TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ THI THỬ THPTQG- LẦN 1 NĂM 2016 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Cho biết NTK của các nguyên tố: H=1; Li = 7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg =24; Al =27; Si =28; P=31; S=32; Cl =35,5; Ca=40; Cr =52; Mn=55; Fe =56; Zn= 65; Br =80; Ag =108; I =127; Ba =137; Câu 1: Polime nào sau đây không có cấu tạo mạch thẳng: A. Poli etyen B. Xenlulozo C. Cao su lưu hoá D. Poli (vinyl clorua) Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 2,00. B. 0,75. C. 1,00. D. 1,25. Câu 3: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 4: Loại tơ nào sau đây chứa nguyên tố nitơ: A. Tơ visco B. Tơ lapsan C. Sợi bông D. Tơ tằm Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất tan vô hạn trong nước? A. HCOOH, C4H9OH, C17H35COOH. B. CH3COOH, C2H5OH, C2H4(OH)2. C. C2H5COOH, C6H5NH2, HCHO. D. CH3CHO, CH4, C2H5OH. Câu 6: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng thanh nhôm cân nặng là: A. 84,6 gam B. 39,6 gam C. 43,2 gam D. 40,8 gam Câu 7: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử A. Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu B. 2NaHCO3 à Na2CO3 + CO2 + H2O C. 2AgNO3 à 2Ag + 2NO2 + O2 D. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 Câu 8: Nguyên tử có số e lớp ngoài cùng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển xanh: A. H2SO4 B. NaOH C. NaCl D. Al2(SO4)3 Câu 10: Cho 1 mol A tác dụng hết với NaHCO3 thu được 1 mol CO2. A làm mất màu dd Br2. A có thể là: A. HOOC-COOH B. HOOC-CH=CH-COOH C. CH2 =CH-COOH D. HCOOH Câu 11: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 4,05 gam. Thể tích dung dịch HCl 1,2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 120 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 240 ml. Câu 12: Hoà tan 5,6 gam Fe trong dd HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc – là sản phẩm khử duy nhất) thu được là: A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 4,48 lít Câu 13: Đun 12 gam axit axetic với 8,28 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 10,56 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 70,20%. B. 62,50%. C. 66,67%. D. 60,00%. Câu 14: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH3, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây? A. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 loãng, nguội. C. AgNO3. D. FeCl3. Câu 16: Đốt cháy 7,75 gam một amin bậc một thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của amin là: A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C6H5NH2 Câu 17: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc: A. Axit axetic B. Glucozo C. Etylamin D. Rượu etylic Câu 18: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là A. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA B. Liên kết hoá học trong phân tử tạo bởi X và hiđro là liên kết cộng hoá trị phân cực C. X là chất khí ở điều kiện thường. D. X có số oxi hoá cao nhất là +6 Câu 19: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: A. Hg B. Pb C. Al D. Na Câu 20: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên? A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. B. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. Câu 21: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất: A. KCl: Phân Kali B. (NH2)2CO: Ure C. Ca(H2PO4)2: Supe photphat kép D. NH4Cl: Đạm amoni Câu 22: Chất A vừa tác dụng với dd NaOH, vừa tác dụng với dd nước Br2 tạo kết tủa trắng. A là A. Anilin (C6H5NH2) B. Glixin (NH2CH2COOH) C. Glixerol (C3H5(OH)3) D. Phenol (C6H5OH) Câu 23: Có các phát biểu sau: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol. Triolein làm mất màu nước brom. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Benzyl axetat là este có mùi chuối chín. Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 24: Ancol metylic có công thức là: A. C6H5OH B. C2H5OH C. CH3NH2 D. CH3OH Câu 25: Chất nào sau đây làm đổi mầu quỳ tím: A. Anilin B. Axit axetic C. glixin D. Alanin Câu 26: Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách: A. Đốt cháy CH4 B. Đốt cháy C C. Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl D. Nung CaCO3 Câu 27: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. C3H7OH, C2H5OCH3. B. C4H10, C3H8O C. CH3CH2NH2, CH3NH2. D. CH3OCH3, CH3CHO. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dd X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 71,0 gam. B. 90,0 gam. C. 55,5 gam. D. 91,0 gam. Câu 29: Xôđa Na2CO3.n H2O chứa 72,72% oxi. n có giá trị là: A. 12 B. 10 C. 6 D. 8 Câu 30: Hidrocacbon nào sau đây không làm mất mầu dd Br2: A. Propen B. Axetylen C. Metan D. Etylen Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng: C6H12O6 ® A ® D E ® CH3COOH Biết rằng D, E không tan trong H2O và khi đốt cháy mỗi chất A và E đều tạo ra . Phân tử khối của chất A và % khối lượng của cacbon trong E có giá trị tương ứng là A. 60 và 82,76 B. 46 và 82,76 C. 46 và 88,89 D. 60 và 88,89 Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 8,0 gam hh X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dd HNO3 a mol/l, thu được khí NO duy nhất và dd Y. Để tác dụng hết với các chất trong dd Y cần 250 ml dd Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Giá trị của a là: A. 1,20 B. 1,62 C. 1,03 D. 2,00 Câu 33: Cho V lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là: A. 1,05 B. 0,85 C. 0,45 D. 0,525 Câu 34: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dd H2SO4 đun nóng là: A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit X1 và pentapeptit X2 đều mạch hở bằng dd KOH vừa đủ rồi cạn thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối bằng oxi vừa đủ được K2CO3, 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp CO2, H2O. % theo khối lượng của X1 trong hỗn hợp có giá trị là: A. 50,24% B. 60,00% C. 48,66% D. 54,02% Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,97. B. 3,36. C. 2,76. D. 3,12. Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là A. anđehit oxalic B. anđehit axetic. C. anđehit acrylic. D. anđehit fomic. Câu 38: Cho dãy các chất: NaOH, NaHCO3, NaAlO2, Al(OH)3, NaHSO4. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 3. B. 1 C. 2 D. 4 Câu 39: Cho hỗn hợp axit fomic và axit axetic tham gia phản ứng este hóa với hỗn hợp P gồm 2 ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Phản ứng xong thu được sản phẩm là 4 este trong đó có chất X (phân tử khối lớn nhất) và chất Y (oxi chiếm 53,33% về khối lượng). Số nguyên tử cacbon có trong phân tử X là: A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 40: Z có CTPT C7H8O. Z không tác dụng với dd NaOH, không làm mất màu dd Br2. Số chất Z thỏa mãn là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 41: Thủy phân hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X trong dd HCl sinh ra 1 mol ancol no Y và x mol axit hữu cơ đơn chức Z. Trung hòa 0,3 gam Z cần 10 ml dd KOH 0,5M. Đốt cháy 1 mol Y cần x mol O2 thu được 5 mol CO2. Khối lượng mol phân tử của X có giá trị là: A. 174 B. 365 C. 360 D. 288 Câu 42: Dung dịch A chứa Na+ (0,15 mol); Ca2+ (0,15 mol); SO42-(0,1mol) và HCO3-. Có thể dùng cách nào sau đay để làm mất tính cứng của dd A: Đun nóng (1); cho A tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ (2); t/d với dd HCl (3); t/d với Na2CO3 (4); t/d với K3(PO4) (5) A. 3,4,5 B. 1,2,3 C. 4,5 D. 1,2,4,5 Câu 43: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch X1. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch X1 thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam .Biết HNO3 dùng dư 20 % so với lượng cần thiết.Nồng độ % của Al(NO3)3 trong X1 gần nhất với : A. 9,4% B. 9,6% C. 9,7% D. 9,5% Câu 44: Oxi hóa m gam ancol X đơn chức thu được 1,8m gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic và nước. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần 2: tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của m và a là A. 20,0 và 108,0. B. 16,0 và 43,2. C. 16,0 và 75,6. D. 12,8 và 64,8. Câu 45: Dung dịch A chứa CH3COOH 1M. Quá trình nào sau đây làm tăng độ điện li của CH3COOH: A. Thêm vào dd A một ít nước B. Thêm vào dd A một ít HCl C. Thêm vào dd A một ít dd CH3COOH 1M D. Thêm vào dd A một ít CH3COONa Câu 46: Để mạ bạc một huy chương có bề dầy là 3mm, bán kính 4cm, người ta tiến hành điện phân dd AgNO3 với cường độ dòng điện là 2 A, anot làm bằng Ag, catot là tấm huy chương. Tính thời gian cần điện phân để có lớp mạ dầy 0,01mm. Cho biết khối lượng riêng của Ag là 10,8g/cm3, và lớp mạ bám đều lên các mặt của tấm huy chương. A. 348 giây B. 522 giây C. 624 giây D. 279 giây Câu 47: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3 -COO-CH=CH-CH3. B. CH3-CH2-COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH2=CH-CH2-COO-CH3. Câu 48: Cho phản ứng oxi hoá khử sau với các hệ số là các số nguyên tối giản: aKHSO4 + bFe(NO3)2 à cFe(NO3)3 + dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + gNO +h H2O. Tổng c+d có giá trị là: A. 8 B. 7 C. 5 D. 21 Câu 49: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 61,4 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,46 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây? A. 5,0%. B. 3,5%. C. 2,0%. D. 3,0%. Câu 50: Đốt cháy m gam hh hai hidrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Cho sản phẩm cháy qua dd Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa đồng thời khối lượng dd giảm 22,6 gam. Hai hidrocacbon có thể là: A. Ankan B. Ankin C. ankin hoặc ankadien D. Anken hoặc xicloankan ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- 132 1 C 132 2 D 132 3 A 132 4 D 132 5 B 132 6 A 132 7 B 132 8 C 132 9 B 132 10 C 132 11 B 132 12 C 132 13 C 132 14 C 132 15 A 132 16 A 132 17 B 132 18 D 132 19 A 132 20 A 132 21 D 132 22 D 132 23 A 132 24 D 132 25 B 132 26 C 132 27 A 132 28 C 132 29 B 132 30 C 132 31 B 132 32 D 132 33 A 132 34 A 132 35 D 132 36 C 132 37 D 132 38 C 132 39 A 132 40 D 132 41 C 132 42 C 132 43 C 132 44 C 132 45 A 132 46 B 132 47 B 132 48 B 132 49 A 132 50 B
Tài liệu đính kèm: