ĐỀ THI THỬ MINH HỌA SỐ 9 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1 (NB). Hai loại tế bào cấu tạo mạch gỗ là: A. quản bào và tế bào kèm. B. ống rây và tế bào kèm. C. quản bào và mạch ống. D. mạch ống và tế bào ống rây. Câu 2 (NB): Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, thể một là: A. AaaBbDdEe. B. ABbDdEe. C. AaBBbDdEe. D. AaBbDdEe. Câu 3 (NB). Một NST có trình tự các gen là ABCDEF.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 4 (NB). Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%. Câu 5 (NB). Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Chim. B. ếch. C. cá. D. hổ. Câu 6 (NB). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây? A. AaBBCcdd. B. AaBbCcDd. C. AabbCcDD. D. AaBbccDd. Câu 7 (NB). Cặp phép lai nào sau đây là cặp phép lai thuận nghịch? A. và . B. và . C. và . D. và . Câu 8 (NB). Tripet 3 ’TAG5’ mã hóa axit amin izôlôxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là A. 3’GAU5’. B. 3’GUA5’. C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’. Câu 9 (NB): Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ III. Câu 10 (NB). tARN được xem là “người phiên dịch” vì: A. tARN có một đầu mang axit amin một đầu mang bộ ba đối mã. B. tARN có khả năng chuyển đổi thông tin. C. tARN có cấu trúc dạng thùy. D. tARN có khả năng vừa gắn vào mARN vừa gắn vào ribôxôm. Câu 11 (NB): Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kiểu hoa đỏ ở đời con chiếm 75%? A. . B. . C. . D. . Câu 12 (NB). Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu 13 (NB). Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là: A. chỉ biểu hiện ở giới cái. B. chỉ biểu hiện ở giới đực. C. di truyền thẳng. D. di truyền chéo. Câu 14 (NB). Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Tầm gửi và cây thân gỗ. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. C. Cỏ dại và lúa. D. Giun đũa và lợn. Câu 15 (NB). Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Khoáng sản. B. Rừng. C. Dầu mỏ. D. Than đá. Câu 16 (NB). Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. D. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. Câu 17 (NB). Một quần thể giao phối có trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy ở thế hệ thứ nhất F1 có 50%cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ F3 số cá thể mang kiểu gen Aa sẽ là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. Câu 18 (NB). Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về A. biến động di truyền. B. di - nhập gen.C. giao phối không ngẫu nhiên. D. thoái hoá giống. Câu 19 (NB). Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 20 (NB). Khi kích thước quần thể quá lớn dễ xảy ra hiện tượng. A. xuất cư của một số cá thể. B. nhập cư của một số cá thể. C. sinh sản nhiều. D. mật độ tăng. Câu 21 (NB). Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. Thực vật. B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa. C. Động vật. D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. Câu 22 (NB). Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng. Câu 23 (TH). Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2. III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 24 (TH). Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU- Ala; XGA-Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A.Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly. Câu 25 (TH). Ở một loài thực vật , các cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu lần lượt là I, II, III, IV. Khi phân tích bộ nhiễm sắc thể của các thể đột biến người thu được kết quả như sau: Số lượng NST của từng cặp Thể đột biến I II III IV A 4 4 4 4 B 3 3 3 3 C 2 4 2 2 D 1 2 2 2 Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể đột biến B hình thành giao tử chứa n nhiễm sắc thể với xác suất 50%. B. Thể đột biến A có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân. C. Thể đột biến B được hình thành qua phân bào nguyên phân. D. Thể đột biến C và D được hình thành do rối loạn phân bào của một bên bố hoặc mẹ. Câu 26 (TH). Xét các đặc điểm sau: (1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. (2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. (3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. (4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. (5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27 (TH). Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phátbiểu nào sau đây đúng? A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 28 (TH). Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả: Thành phần kiểu gen Thế hệ Thế hệ Thế hệ Thế hệ Thế hệ AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48 Aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ là: A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. đột biến. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 29 (TH): Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây ra, không cóalen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Một gia đình có ông ngoại và bố mắc bệnh máu khó đông, mẹbình thường. Con gái của họ lấy chồng bình thường. Nhận định nào sau đúng? A.50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh. B.Khả năng mắc bệnh ở con của họ là 50%. C.Tất cả các con trai của họ hoàn toàn bình thường. D.50% số con gái của họ bị mắc bệnh. Câu 30 (TH). Cho biết các bước của một quy trình như sau. 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là. A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4. Câu 31 (VD). 1. Cách li địa lí a. là quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng. 2. Lai xa và đa bội hóa b. là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. 3. Tiến hóa nhỏ c. là quá trình hình thành loài thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 4. Tiến hóa lớn d. đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi. 5. Chọn lọc tự nhiên e. là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. 6. Các đặc điểm thích nghi f. chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này nó có thể thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. Đáp án nối nào sau đây là chính xác? A. 1-a; 2-c; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f C. 1-c; 2-b; 3-a; 4-e; 5-d; 6-f D. 1-e; 2-b; 3-c; 4-f; 5-a; 6-d Câu 32 (VD). Cho lưới thức ăn sau và một số nhận định: 1. Sinh vật đầu bảng là cá diếc. 2. Có 4 loại chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên. 3. Cá lóc ở 4 bậc dinh dưỡng khác nhau. 4. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích. 5. Chuỗi thức ăn chiếm ưu thế trong tự nhiên được biểu diễn ở lưới thức ăn trên là chuỗi mà cá lóc là sinh vật tiêu thụ bậc 3. Số nhận định không đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 33 (VD). Ở ruồi giấm, tính trạng có râu và không râu do 1 gen có 2 alen quy định. Giao phối giữa 2 con ruồi thuần chủng F1 toàn ruồi có râu. F1 F1 được F2: 62 ruồi không râu: 182 ruồi có râu, trong đó ruồi không râu toàn con cái. Cho toàn bộ ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ ruồi đực có râu so với ruồi không râu ở F3 gấp A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. Câu 34 (VD). Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao 220 cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf AaBbddEeFf cho đời con. Cây có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ: A. 45/128. B. 30/128. C. 35/128. D. 42/128. Câu 35 (VD Cho ví dụ sau về khả năng lọc nước của một loài thân mềm (Sphaerium corneum): Số lượng (con) 1 5 10 15 20 Tốc độ lọc (ml/giờ) 3,4 6,9 7,5 5,2 3,8 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Đây là ví dụ về hỗ trợ loài. B. Tốc độ lọc tốt nhất là 7,5ml/giờ (10 con). C. Số lượng cá thể càng cao thì tốc độ lọc càng nhanh. D. Ví dụ trên phản ánh hiệu quả nhóm. Câu 36 (VD). Cho 3 locus gen phân li độc lập như sau: A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b và D trội không hoàn toàn so với d. Nếu không có đột biến xảy ra và không xét đến vai trò bố mẹ thì sẽ có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:6:3:1:2:l. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng. A. 12 B. 8 C. 16 D. 24 Câu 37 (VDC). Ở một loài thực vật tự thụ phấn, sự di truyền tính trạng vỏ hạt được tuân theo quy luật Menden trong phép lai đơn, tuy nhiên kiểu gen đồng hợp lặn aa tạo ra vỏ dày đến mức hạt không nảy mầm được. Tù một quần thể ở thế hệ xuất phát P, các phân tích di truyền cho thấy tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp bằng một nửa số cá thể mang kiểu gen dị hợp, tiếp tục tạo ra các thế hệ sau, cho 4 nhận định sau về thế hệ F3 của quần thể: (1) Tần số alen A và a trong quần thể không đổi, song tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội chiếm 87,5%. (2) Do có áp lực của chọn lọc nên tần số alen thay đổi, thành phần kiểu gen đổng hợp trội là 78,24%. (3) Tần số alen thay đổi qua mỗi thế hệ, và đến thế hệ thứ 3 tỉ lệ hạt là 15AA : 2Aa : 1aa. (4) Tần số alen thay đổi qua mỗi thế hệ, ở thế hệ thứ 3 cấu trúc di truyền là 77,78%AA : 22,22%Aa. Số nhận định chính xác: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38 (VDC). Ở đậu Hà Lan gen qui định hình dạng hạt có 2 alen A qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với a qui định hạt nhăn. Cho cây P dị hợp tự thụ thu được F1 sau đó cho các cây F1 tự thụ rồi thu hoạch quả trên các cây F1. Biết rằng mỗi quả cho 4 hạt và số hạt trên mỗi cây là như nhau. Xác suất để lấy ngẫu nhiên 2 quả từ các quả trên cây F1 sao cho trong 8 hạt thu được có 3 hạt trơn và 5 hạt nhăn là: A. 3483/32768. B. 3645/32768. C. 111/16384. D. 197/16384. Câu 39 (VDC). Người ta chuyển 1 số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa sang môi trường chỉ chứa . Các vi khuẩn này thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 18 ADN vùng nhân chỉ chứa . Sau đó tất cả các vi khuẩn được chuyển về môi trường chứa và cho chúng nhân đôi liên tiếp thêm 4 lần nữa. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Ban đầu có 3 vi khuẩn. (II) Sau khi kết thúc quá trình trên có 42 phân tử ADN chứa . (III) Sau khi kết thúc quá trình trên có 384 phần tử ADN chứa . (IV) Tổng số ADN chỉ chứa là 336 phân tử. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 40 (VDC). Cho phả hệ về sự di truyền bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen qui định Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về phả hệ trên? I. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. II. Có ít nhất 11 người trong phả hệ biết chắc chắn kiểu gen. III. Có tối đa 10 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp. IV. Xác suất để cặp vợ chồng (15) và (16) sinh ra một trai, một gái, trong đó một đứa mắc bệnh, 1 đứa không mắc bệnh là 5/72. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN 1-C 2-B 3-A 4-D 5-C 6-B 7-C 8-D 9-C 10-A 11-A 12-B 13-D 14-B 15-B 16-D 17-B 18-B 19-A 20-A 21-D 22-C 23-B 24-A 25-B 26-C 27-A 28-A 29-D 30-B 31-B 32-D 33-D 34-C 35-C 36-B 37-B 38-B 39-D 40-B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Hai loại tế bào cấu tạo mạch gỗ là quản bào và mạch ống. Câu 2: Đáp án B Thể một có bộ NST dạng , tức là bộ NST của loại bị giảm đi một chiếc ở cặp NST nào đó. Cơ thể có bộ NST dạng thể một là: ABbDdEe. Câu 3: Đáp án A. ABCDEF.HI → là CDEFG.HI (NST bị mất đoạn AB) Câu 4: Đáp án D. Vì cơ thể aaBB là cơ thể thuần chủng. Do đó, khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử là aB chiếm 100%. Câu 5: Đáp án C Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. - Chim, ếch, hổ là hệ toàn hoàn kép. Câu 6: đáp án B Câu 7: Đáp án C Lai thuận nghịch là phép lai khi dùng dạng này làm bố, khi dùng chính dạng ấy làm mẹ và ngược lại. Vậy phép lai phù hợp là: và . Câu 8: Đáp án D Tripet 3’TAG5’ (bộ ba trên mạch gốc ADN) Côdon 5’AUX3’(mARN) anticôđon 3’UAG5’ (tARN) Câu 9: Đáp án C Vì ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’, nên trên mạch khuôn 3’5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. Giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ thì mạch khuôn là mạch có chiều 3’5’ theo chiều tháo xoắn còn mạch bổ sung được tổng hợp liên tục (5’3’) Sơ đồ I, II, IV sai. Chỉ có sơ đồ II là phù hợp. Câu 10: Đáp án A tARN được xem là “người phiên dịch” vì tARN có một đầu mang axit amin một đầu mang bộ ba đối mã. Câu 11: Đáp án A. Để kiểu hình hoa đỏ ở đời con chiếm 75% thì phép lai phù hợp là: (75% đỏ : 25% trắng) Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án D Câu 14 : Đáp án B -Tầm gửi và cây thân gỗ: mối quan hệ kí sinh -Cỏ dại và lúa: mối quan hệ cạnh tranh - Giun đũa và lợn: mối quan hệ kí sinh Câu 15: Đáp án B Câu 16: Chọn đáp án D Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án B. Vì di nhập gen là hiện tượng các quần thể trao đổi cá thể và giao tử Câu 19: Chọn đáp án A Câu 20: Đáp án A Câu 21: Đáp án D Câu 22: Đáp án C Câu 23: Đáp án B. - I đúng, phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O - II đúng, dựa vào phương trình quang hợp ta có được điều này. - III đúng. - IV sai vì pha tối không cung cấp glucôzơ cho pha sáng. Vậy có 3 phát biểu đúng là I, II, III Câu 24: Đáp án A Mối quan hệ gen: Mạch gốc của gen 5’AGX XGA XXX GGG 3’ mARN 3’ UXG GXU GGG XXX 5’ hay 5’ XXX GGG UXG GXU 3’ Polipeptit : Pro - Gly - Ser - Ala. =>Đáp án A Câu 25 : Đáp án B. Có 4 cặp NST, mỗi cặp có 2 NST - Thể đột biến A: 4 cặp mỗi cặp đều có 4 NST → 4n → A có thể được hình thành qua nguyên phân khi cônxixin tác động gây đột biến đa bội 2n → 4n; hoặc qua giảm phân khi tất cả các cặp NST rối loạn giảm phân 2 → B đúng - Thể đột biến B: mỗi cặp có 3 chiếc NST → tam bội hình thành giao tử chiếm n NST với xác suất 1/3 và được hình thành qua thụ tinh giữa 2n và 4n → A và C sai - Thể đột biến C có cặp NST số 2 có 4 chiếc, xảy ra đột biến lệch bội hình thành qua nguyên phân → D sai Thể đột biến D có cặp NST số 1 có 1 chiếc, xảy ra đột biến lệch bội hình thành qua nguyên phân → D sai Câu 26: Đáp án C Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,) và chân khớp (côn trùng, tôm, ) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó vào khoang cơ thể qua tĩnh mạch và về tim. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Không có mao mạch. Vậy có 4 ý đúng với hệ tuần hoàn hở là: 1, 2, 4, 5 Câu 27: Đáp án A Câu 28: Đáp án A Ta nhận thấy từ thế hệ đến thế hệ tần số kiểu gen AA giảm đột ngột Đây là do các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 29. Chọn đáp án D Câu 30: Đáp án B Câu 31: Đáp án B Câu 32. Chọn đáp án D Câu 33: Đáp án D Từ tỉ lệ F1, F2 ta thấy có râu là trội (A) so với không râu (a). F1 F1 3 có râu: 1 không râu F1 mỗi bên cho 2 loại giao tử; mà không râu chỉ có ở cái Gen liên kết với X. Kiểu gen của F2 cái không râu là XaXa Mỗi bên F1 đều cho Xa, mà F1 lại có kiểu hình A– gen liên kết với X có alen tương ứng trên Y F1: XAXa XaYA F2: 1/4 XAXa: 1/4 XaXa: 1/4 XAYA: 1/4 XaYA. Ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau: + Đực: 1/2 XAYA: 1/2 XaYA giao tử XA =1/4; Xa =1/4; YA = 2/4 + Cái: XAXa giao tử XA = 1/2; Xa = 1/2 F3: 1/8 XAXA: 2/8 XAXa: 1/8 XaXa: 2/8 XAYA: 2/8 XaYA tỉ lệ ruồi đực có râu: ruồi không râu là 4/8 : 1/8 = 4. Câu 34: Đáp án C AaBBDdeeFf AaBbddEeFf tạo ra số tổ hợp ở đời con là 4.2.2.2.4 = 128 Đời con có kiểu gen là (--B--d-e--): có 3 vị trí đã biết còn 7 vị trí chưa biết Cây cao nhất có 10 alen trội có chiều cao 220 cm Cây có chiều cao 190 cm có số alen trội là 10 – (220 – 190)/5 = 4. Mà kiểu gen của cây có chiều cao 190 cm đã biết chắc chắn có 1 alen trội là B Ta cần chọn 3 alen trội trong 7 vị trí còn lại là Xác suất cần tìm là C/128 = 35/128. Câu 35: Đáp án C Câu 36: Đáp án B 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1 = (3 : l)(100%)(l : 2 : 1) Xét cặp Dd => có 1 phép lai ra 1 : 2 : 1 là Dd × Dd. Xét cặp Aa => có 1 phép lai ra 3 : 1 là Aa × Aa; có 4 phép lai ra 100% là AA × AA, AA × Aa, AA × aa, aa × aa. Xét cặp Bb => có 1 phép lai ra 3 : 1 là Bb × Bb; có 4 phép lai ra 100% là BB × BB; BB × Bb; BB × bb; bb × bb. + Ta có Dd × Dd; nếu cặp Aa × Aa => cặp B phải cho 100% => có 4 phép lai. Nếu Dd × Dd, cặp Bb × Bb => cặp A phải cho 100% => 4 phép lai. Tổng có 8 phép lai. Câu 37: Đáp án B Từ quần thể xuất phát: đề nói cá thể nghĩa là mọc thành cây rồi => Các cây này là A-, tỉ lệ kiểu gen là 1/3 AA: 2/3 Aa. Ý (1) sai vì tần số alen A và a trong quần thể sẽ thay đổi do chọn lọc tự nhiên loại bỏ cá thể aa nên tần số A tăng, a giảm. F1: hạt Aa = 1/3; AA = 1/3+ 2/3.(1−1/2)/2 = 1/2 => cây F1: 3/5 AA: 2/5 Aa F2: hạt Aa = 1/5; AA = 3/5+ 2/5.(1−1/2)/2 = 7/10 => cây F2: 7/9 AA: 2/9 Aa F3: hạt Aa = 2/18; AA = 7/9+ 2/9.(1−1/2)/2 = 15/18; aa = 1/18 => hạt F3: 15AA:2Aa:1aa => Ý 3 đúng => Cây F3: 15/17 AA: 2/17 Aa => Ý 4, 2 sai. Câu 38: Đáp án B P dị hợp tự thụ => F1: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa. F1 tự thụ rồi thu hoạch quả trên cây F1 chính là đời F2. 1/4 AA tự thụ cho 1/4.100% trơn 1/2 Aa tự thụ cho 1/2.(3/4 trơn: 1/4 nhăn) 1/4 aa tự thụ cho 1/4.100% nhăn 8 hạt, trong số đó có 3 hạt trơn + 5 hạt nhân có 2 trường hợp: + TH1:1 quả có 4 hạt nhăn, 1 quả có 3 hạt trơn, 1 hạt nhăn => Xác suất là + TH2: 1 quả có 3 hạt nhăn, 1 hạt trơn, 1 quả có 2 hạt trơn, 2 hạt nhăn => xác suất là Cộng lại được 3645/32768. Câu 39: Đáp án D + Giả sử ban đầu có m tế bào ® sau 3 lần nhân đôi trong môi trường tạo ra m ´ phân tử chỉ có ® m = 3 + Sau 3 lần nhân đôi, 3 tế bào tạo ra tế bào con tương ứng 24 phân tử ADN. + 24 ADN này gồm 6 phân tử chứa đồng thời và , 18 phân tử ADN chỉ chứa . + 24 ADN nhân đôi 4 lần trong môi trường : tạo ra ADN. + Ý I đúng: Ban đầu có 3 vi khuẩn + Ý III đúng: Sau khi kết thúc quá trình trên có 384 phân tử ADN chứa . + Ý II đúng: Sau khi kết thúc quá trình trên có 18 ´ 2 + 6 = 42 phân tử có . + Ý IV sai: Tổng số ADN chỉ chứa là 384 - 42 = 342 phân tử Câu 40: Đáp án B + P bình thường sinh con bệnh, bố bình thường sinh con gái mắc bệnh → Gen qui định tính trạng là gen lặn nằm trên NST thường → Ý I đúng + Qui ước: A: bình thường, a: bệnh + 5, 6, 12, 14, 16 có kiểu gen aa + 3, 4, 1, 2, 8, 9 có kiểu gen Aa + Có ít nhất 11 người trong phả hệ biết chắc chắn kiểu gen → Ý II đúng + Số người có kiểu gen đồng hợp: 5, 6, 12, 14, 16 có kiểu gen aa 7, 10, 11, 13, 15 có kiểu gen AA hoặc Aa → Có tối đa 10 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp + 15 có kiểu gen 1/3 AA: 2/3 Aa + 16 có kiểu gen aa con mắc bệnh → 15 có kiểu gen 2/3 Aa → phép lai: Aa × aa → 1/2 Aa: 1/2 aa Xác suất sinh trai hoặc gái trong mỗi lần sinh = 1/2 → Xác suất để cặp vợ chồng (15) và (16) sinh ra một trai, một gái, trong đó một đứa mắc bệnh, 1 đứa không mắc bệnh là: Ý IV sai
Tài liệu đính kèm: