Đề thi thử THPTQG lần III môn: Hóa học 12

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG lần III môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPTQG lần III môn: Hóa học 12
Së gi¸o dôc - ®µo t¹o h¶I phßng
Tr­êng THPT vÜnh b¶o
----------------------------
ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN III - NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN : HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút
Hä vµ tªn ................................................
.........Líp .................. SBD ...........................................STT.........
M· ®Ò thi : 691
PhÇn tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: chän ph­¬ng ¸n tr¶ lêi A, B, C hoÆc D t­¬ng øng víi néi dung c©u hái: 
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; O=16; S=32; P=31; C=12; N=14; H=1; Na=23; K=39; Mg=24; Al=27; Fe= 56; Ca=40; Ba=137; Cu=64; Zn=65; Sn=119; Ag=108.
1. Dẫn luồng CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là:
 A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.	 B. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
 C. Al, Fe, Cu, Mg.	 D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
2. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
 A. 1,2.	 B. 1,0.	 C. 12.8.	 D. 13,0.
3. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
 A. nhựa bakelit.	 B. amilopectin.	 C. PE.	 D. PVC.
4. Ngâm một lá kẽm nhỏ trong dung dịch có chứa 2,38 gam ion kim loại M2+ sau khi phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,08 gam. Ion kim loại trong dung dịch là:
 A. Mg2+.	 B. Fe2+.	 C. Cu2+.	 D. Sn2+.
5. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?
 A. 2M và 2M.	 B. 2M và 1M.	 C. 1M và 2M.	 D. 1M và 1M.
6. X có cấu hình là [Ne]3s23p4 . Vị trí của X trong BTH là :
 A. Chu kỳ 3; nhóm IIIA.	 	B. Chu kỳ 3; nhóm VIA.	
 C. Chu kỳ 3; nhóm IVA.	 	D. Chu kỳ 4; nhóm IIIA.
7. Tính chất hóa học chung của kim loại là
 A. Thể hiện tính oxi hóa.	 B. Dễ nhận electron.	 C. Dễ bị khử.	 D. Dễ bị oxi hóa.
8. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:
 A. 2,2-đimetylpropan.	 B. 3,3-đimetylhecxan.	 C. isopentan. D. 2,2,3-trimetylpentan.
9. Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng
 A. N2O5 + H2O ® 2HNO3	 B. 4NO2 + 2H2O + O2 ® 4HNO3
 C. NaNO3 + H2SO4 (đ) HNO3 + NaHSO4	 D. Cu(NO3)2 + 2H2O Cu(OH)2 + 2HNO3
10. Đốt nóng 8,8 g FeS và 12 g FeS2, khí thu được cho vào V ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) vừa đủ được muối trung hòa. Giá trị của V là:
 A. 125.	 B. 75.	 C. 96.	 D. 122,88.
11. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 650.	 B. 810.	 C. 750.	 D. 550.
12. Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
 A. 2.	 B. 4.	 C. 1.	 D. 3.
13. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
 A. 78,56%.	 B. 75,83%.	 C. 65,92%.	 D. 56,94%.
14. Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 A B C Cao su buna. Công thức phân tử của B là
 A. C4H10.	 B. C2H6.	 C. C4H4.	 D. C4H6.
15. Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
 A. dung dịch brom.	 B. Na.
 C. Cu(OH)2.	 D. dung dịch [Ag(NH3)2] NO3.
16. Để trung hòa hết 40,5 gam dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) nồng độ 10% người ta phải dùng dung dịch AgNO3 dư thu được 9,4 gam kết tủa. Dung dịch axit ở trên là dung dịch :
 A. HBr.	 B. HCl.	 C. HF.	 D. HI.
17. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. CTPT của X là:
 A. C5H8O2.	 B. C3H6O2.	 C. C4H8O2.	 D. C2H4O2.
18. Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion có thể là chất khử, vừa có thể là chất oxi hoá là
 A. 5	 B. 6	 C. 4	 D. 3
19. Đun hỗn hợp gồm: glixerol, axit stearic, axit oleic, axit panmitic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được tối đa bao nhiêu trieste chức 3 gốc axit khác nhau ?
 A. 6.	 B. 5.	 C. 3.	 D. 4.
20. Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
 A. 7,65 gam.	 B. 8,10 gam.	 C. 8,55 gam.	 D. 8,15 gam.
21. Dẫn 3,36 lít (đktc) khí CO2 vào 120 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được
 A. 0,09 mol NaHCO3 và 0,06 mol Na2CO3.	 B. 0,12 mol Na2CO3.
 C. 0,15 mol NaHCO3.	 D. 0,09 mol Na2CO3 và 0,06 mol NaHCO3.
22. Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí NO ở (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là:
 A. 66,8 gam.	 B. 29,6 gam.	 C. 60,6 gam.	 D. 33,4 gam.
23. Để điều chế Mg từ dung dịch MgCl2, có thể dung phương pháp:
 A. Cho natri đẩy magie ra khỏi dung dịch.
 B. Cô cạn dung dịch MgCl2, sau đó điện phân nóng chảy.
 C. Điện phân nóng chảy dung dịch MgCl2.
 D. Cho nhôm đẩy magie ra khỏi dung dịch.
24. Aminoaxit X chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2, cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 154 gam muối. CTCT của X là
 A. H2NCH2CH2CH2(NH2)COOH.	 B. H2N(CH2)3CH(NH2)COOH.	 
 C. H2NCH2CH(NH2)CH2COOH.	 D. H2NCH=CHCH(NH2)COOH.
25. Số đồng phân cấu tạo của C4H8 là
 A. 3.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 6.
26. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.	 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
 A. 4, 5, 6.	 B. 2, 4, 6.	 C. 1, 2, 3.	 D. 1, 3, 5.
27. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
 A. 3 gam.	 B. 2,0 gam.	 C. 2,8 gam.	 D. 10,2 gam.
28. Điện phân dung dịch CuSO4 với cường độ I = 10A trong thời gian t, ta thấy có 224ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất điện phân bằng 100%.Thời gian điện phân t là:
 A. 7 phút 20 giây.	 B. 3 phút 13 giây.	 C. 6 phút 26 giây.	 D. 5 phút 12 giây.
29. Đốt cháy anđehit A được mol CO2 bằng mol H2O. A có đặc điểm là
 A. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở.	 B. anđehit no, mạch hở, đơn chức.
 C. anđehit no 2 chức, mạch hở.	 D. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
30. 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
 A. but - 2-en.	 B. hex- 2-en.	 C. but-1-en.	 D. etilen.
31. Cho hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg. Lấy 10,88 gam X tác dụng với clo dư thu được 28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
 A. 58,82%.	 B. 22,69%.	 C. 22,63%.	 D. 25,73%.
32. Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Ngâm 1 lá đồng trong dung dịch AgNO3 (2) Ngâm 1 lá kẽm trong dung dịch HCl loãng
(3) Ngâm 1 lá nhôm trong dung dịch NaOH (4) Ngâm 1 lá sắt được quấn một dây đồng trong dd HCl
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm (6) Ngâm 1 miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
 A. 1.	 B. 2.	 C. 4.	 D. 3.
33. Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là
 A. 1,8.	 B. 2,4.	 C. 2,0.	 D. 1,6.
34. Cho các dung dịch: Na2SiO3, K2SO4, NaOH, Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, BaCl2. Có bao nhiêu dung dịch ở trên tác dụng được với dung dịch KHSO4?
 A. 4.	 B. 6.	 C. 3.	 D. 5.
35. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1700C (H = 100%) thu được 0,015 mol anken Z. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng 7,75 gam. Công thức phân tử của chất có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp X là
 A. C4H8O2.	 B. C3H6O3.	 C. C5H10O2.	 D. C6H12O2.
36. Cho hỗn hợp X gồm hai khí SO2 và CO2. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2S dư thì thu được 1,92 gam chất rắn màu vàng. Nếu cho X qua Mg dư, nung nóng thì thấy chất rắn tăng thêm 2,16 gam, (biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Tính tỷ khối hơi của X so với H2?
 A. 25.	 B. 32.	 C. 27.	 D. 29.
37. Hỗn hợp X gồm H2, ankin và anken. Tỷ khối của X đối với H2 là 8,2. Cho 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí Z có thể tích 3,36 lít (đktc). Tỷ khối của Z đối với H2 là 7,0. Vậy khối lượng dung dịch Br2 tăng lên là:
 A. 6,8 gam.	 B. 4,2 gam.	 C. 6,1 gam.	 D. 5,6 gam.
38. Xét 6 nhận định sau:
(1) Phản ứng monobrom hóa propan (bằng Br2, đun nóng) tạo sản phẩm chính là propyl bromua.
(2) Phản ứng của isobutilen với hidro clorua tạo sản phẩm chính là t-butyl clorua.
(3) Phản ứng dehidrat hóa 2-metylpentan-3-ol tạo sản phẩm chính là 4-metylpent-2-en.
(4) Phản ứng của buta-1,3-đien với brom có thể tạo cả 3,4-đibrombut-1-en và 1,4-đibrombut-2-en.
(5) Điclo hóa benzen bằng Cl2 (xúc tác bột Fe, đun nóng) ưu tiên tạo sản phẩm là o-điclobenzen và p- điclobenzen.
(6) Monoclo hóa toluen bằng Cl2 (chiếu sáng) ưu tiên tạo sản phẩm là o-clotoluen và p-clotoluen.
Số nhận định đúng trong số sáu nhận định này là
 A. 3.	 B. 2.	 C. 5.	 D. 4.
39. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ 2 α-amino axit) có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
 A. 7,25.	 B. 8,25.	 C. 6,53.	 D. 5,06.
40. Có các dung dịch sau: Phenylamoniclorua, axit aminoaxetic, ancol benzylic, phenol, anilin, etylamin, natri axetat, metylamin, alanin, axit glutamic, natri phenolat, lysin. Số chất trong dung dịch có khả năng làm đổi màu quì tím là
 A. 6	 B. 7	 C. 5	 D. 8
41. Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?
 A. X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại.	
 B. X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.
 C. X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại.	
 D. X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại.
42. Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B gồm hai chất khí NO2 và NO . Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là
 A. 13,56%	 B. 12,20%	 C. 20,20%	 D. 40,69%
43. Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân vừa tác dụng được với dung dịch NaOH và vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai?
 A. y = 2	 B. x = 1	 C. t = 2	 D. z = 3
44. Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH, (CH3NH3)2CO3,ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH?
 A. 3.	 B. 6.	 C. 4.	 D. 5.
45. Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol ancol propan-1-ol trong hỗn hợp là:
 A. 7,5%.	 B. 75%.	 C. 25%.	 D. 12,5%.
46. Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 3V1 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?
 A. 2V2 = V1	 B. V2 = V1	 C. V2 = 3V1	 D. V2 = 2V1
47. Có 4 ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2, và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:
Vậy các bình a, b, c, và d lần lượt chứa các khí
 A. SO2, HCl, O2, và H2S.	 B. HCl, SO2, O2, và H2S.	 
 C. H2S, HCl, O2, và SO2.	 D. O2, H2S, HCl, và SO2.
48. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch nước brom là :
 A. 5.	 B. 7.	 C. 6.	 D. 4.
49. Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
 A. Al, K, Fe, và Ag.	 B. Al, K, Ag và Fe.	 C. K, Al, Fe và Ag.	 D. K, Fe, Al và Ag.
50. Hòa tan hoàn toàn 7,52g hỗn hợp H gồm S, FeS, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc nóng, đã thu được 0,96 mol NO2 ( là sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
 A. 36,71 gam	 B. 24,9 gam	 C. 35,09 gam	 D. 30,29 gam
 ------------------------------------------ HÕt -----------------------------------------------
Code
691
1
A
26
C
2
D
27
A
3
A
28
C
4
D
29
B
5
D
30
A
6
B
31
D
7
D
32
D
8
A
33
A
9
C
34
D
10
B
35
C
11
C
36
C
12
D
37
C
13
C
38
A
14
C
39
A
15
A
40
B
16
A
41
D
17
B
42
A
18
A
43
D
19
C
44
C
20
D
45
A
21
D
46
D
22
A
47
A
23
B
48
C
24
B
49
A
25
C
50
C

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPTQG_LAN_3_DA_THPTVB.doc