Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm học: 2013 - 2014 ( Thời gian: 120 phút)

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm học: 2013 - 2014 ( Thời gian: 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm học: 2013 - 2014 ( Thời gian: 120 phút)
Trường THCS Trực Đạo Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10
 Môn Ngữ Văn
 Năm học: 2013 - 2014
 ( Thời gian: 120 phút)
I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào tờ giấy thi
Câu 1: Phần gạch chân trong câu sau đây là thành phần gì của câu?
	“ Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ” (Làng - Kim Lân)
A. Phụ chú
B. Gọi đáp
C. Tình thái
D. Cảm thán
Câu 2: Từ được gạch chân trong câu sau thuộc từ loại nào?
	“ Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sĩ hỏi”
A. Phó từ
B. Quan hệ từ
C. Chỉ từ
D. Trợ từ
Câu 3: Tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được viết bằng thể loại văn học nào?
C. Tuỳ bút
A. Hồi kí
B. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 4: Tác giả của truyện ngắn “Bố của Xi - Mông” là ai?
A. G.Mô-pa-xăng
B. Lỗ Tấn
C. M. Goi-ki
D. Giắc lân-đơn
Câu 5: Yêu cầu nào không cần thiết khi viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi?
A. Nêu nguyên cớ chúc mừng và thăm hỏi
C. Lời văn ngăn gon, xúc tích
B. Nội dung thể hiện tình cảm
D. Ngôn ngữ nhiều hàm ý
Câu 6: Bài thơ nào được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt?
A. Mùa xuân nho nhỏ
B. Nói với con
C. Mây và sóng
D. Viếng lăng Bác
Câu 7: Bài thơ nào thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc giao mùa?
A. Sang thu
B. Con cò
C. Đồng chí
D. Bếp lửa
Câu 8: Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã được học tạo lập mấy kiểu văn bản?
A. Năm 
B. Sáu
C. Bảy
D. Tám
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ trong câu?
b. Hãy phân tích thành phần của câu sau. Câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
 “ Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải.
b. Sự chuyển đổi từ đại từ xưng hô “tôi” sang “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có hợp lí không? Vì sao?
Câu 3 (4,5 điểm): Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích học “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng.
 Đáp án
Trắc nghiệm (2 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ. Trả lời sai không cho điểm.
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
B
C
B
A
D
A
A
B
II. Tự luận (8đ)
Câu
Nội dung
điểm
1
2.
3.
- Nêu và xác định đúng
a. + Thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ
 + Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ
b.
 + Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi;(Trạng ngữ) mấy người học trò cũ (chủ ngữ)
đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp (vị ngữ)
+ Câu văn trên là câu đơn
- HS cần trả lời đúng các ý sau:
a. + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :Mùa xuân nho nhỏ
- Nhà thơ viết bài thơ khi đang ốm nằm trên giường bệnh, khoảng một tháng sau thì nhà thơ mất (Tháng 08 - 1980)
+ ý nghĩa nhan đề bài thơ
 Là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ
 Mang ý nghĩa ẩn dụ- nhà thơ muốn thể hiện ước nguyện cống hiến, muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường - chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân rộng lớn của đất nước, cuộc đời.
b. 
+ Sự chuyển đổi đại từ xưng hô từ “tôi” sang “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
+ Sự chuyển đổi đó rất tự nhiên hợp lí theo mạch cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Với đại từ “ta” (vừa là số ít, vừa là số nhiều), nhà thơ có thể nói được cái riêng biệt cụ thể đồng thời còn nói được cái khái quát, cái chung. Đó là sự chuyển đổi từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng. Hơn thế nữa nó còn thể hiện sự hài hoà giữa riêng ước muốn của nhà thơ với ước muốn chung cho mọi người.
Học sinh đảm bảo các ý sau:
a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết làm bài nghị luận văn học về một khía cạnh của tác phẩm. Bố cục phần ba rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
b. Yêu cầu kiến thức:
A. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Giới thiệu nhân vật bé Thu: Hồn nhiên, ngây thơ, ương ngạnh, bướng bỉnh, có tình thương cha sâu sắc.
B. Thân bài:
1. Bé Thu hồn nhiên, ngây thơ, ương ngạnh, bướng bỉnh.
- Thu chừng 8 tuổi với dáng vẻ hồn nhiên ngây thơ: tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi chòi dưới bóng cây xoài trước nhà.
- Nhà văn đặt nhân vật bé Thu vào tình huống bất ngờ: Thu bất ngờ gặp ông Sáu. Sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên gặp lại ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy Thu. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra sợ hãi hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu. Điều đó phù hợp với tâm lí trẻ thơ khi bất ngờ gặp người lạ có dáng vẻ, khuân mặt không bình thường như ông Sáu.
- Ba ngày ở chung nhà với ông Sáu, bé Thu ngờ vực, lảng tránh, ương ngạnh, bướng bỉnh, kiên quyết không nhận ông Sáu là cha. Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: chỉ gọi trống không với ông Sáu và không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
- Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được tình thế khắc nhiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là Ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác”- người trong tấm hình chụp chung với má em.
2. Bé Thu có tình yêu thương cha sâu sắc
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thich vể vết sẹo làm thay đổi khuân mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và Thu nảy sinh một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc:” Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài .Vì thế trong giờ phút chia tay cha tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hỗi hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”và tiếng kiêu như tiếng xé, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
- Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
 - Lưu ý: ý 2 chấp nhận học sinh có thể phân tích đan xen 3 ý nhỏ đã nêu trên.
3.Đánh giá.
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả đặt nhân vật trong tình huống bất ngờ để nhân vật bộc lộ tính cách. Ngôn ngữ, lời văn đậm chất Nam bộ. Khai thác đúng tâm lí nhân vật thể hiện sự am hiểu tâm lí trẻ thơ của nhà văn.
- Nhấn mạnh lại đặc điểm nhân vật, ý nghĩa nhân vật bé Thu trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm. Sự ác liệt của chiến tranh đã làm cha con phải xa con, vợ phải xa chồngBé Thu là hiện thân của những gì mà chiến tranh đã gây ra và đó cũng là lời tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của Đế quốc Mỹ. Tác giả rất thành công khi chọn đề tài viết về chiến tranh dựa trên chuyện tình cảm của hai cha con người lính.( Học sinh có thể so sánh liên hệ với các nhân vật khác, tác phẩm văn học khác).
C. Kết bài:
- Khẳng định sức sống của nhân vật.
- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25	
Trường THCS Trực Đạo
 Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10
 Môn Ngữ Văn
 Năm học: 2013 - 2014
 ( Thời gian: 120 phút)
I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào tờ giấy thi
Câu 1: Nguyễn Dữ viết “Chuyện người con gái Nam Xương” dựa vào đâu?
A. Bài thơ lại viếng Vũ Thị của Lê Thánh Tông
C. Truyện cổ tích Vợ chàng Trương
B. Những câu ca dao về người phụ nữ
D. Vè Vợ chàng Trương
Câu 2: Nội dung truyện Kiều của Nguyễn Du được chia làm mấy phần?
A. một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 3: Cảm hứng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận là:
A. Cảm hứng về đoàn thuyền
B. Cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống.
C. Cảm hứng về biển
D. Cảm hứng về công cuộc đổi mới
Câu 4: Trong câu” Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” ( Truyện Kiều), từ hoa trong cum từ “lệ hoa mấy hàng” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
C. Nghĩa chuyển
D. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
Câu 5: Cặp từ nào sau đây không có quan hệ trái nghĩa?
A. cao - thấp
B. Chẵn - lẻ
C. Thông minh - lười
D. Giàu - nghèo
Câu 6: Văn bản nghị luận là một sự việc, hiện tượng đời sống khác văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ở điểm nào?
A. Về vận dụng thao tác lập luận
C. Về nội dung nghị luận
B. Về ngôn ngữ diễn đạt
D. Về cấu trúc văn bản
Câu 7: Đề văn nào sau đây yêu cầu dựng một văn bản nghị luận về một hiện tượng trong đời sống?
A. Đói cho sạch rách cho thơm
B. Suy nghĩ về cảnh ao tù nước đọng ở một số làng quê nông thôn.
C. Suy nghĩ về câu Uống nước nhơ nguồn
D. Suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách
Câu 8: Tiến trình lịch sử văn học ở Việt Nam được chia làm mấy giai đoạn?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1(1 điểm): Trong hai câu thơ sau:
	“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
 ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
a. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ nào?
b. Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 15 - 20 câu trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú ( gạch chân thành phần ấy)
Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” - Hữu Thỉnh
 Đáp án
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
 - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
 - Sai không có điểm
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
C
C
B
B
C
C
B
B
II. Tự luận (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1.
2.
3
HS cần trả lời như sau”
a. Từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ ( dựa trên mối quan hệ tương đồng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ)
b. Không coi là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.
 Vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm ý nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển.
 - Yêu cầu hình thức: HS biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu đề bài dài từ 15 - 20 câu, đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn văn không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
 Có sử dụng thành phần phụ chú ( gạch chân)
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn học sinh cần có các ý sau:
 + Giới thiệu vấn đề: thanh niên cần chuẩ bị hành trang cho mình thật tốt để bước vào thế kỉ mới.
 + Hành trang cần chuẩn bị là: học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kĩ năng, phát triển các năng lực, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, có lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, tham gia lao động sản xuất,
 + Liên hệ cho bản thân
 + Khẳng định lại vai trò của thanh niên trong thời kì đổi mới.
a. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ. Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt trong câu.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 I. Mở bài: giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, hoàn cảnh sáng tác bài thơ và vấn đề nghị luận bài thơ: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 II. Thân bài:
 1. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê ( khổ 1).
- Thiên nhiên trong không gian làng quê lúc chuyển mùa được nhà thơ cảm nhận từ những tín hiệu đầu tiên trong thiên nhiên đất trời (HS phân tích tín hiệu: hương ổi, gió se, sương; cách sử dụng từ ngữ: phả, chùng chình, nghệ thuật nhân hoá, để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa có sự chuyển động nhẹ nhàng, chậm chạp, mơ màng, quyến rũ
- Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ: ngỡ ngàng, bâng khuâng ( HS phân tích từ: bỗng, chùng chình) nhà thơ như mở rộng các giác quan để cảm nhận thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ tinh tế, nhạy cảm trước sự giao mùa.
 2. Cảm nhận về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời ( khổ 2)
- Thiên nhiên trong không gian đất trời lúc giao mùa tiếp thu được cảm nhận, mở rộng hơn ( HS tập trung phân tích, cảm nhận hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mâycách sử dụng từ ngữ: được lúc, bắt đầu, dềnh dàng, vội vã, vắt,nghệ thuật nhân hoá, nghệ thuật đối) thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên được mở rộng, đẹp đẽ, duyên dáng, thơ mộng đã định hình
- Tâm hồn nhà thơ tinh tế, nhạy cảm, cảm nhận độc đáo, thú vị vẻ đẹp của đất trời trong khoảng khắc giao mùa. Nhà thơ có tình yêu thiên nhiên tha thiết, say đắm.
 3. Tiếp tục cảm nhận về sự chuyển mùa của thiên nhiên và suy ngẫm của nhà thơ ( khổ 3)
- Tiếp tục chứng minh những chuyển biến của thiên nhiên, vạn vật khi chuyển mùa để cho thấy bức tranh chuyển mùa đã rõ nét hơn. (HS phân tích, cảm nhận những hình ảnh - hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, sâm, chớp, hàng câynghệ thuật đảo ngữ, nhân hoá)
- Cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ ở hai câu cuối với hai nét nghĩa: tả thực và ẩn dụ (HS phân tích, cảm nhận hình hảnh sấm, hàng cây đứng tuổi). Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người, cuộc đời. Thiên nhiên sang thu, con người sang thu.
 4. Đánh giá, khái quát
 + Thành công nghệ thuật: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, nhẹ nhàng; ngôn ngữ, hình ảnh thơ trong sáng tinh tế giàu sự biểu cảm; vừa cổ điển vừa hiện đại sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
 + Đặc sắc nội dung: Sang thu đã vẽ được bức tranh thiên nhiên đẹp lúc giao mùa. Nó là kết quả của cảm xúc tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. Bài thơ góp thêm tiếng nói mới mẻ cho thơ ca viết về mùa thu ( HS có thể so sánh với các bài thơ viết về mùa thu khác). Đồng thời bài thơ còn bồi đắp tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước trong mỗi chúng ta.
III. Kết bài
Khẳng định lại nội dung bài thơ
Cảm xúc riêng của em.
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.75
0.25
0.25
0.5
0.75
0.25
0.75
0.25
0.25
0.75
0.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docTDAO.doc