Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 3 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 3 (Có đáp án)
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3
(Đề thi gồm 03 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2022
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút - không kể thời gian giao đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Al = 27, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Fe= 56, Cu = 64.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 1: Cho các kim loại: Zn, Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Cu.	B. Fe.	C. Al.	D. Au.
Câu 2: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Glyxin.	B. Etyl axetat.	C. Glucozơ.	D. Metylamin.
Câu 3: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm khí H2S. Cho mẫu khí đó qua dung dịch Pb(CH3COO)2 thấy xuất hiện kết tủa màu
A. trắng.	B. xanh.	C. vàng.	D. đen.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Axit stearic là một axit béo.
B. Este không bị thủy phân trong môi trường axit.
C. Etyl axetat là một este.
D. Chất béo là thành phần quan trọng trong thức ăn của con người.
Câu 5: Phương pháp công nghiệp điều chế kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là
A. điện phân nóng chảy.	B. thủy luyện.
C. nhiệt luyện.	D. điện phân dung dịch.
Câu 6: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa nhóm chức hiđroxyl.	B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no.	D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
Câu 7: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Xút.	B. Muối ăn.	C. Giấm ăn.	D. Cồn.
Câu 8: Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic, giả sử hiệu suất phản ứng 80%, thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị của m là
A. 36.	B. 90.	C. 45.	D. 72.
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Ag, Zn, Al, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 10: Cho lỏng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.	B. xuất hiện dung dịch màu tím.
C. lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.	D. xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam glyxin (H2N–CH2–COOH) thu được sản phẩm gồm H2O, khí N2 và 8,8 gam CO2. Giá trị của m là
A. 15,0.	B. 9,0.	C. 13,5.	D. 7,5.
Câu 12: Cho các kim loại: Na, Al, Fe, K, Ba, Mg. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 13: Nilon-6,6 thuộc loại
A. tơ axetat.	B. tơ poliamit.	C. polieste.	D. tơ visco.
Câu 14: Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch
A. K2SO4.	B. KOH.	C. KNO3.	D. NH3.
Câu 15: Dầu gió có thành phần chủ yếu các tinh dầu (thường là tinh dầu bạc hà) dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau có chứa metyl salixylat, được điều chế từ axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol (xúc tác H2SO4). Công thức phân tử của metyl salixylat là
A. C8H8O2.	B. C8H8O3.	C. C8H10O3.	D. C8H6O3.
Câu 16: Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, diệp lục trong cây xanh tổng hợp được tinh bột từ
A. CO2 và N2.	B. H2O và O2.	C. CO2 và H2O.	D. N2 và O2.
Câu 17: Ba kim loại nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Au, Al, Fe.	B. Ag, Ba, Zn.	C. Na, Al, Fe.	D. Cu, Mg, K.
Câu 18: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố clo?
A. Poli(vinyl clorua).	B. Polietilen.
C. Polibutađien.	D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 19: Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 60.
Câu 20: Hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các protein đơn giản của cơ thể sống là
A. α-amino axit.	B. amin.	C. axit cacboxylic.	D. este.
Câu 21: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hemantit nâu.	B. manhetit.	C. xiđerit.	D. hemantit đỏ.
Câu 22: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. Anilin, metylamin, amoniac.	B. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
C. Anilin, amoniac, natri hiđroxit.	D. Metylamin, amoniac, natri axetat.
Câu 23: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe.	B. CuO.	C. Al.	D. Cu.
Câu 24: X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi đối vớ CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH(CH3)2.	B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.	D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 25: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 26: Để phản ứng hết với m gam axit glutamic cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7,35.	B. 14,70.	C. 29,40.	D. 17,40.
Câu 27: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước?
A. Tristearin.	B. Xenlulozơ.	C. Glucozơ.	D. Tinh bột.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12.	B. 6,48.	C. 8,10.	D. 16,20.
Câu 29: Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là
A. Cu2+, Mg2+, Fe2+.	B. Fe2+, Cu2+, Mg2+.	C. Mg2+, Cu2+, Fe2+.	D. Mg2+, Fe2+, Cu2+.
Câu 30: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M, thu được 2,0 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun sôi nước lọc thấy có vẩn đục. Giá trị của V là
A. 0,896.	B. 0,448.	C. 1,120.	D. 1,344.
Câu 31: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 11,5.	B. 10,5.	C. 12,3.	D. 15,6.
Câu 33: Cho dãy chuyển hóa sau: CH4 X Y Z chất dẻo teflon. Công thức phân tử của Y là
A. C4H3Cl.	B. CHFCl2.	C. CHF2Cl.	D. C2HClF2.
Câu 34: Tiến hành bốn thí nghiệm: 
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 35: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng bạc) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 36: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là
A. 0,15M.	B. 0,20M.	C. 0,10M.	D. 0,05M.
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.	B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.	D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3, thu được V lít hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 5,60.	D. 3,36.
Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam.	B. 14,3 gam.	C. 8,9 gam.	D. 15,7 gam.
Câu 40: Một mẫu muối FeCl2.6H2O (có khối lượng m gam) được hòa tan hết bằng nước thành 100 ml dung dịch X. Trong quá trình bảo quản, mẫu muối FeCl2.6H2O trên (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp Y chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ Y trong nước thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với X và Y:
- Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào 25 ml dung dịch X, thu được 1,975 gam.
- Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 25 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,04M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 72 ml.
Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là
A. 5,56 và 6%.	B. 11,12 và 56%.	C. 11,12 và 44%.	D. 4,70 và 12%.
-------------------- Hết --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc.doc