng người khác bằng cách không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, cũng không tò mò thóc mách, không chế diễu người khác trước mặt cũng như sau lưng. Tế nhị, tôn trọng người khác cũng không bày tỏ lòng quan tâm quá mức cần thiết. ( Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời.) - Phê phán: Trái với những người tế nhị, tôn trọng người khác là những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn tới những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm diều gì cũng thất bại. Chúng ta cần phê phán những người này - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Đó là vấn đề quan trọng của văn hoá giao tiếp mà chúng ta cần học tập + Khẳng định lại vấn đề: ( 0,25 điểm) Giao tiếp tế nhị, tôn trọng người khác là chìa khoá để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hoá Câu 3 : (4,5 điểm ) Đây là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, khi làm bài, yêu cầu bài văn có bố cục ba phần , diễn đạt mạch lạc đảm bảo các nội dung cơ bản sau : A- Mở bài : (0,25 điểm ) - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên. - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu) * Đúng, đủ ý, diễn đạt rõ cho điểm tối đa, sai hoặc thiếu không cho điểm B - Thân bài : (4 điểm ) 1 - Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ và vị trí của đoạn thơ trong bài thơ: ( 0,5 điểm ) 2 - Phân tích hai khổ thơ: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. (2,75 điểm) a. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời. (1,25 điểm ) Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải. - Điệp ngữ “Ta làm”, “Ta nhập vào” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị. + “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước. b. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường. (1,5 điểm) - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. - ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước. - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung. + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người. - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương, ồn ào. - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ. 3 - Đánh giá : (0,75 điểm ) - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng tha thiết, hình ảnh thơ đẹp, gợi sáng tạo đúng với phong cách thơ của Thanh Hải - Nội dung: Bài thơ nói chung và đoạn thơ trên nói riêng chính là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện tâm nguyện chân thành cảu nhà thơ muốn được cống hiến cho đất nước, góp phần nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn của dân tộc. Dặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy- khi ông đang nằm trên giường bệnh, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ * Cách cho điểm: - Điểm 3,5 - 4: Đấp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu, ở trên, lập luận chặt chẽ, rõ ràng - Điểm 2,5 - 3,25: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu, ở trên - Điểm 1,5 - 2,25: Đi đúng thể loại nghị luận về một đoạn thơ, đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng - Điểm 0,5 - 1,25: Có nhiều ý đúng nhưng ngôn ngữ diễn đạt quá yếu - Điểm 0,25: Có một vài ý đã chạm vào được yêu cầu của đề - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn C- Kết bài : (0,25 điểm) - Khẳng định vấn đề: + Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục. + Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp. - Liên hệ bản thân * Đúng, đủ ý, diễn đạt rõ cho điểm tối đa, sai hoặc thiếu không cho điểm. ------------------------------------------------------------------------------------ a) H/s chỉ được : - Hai câu thơ trích trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của tác giả Huy Cận ( 0,25 điểm ) - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc k/c chống Pháp , miền Bắc được giải phóng ,xây dựng cuộc sống mới . Vào tháng 11- 1958 nhân chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh Huy Cận đã sáng tác bài thơ này ( 0,25 điểm ) b) - Chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật và tác dụng (1,5 điểm) - ở câu thơ thứ nhất: “mặt trời ” được so sánh như “Hòn lửa” ( 0,25 điểm ) + Tác dụng: Với biện pháp NT so sánh này cho thấy hoàng hôn trong thơ Huy Cận khác hẳn với hoàng hôn trong các câu thơ cổ , nó không buồn hiu hắt mà ngược lại rực rỡ ấm áp ( 0,5 điểm ) - ở câu thơ “ Sóng đã cài then đêm sập cửa ” Tác giả sử dụng phép nhân hoá , gắn cho sự vật những hành động của con người : “ Sóng đã cài then” , “ đêm sập cửa ” ( 0,25 điểm ) + Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình .Thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động mới. (0,5 điểm ) Câu 2: ( 1,5 điểm ) Yêu cầu viết đúng đoạn văn kiểu diễn dịch cụ thể: -Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn và khái quát được ý toàn đoạn : “ Nhân vật bé Thu trong truyện là một em bé có tình yêu thương cha sâu sắc ” (0,5 điểm ) - Các câu cần phát triển đoạn tập trung làm rõ ý nêu ở câu chủ đề : + Tình cảm ấy được biểu hiện trong tình huống đặc biệt : Cha con xa nhau 8 năm , chỉ biết cha qua tấm hình .Cha trở về với vết thẹo trên mặt . ( 0,25 điểm ) + Yêu Cha nên bé Thu kiên quyết không chịu gọi ông Sáu là Ba , nó chỉ dành tiếng ba cho người cha trong tấm hinh nó biết . ( 0,25 điểm ) + Để giữ tình cảm với cha bé Thu quyết không gọi ông Sáu là cha dù bị đẩy vào tình huống gay cấn . Nó cũng mạnh mẽ khước từ sự chăm sóc của ông Sáu . Sự bướng bỉnh của em nói lên tình cảm bền vững với cha ở Thu ( 0,25 điểm ) + Trước khi Ba lên đường , Thu đã cất tiếng gọi Ba và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt ; Thu đã chịu chia tay Ba khi được Ba hứa sẽ tặng cho em chiếc lược ngà ( 0,25 điểm )
Tài liệu đính kèm: