ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 (Đề thi gồm 03 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2022 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút - không kể thời gian giao đề Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Cl = 35,5; Na = 23; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết khí sinh ra không tan trong nước. Câu 1. Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của Fe3+ là A. [Ar] 3d6. B. [Ar] 3d64s2. C. [Ar] 3d5. D. [Ar] 4s13d4. Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA. Câu 3. Chất có chứa nguyên tố Nitơ là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. glyxin. Câu 4. Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. tím. Câu 5. Cho m gam hỗn hợp hai kim loại kiềm tác dụng hết với nước thoát ra 2,24 lít H2. Trung hòa dung dịch thu được bằng V lít HCl 0,5M. Giá trị của V là A. 0,5. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,4. Câu 6. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3- đien là A. CH2=CH2. B. CH2=CH–CH=CH2. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH–CH3. Câu 7. Chất thuộc loại cacbohiđrat là A. lipit. B. poli(vinyl clorua). C. amilopectin. D. protein. Câu 8. Số oxi hóa của nhôm trong hợp chất cryolit Na3AlF6 là A. +2. B. +3. C. +4. D. +1. Câu 9. Cho dãy các chất: CH3COOC2H5, C2H5OH, H2NCH2COOH, Gly-Ala, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được khi cho thêm dung dịch HCl vào là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 10. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun, nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 18,0. B. 16,2. C. 9,0. D. 36,0. Câu 11. Cho dãy các kim loại: Mg, Al, Zn, Cu, Fe, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 12. HCOOC6H5 (phenyl fomat) phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm hữu cơ là A. HCOONa và C6H5OH. B. HCOONa và C6H5ONa. C. HCOOH và C6H5OH. D. HCOOH và C6H5ONa. Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam FeO bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. Câu 14. Thuốc tiêu muối (Natribicacbonat) trong y tế, được dùng trung hòa axit, chữa đau dạ dày hay giải độc do axit và kiềm. Công thức hóa học của thuốc tiêu muối là A. Na2CO3. B. NaCO3. C. NaHCO3. D. KNaCO3. Câu 15. Kim loại phản ứng được với dung dịch CH3COOH là A. Au. B. Ag. C. Cu. D. Mg. Câu 16. Để phân biệt dung dịch NH4Cl với dung dịch BaCl2, người ta dùng dung dịch A. KNO3. B. NaNO3. C. KOH. D. Mg(NO3)2. Câu 17. Chất có chứa 6 nguyên tử cacbon trong một phân tử là A. glyxin. B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 18. Muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường axit là A. Na2CO3. B. MgCl2. C. NaCl. D. KHSO4. Câu 19. Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. phenylalanin. Câu 20. Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit fomic. B. Axit oleic. C. Axit acrylic. D. Axit axetic. Câu 21. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)? A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). C. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4. D. Fe tác dụng với dung dịch HCl. Câu 22. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. polistiren. B. polietilen. C. tơ lapsan. D. poli(vinyl clorua). Câu 23. Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat? A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc. B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc. C. Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt. D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc. Câu 24. Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa? A. KOH. B. Mg(HCO3)2. C. KHCO3. D. KNO3. Câu 25. Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000u thì số mắt xích có trong phân tử X là A. 453. B. 382. C. 328. D. 479. Câu 26. Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH. C. C2H5NH2. D. H2NCH2COOH. Câu 27. Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Al, Fe vào dung dịch NaOH (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,08 lít khí H2 và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 6,8. B. 8,5. C. 8,1. D. 6,9. Câu 28. Nước cứng gây nhiều trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan bám trên bề mặt vải sợi, làm cho quần áo mau mục nát, đồng thời làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của nó. Công thức hóa học của muối không tan là A. CaCO3. B. (C17H35COO)2Ba. C. (C17H35COO)2Ca. D. C17H35COONa. Câu 29. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin. C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac. Câu 30. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch A. CaCl2. B. AlCl3. C. FeCl2. D. FeCl3. Câu 31. Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau đó đun cạn dung dịch. Khối lượng chất rắn khan thu được là A. 6,1 gam. B. 8,8 gam. C. 64 gam. D. 10,2 gam. Câu 32. Trong số các chất: (I) Al(OH)3, (II) Ba(OH)2, (III) Zn(OH)2. Hợp chất lưỡng tính là A. (I). B. (II). C. (I) và (III). D. (II) và (III). Câu 33. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol, fructozơ. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 34. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaNO3, HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 35. Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, glyxin tổn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. (b) Amino axit là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước. (c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc. (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, to), thu được tripanmitin. (e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố. (g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 36. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất. (b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. (c) Mục đích thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng. (d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 37. Hòa tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là ) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 34,1. B. 28,7. C. 10,8. D. 57,4. Câu 38. Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M; thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M; thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09. Câu 39. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a (mol/l), thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị a, m tương ứng là A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2. Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là A. 2 : 3. B. 4 : 3. C. 3 : 2. D. 3 : 5. -------------------- Hết --------------------
Tài liệu đính kèm: