PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Mỹ Hưng ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Phần I : ( 7 điểm) Cho câu thơ: “ Không có kính, rồi xe không có đèn”. Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ. Hãy cho biết khổ thơ em vừa chép ở tác phẩm nào? Tác giả là ai? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Câu 3: Trong khổ thơ vừa chép, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó. Câu 4: Từ nội dung khổ thơ trên, em cảm nhận như thế nào về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Trình bày bài viết không quá 1 trang giấy thi. Trong bài có sử dụng một câu ghép chính phụ. (Gạch chân và chỉ rõ). Phần II : ( 3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. -------------------------Hết------------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9. Phần I: 7 đ Câu 1: 1 đ Chép đúng 3 câu còn lại 0,25 đ Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 0,25 đ Tác giả: Phạm Tiến Duật. 0,25 đ Bài thơ sáng tác 1969 trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ gay go ác liệt và tác giả là người tham gia trực tiếp trên tuyến đường Trường Sơn. 0,25 đ Câu 2 : 1 đ Nhan đề bài thơ khá dài, có vẻ lạ nhưng có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài: Những chiếc xe không có kính. Hai chữ “ Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. 0,5 đ Không phải chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hung hiên ngang dũng cảm, vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp. 0,5 đ Câu 3 : 2 đ Những biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ, liệt kê và hoán dụ. 0,5 đ Phân tích hiệu quả nghệ thuật: 1,5 đ Điệp từ “ không” nhắc lại 3 lần như nhân lên 3 lần thử thách, khốc liệt 0,5 đ Liệt kê hàng loạt mất mát thiếu thốn của chiếc xe trong điều kiện chiến tranh0,5 đ Hoán dụ “ trái tim” người lính lái xe dũng cảm, gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước. Xe cũng như người, có thể thiếu mọi thứ nhưng caí không thể thiếu được là “ trái tim”, là tình yêu Tổ quốc. 0,5 đ Câu 4 : 3 đ _ Hình thức: + Bài văn nghị luận về vấn đề đạo đức, đúng quy định về độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc..,0,5 đ + Có sử dụng câu ghép chính phụ. 0,5 đ _ Nội dung: + Cảm nhận về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ: hiên ngang, dũng cảm. bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam 1 đ +Cảm nhận về tình yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay: Tự hào về truyền thống dân tộc, những thành tựu của đất nước..; Có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ đất nước; Phê phán những suy nghĩ sai lệch, những hành vi không đúng đắn, vô trác nhiệm với quê hương; Nhiệm vụ cụ thể: học tập, rèn luyện, tích lũy tri thức để đưa đất nước đi lên1 đ Phần II: 3 đ _ Hình thức: + Bài văn ngắn có đầy đủ bố cục 3 phần. 0,25 đ + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, các đoạn văn có lien kết với nhau. 0,25 đ _ Nội dung: + Cảm nhận về hoàn cảnh sống và nghề nghiệp: Cô đơn vắng vẻ, cô độc công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.0,75 đ + Cảm nhận về suy nghĩ của anh thanh niên giản dị mà sâu sắc: Ý thức về công việc và lòng yêu nghề; Hiểu được công việc của mình gắn với bao người khác; Biết tìm nguồn vui bằng đọc sách, trồng hoa, nuôi gà 1 đ + Cảm nhận về tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở chân thành; quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ trò chuyện với con người; Là người khiêm tốn, thành thực.0,75 đ
Tài liệu đính kèm: