Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
1 
 Đề thi thử đại học số 1 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA SỐ 1 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; 
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. 
1.Nguyên tử - Bảng HTTH - Liên kết hóa học : 2 câu 
Câu1: Nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 0,138 nm và 65g/mol. Biết Zn chỉ 
chiếm 72,5% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng (g/cm3) của tinh thể Zn là: 
 A. 7,11 B. 9,81 C. 5,15 D. 7,79 
Câu 2: Cho các phát biểu sau: 
(1). Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng 
tuần hoàn là ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. 
(2). Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở chu kì 2 và nhóm VA. 
(3). Ion X 2− có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. 
(4). Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là (Ar) 3d104s1 thuộc chu kì 4, nhóm VIB. 
(5). Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là phi kim điển hình. 
(6). Halogen có độ âm điện lớn nhất là Flo. 
(7). Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là Oxi. 
(8). Về độ âm điện thì F > O > N > P .Số phát biểu sai là: 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
2.Phản ứng oxi hóa-khử - Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học : 2 câu 
Câu 3: Cho phương trình hóa học: 
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Sau khi cần bằng với hệ số đơn giản nhất thì 
tổng hệ số các chất trước phản ứng là: 
 A. 7 B. 8 C. 6 D. 11 
Câu 4: Cho khí N2 tác dụng với khí H2 có bột Fe xúc tác ở t
0
 và áp suất p thì tốc độ phản ứng là v. Nếu giữ nguyên nhiệt 
độ và tăng áp suất lên 2p thì tốc độ của phản ứng 
 N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) sẽ tăng lên là: 
 A. 2 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 16 lần 
3.Sự điện li : 1 câu 
Câu 5: Trộn V1 lít dung dịch axit có pH = 5 với V2 lít dung dịch bazơ có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1 : 
V2 bằng: 
 A. 9 : 10 B. 11 : 9 C. 9 : 11 D. 10 : 9 
4.Các nguyên tố phi kim : 3 câu 
Câu 6: Cho các phát biểu sau: 
 (1).Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là brom. 
 (2).Về tính axit thì HF > HCl > HBr > HI. 
 (3). Số oxi hóa của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là: -1, +1, +3, 0, +7. 
(4). Trong nước clo chỉ chứa các chất HCl, HClO, H2O . 
(5). Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO3, KOH, H2O. 
(6). Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO, KOH, H2O. 
(7). Clo tác dụng được với tất cả các chất H2, Na, O2, Cu. 
(8). Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế Cl2 từ HCl và các chất như MnO2, KMnO4, KClO3. 
(9). Có thể điều chế HCl bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc nên cũng có thể điều chế được HBr 
và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với H2SO4 đậm đặc. 
 (10). Clo được dùng sát trùng nước sinh hoạt. 
(11). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Javen, clorua vôi. 
(12). Clo được dùng để tẩy trắng sơi, giấy, vải. Số phát biểu đúng là : 
A.3 B.4 C.5 D.6 
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
2 
 Đề thi thử đại học số 1 
Câu 7 : Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 
0t cao ; (2) NH4NO2 
0t ; (3) NH3 + O2 
0850 ,C Pt 
(4) NH3 + Cl2  ; (5) NH4Cl 
0t ; (6) NH3 + CuO 
0t . Các phản ứng đều tạo khí N2 là: 
 A. (1), (2), (5) B. (3), (5), (6) C. (2), (4), (6) D. (1), (3), (4) 
Câu 8: Cho m gam P2O5 tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung 
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 109m/71 gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
A. 42,6 B. 21,3 C. 14,2 D. 28,4 
5.Đại cương về kim loại : 4 câu 
Câu 9: Nhúng một thanh magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy 
thanh kim loại ra rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng magie đã phản 
ứng là: 
 A. 6,96gam B. 20,88gam C. 25,2gam D. 24gam 
Câu 10 : Hòa tan hỗn hợp gồm 9,6 gam CuO và 24 gam Fe2O3 trong 240ml dung dịch H2SO4 2M đến phản ứng hoàn toàn. 
Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: 
 A. 4,8 m  2,7 B. 7,2m 5,6 C. 7,2m 4,8 D. 7,2 > m > 4,8 
Câu 11: Điện phân dung dịch C chứa a mol CuSO4 và 0,4 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 
không đổi) trong thời gian t giây thu được 4,48 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t thì tổng thể tích khí thu 
được ở cả 2 điện cực là 10,08 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là: 
 A. 0,20 B. 0,25 C. 0,22 D. 0,15 
Câu 12: Hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 có chứa 21,92% S về khối lượng. Lấy 200 gam hỗn hợp X tác dụng với 
dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 93,6 gam chất 
rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeSO4 trong hỗn hợp X là: 
 A. 41,8% B. 34,2% C. 19% D. 30,4% 
6.Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm : 4 câu 
Câu 13: Cho 3 thí nghiệm: 
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] 
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3 
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3 
Lượng kết tủa thu được trong các thí nghiệm được biểu thị theo các đồ thị dưới đây: 
 (A) (B) (C) 
Kết quả thí nghiệm 1, 2 và 3 được biểu diễn bằng các đồ thị theo trật tự tương ứng: 
 A. Đồ thị A, đồ thị B, đồ thị C B. Đồ thị B, đồ thị C, đồ thị A 
 C. Đồ thị C, đồ thị B, đồ thị A D. Đồ thị A, đồ thị C, đồ thị B 
Câu 14: Cho V ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thì thu được lượng 
kết tủa lớn nhất. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 300 ml và 14,76 gam B. 300 ml và 14,304 gam 
 C. 240 ml và 14,76 gam D. 240 ml và 14,304 gam 
Câu 15: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và m gam 2 oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào 
dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 13,44 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y thu được 
93,6 gam kết tủa. Cho Z tan hết trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch chứa 165,6 gam muối sunfat và 26,88 lít khí 
SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
3 
 Đề thi thử đại học số 1 
 A. 50,4 B. 62,9 C. 64,8 D. 69,6 
Câu 16: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó 
thêm tiếp 0,6V lít khí CO2 nữa, thu được thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là: 
 A. 7,84 B. 5,60 C. 6,72 D. 8,40 
7.Fe – Cu – Tổng hợp vô cơ : 9 câu 
Câu17: Hòa tan hết 11,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO bằng dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 vào 0,15 mol HNO3 thu 
được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,08 mol NO và a mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y 
thành 2 phần bằng nhau: 
 - Phần I tác dụng với 97,5ml dung dịch KOH 2M thu được 6,42 gam một chất kết tủa. 
 - Phần II tác dung với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
 A. 38,22 B. 29,15 C. 35,85 D. 32,26 
Câu18: Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khí phản ứng hoàn toàn 
thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn rồi lọc lấy 
kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08 gam chất rắn. Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là: 
 A. 7,26gam B. 2,6gam C. 4,8gam D. 1,24gam 
Câu 19: Cho các chất: H2S, MnO2, KClO3, NH3, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, H2SO4 đặc. Số chất thể hiện tính oxit hóa khi 
cho tác dụng với dung dịch HCl (trạng thái khí hoặc dung dịch) là: 
 A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 
Câu 20: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl dư và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối 
và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là: 
 A. 29,87 B. 24,03 C. 32,15 D. 34,68 
Câu 21: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và CuO trong đó oxi chiếm 12,5% khối lượng hỗn hợp. Cho 11,2 lít khí CO (đktc) đi 
qua m gam X đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18,8. Hòa tan 
hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch chứa 2,8125m gam muối và 35,84 lít khí NO2 (đktc, 
là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây: 
 A. 64,1 B. 57,6 C. 76,8 D. 51,2 
Câu 22: Cho các cặp chất (ở trạng thái rắn hoặc dung dịch) phản ứng với nhau: 
(1) Pb(NO3)2 + H2S (2) Pb(NO3)2 + CuCl2 (3) H2S + SO2 (4) FeCl3 + H2S (5) AlCl3 + NH3 
 (6) NaAlO2 + AlCl3 (7) FeS + HCl (8) Na2SiO3 + HCl (9) NaHCO3 + Ba(OH)2 dư 
Số lượng các phản ứng tạo kết tủa là: 
 A. 6 B. 9 C. 8 D. 7 
Câu 23: Cho 11,64 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 vào 50ml dung dịch gồm H2SO4 2M và 
HNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N
+5). Trộn a mol NO 
trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với nước thu được 500ml dung dịch có pH = z. Giá trị 
của z là: 
 A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 
Câu 24: Cho các phản ứng hóa học sau: 
(1) FeS + HCl  khí X , (2) KClO3 
0t khí Y, 3) CH3NH3NO3 + NaOH  khí Z, 
 (4) KMnO4 + HCl  khí G, (5) Cu + H2SO4 đặc 
0t khí E, (6) Cu + HNO3 đặc  khí H 
Số lượng khí đều tác dụng với dung dịch kiềm là: 
 A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 
Câu 25: Cho 22,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và Fe tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí 
chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 
34,95 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 31,2 gam kết tủa. Giá trị của V là: 
 A. 38,08 B. 26,44 C. 22,4 D. 16,8 
8.Đại cương hữu cơ – Hidrocacbon : 4 câu 
Câu 26: Hỗn hợp X gồm H2, ankin và anken. Tỷ khối của X đối với H2 là 8,2. Cho 11,2 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng 
thu được Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí Z có thể tích 3,36 lít. Tỷ khối của Z đối với H2 là 
7,0. Vậy khối lượng dung dịch Br2 tăng lên là: 
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
4 
 Đề thi thử đại học số 1 
 A. 6,8 gam B. 6,1 gam C. 5,6 gam D. 4,2 gam 
Câu 27: Một bình kín chỉ chứa các chất: axetilen (0,3mol), vinyl axetilen (0,5mol) và hidro (0,8mol) và một ít bột Niken. 
Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 17,7. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7mol 
AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,1mol 
Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là: 
 A. 99,8 B. 99,6 C. 98,4 D. 98,2 
Câu 28: Thực hiện phản ứng đề hidro hóa hỗn hợp X gồm C2H6 và C3H8 (C2H6 chiếm 20% về thể tích) thu được hỗn hợp 
Y có tỉ khối đối với H2 là 13,5. Nếu các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và hai ankan bị đề hidro hóa với hiệu suất nhu nhau 
thì hiệu suất của phản ứng là: 
 A. 52,59% B. 55,75% C 49,27% D. 50,25% 
Câu 29: Khi crăckinh dầu mỏ người ta thu được hỗn hợp 2 hiđrocacbon X, Y là đồng phân của nhau, chúng có phân tử khối 
là 86. Halogen hóa mỗi đồng phân chỉ cho 3 dẫn xuất monohalogen. X, Y có tên gọi là: 
A.Hexan; 2-metylpentan B. 2,3-đimetylbutan; 2,2- đimetyl butan 
C.3-metyl pentan; 2,3- đimetyl butan D.Hexan; 2,2-đimetyl butan 
9.Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol : 2 câu 
Câu 30: Cho các nhận xét sau: 
1. Phenol dễ dàng làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen dễ bị thay thế. 
2 .Phenol làm mất màu nước brom do phenol dế dàng tham gia phản ứng cộng brom. 
3. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol. 
4. Phenol tác dụng được với dd NaOH và dd Na2CO3. 
5. Phenol tác dụng được với Na và dd HCHO. 
6. Phenol và ancol etilic đều tan tốt trong nước. 
7. Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hóa thành anđehit hay ancol. Số nhận xét đúng là: 
 A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 
Câu 31: Cho các chấtt sau: sec –butyl bromua ,iso –amyl clorua , benzyl clorua , 3clobut-1-en,4- clo-2-metylpent-1-en ,p-
clotoluen. Số chất bị thủy phân khi đun với nước ,bị thủy phân khi đun với dung dịch NaOH,bị thủy phân khi đun với 
dung dịch NaOH đặc,nhiệt độ và áp suất cao lần lượt là: 
 A. 2 -3 -1 B.1 -5 -1 C. 1-4 -6 D. 2 -5 -6 
10.Andehit – Xeton – Axit cacboxylic : 3 câu 
Câu32: Đốt cháy hoàn toàn 23,8gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit adipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol 
axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 
mol Ba(OH)2 thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thấy xuất hiện kết tủa. Cho 23,8 gam hỗn hợp X 
tác dụng với 300ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan 
có khối lượng là: 
 A. 15,8gam B. 22,2gam C. 16,6gam D. 27,8gam 
Câu 33: Hỗn hợp X gồm một anđehit mạch hở và một hidrocacbon mạch hở có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 
mol hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,3 mol nước. Nếu cho 0,5 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 
dư thì khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 168gam B. 114gam C. 108gam D. 162gam 
Câu 34: Trong các chất sau: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa, CH3COONH4, CH3COOCH=CH2, số chất 
được tạo thành từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng là: 
 A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 
11.Este – Lipit : 3 câu 
Câu35: Thủy phân hoàn toàn 0,1mol este X bằng NaOH thu được muối của axit cacboxylic và 6,2gam ancol Z. Muối thu 
được có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là: 
 A. HCOOCH2CH2CH2OOCH B. HCOOCH2CH(CH3)OOCH 
 C. HCOOCH2CH2OOCCH3 D. CH3COOCH2CH2OOCCH3 
Câu 36: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số Trieste tối đa 
được tạo ra là: 
 A. 6 B. 18 C. 9 D. 27 
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
5 
 Đề thi thử đại học số 1 
Câu 37: Đun nóng hỗn hợp X chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y 
chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp Z chứa 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Lấy toàn bộ Z đun nóng với H2SO4 đặc ở 
140 oC thu được 12,78 gam hỗn hợp 3 ete (Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol đều bằng 75%). Cô cạn Y sau đó nung với xút 
thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 6,6. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ là : 
 A.46,2% B.51,1% C.56,4% D.48,8% 
12.Cacbohidrat : 2 câu 
Câu 38: Cho các phát biểu sau đây: 
(1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh (5) Glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở 
(2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 (6) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm – OH kề nhau 
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh (7) Glucozơ tác dụng được với nước brom 
(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom 
(8) Khi glucozơ ở dạng mạch vòng thì tất cả các nhóm – OH đều tạo ete với CH3OH 
Số nhận định đúng là: 
 A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 
Câu 39: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất 
phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch nước brom thì số mol 
Br2 đã phản ứng tối đa là: 
 A. 0,025 B. 0,0325 C. 0,04 D. 0,0475 
13.Amin – Amino axit – Peptit - Protein : 3 câu 
Câu40: Hỗn hợp X gồm các chất Y ( C3H10N2O4) và chất Z (C4H8N2O3), trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit 
mạch hở. Cho 28,08gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,12 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ 
tím ẩm. Mặt khác 28,08gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là: 
 A. 37,65 B. 39,15 C. 38,85 D. 36,54 
Câu 41: X là một α – amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH2. Từ m gam X điều chế được m1 
gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,045 mol nước. Đốt cháy 
m2 gam tripeptit thu được 0,085 mol H2O. Tìm m: 
 A. 1,545 B. 1,755 C. 1,12 D. 1,335 
Câu 42: Cho sơ đồ: C6H6 → X → Y → Z → m-HO-C6H4-NH2 . X, Y, Z tương ứng là: 
A.C6H5Cl, C6H5OH, m-HO-C6H4-NO2. B.C6H5NO2, C6H5NH2, m-HO-C6H4-NO2. 
C.C6H5Cl, m-Cl-C6H4-NO2, m-HO-C6H4-NO2. D.C6H5NO2, m-Cl-C6H4-NO2, m-HO-C6H4-NO2. 
14.Polime : 1 câu 
Câu43: Cho các polime sau: tơ tằm , nilon – 6, tơ axetat, nilon – 6,6, tơ visco, poli(vinlyl clorua), tơ lapsan. Số polime là 
tơ nhân tạo là: 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
15.Tổng hợp hữu cơ : 7 câu 
Câu 44 : Chia 52,4 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành 2 phần bằng nhau: 
 - Phần I cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 108 gam Ag. 
 - Phần II cho tác dung hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t
0) thu được hỗn hợp X gồm 2 ancol Y và Z (MY < MZ). 
Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140
0C thu được 12,09 gam hỗn hợp 3 ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là 60%. Hiệu 
suất phản ứng tạo ete của Z là: 
 A. 40% B. 60% C. 30% D. 50% 
Câu 45: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T 
là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lít khí 
O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. 
Khối lượng muối thu được khi cho cung lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH là: 
 A. 5,44gam B. 4,68gam C. 5,04gam D. 5,80gam 
Câu 46: Cho sơ đồ chuyển hóa : Benzen  X  Y  C6H4(NH2)2, trong đó X và Y là những sản phẩm chính. Chất hữu 
cơ Y là: 
 A. m – đinitrobenzen B. o – đinitrobenzen C. p – đinitrobenzen D. m – nitrobenzen 
Câu 47: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần. Trường hợp nào dưới đây là đúng? 
A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH 
Biên soạn : Nguyễn Quang Thành-giảng viên ĐH Y-Dược Hải Phòng SĐT : 0982.455.132 
6 
 Đề thi thử đại học số 1 
B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH 
C. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl 
D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F 
Câu 48: Cho các phát biểu sau: 
(1) Teflon, thủy tinh hữu cơ, poli propilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monome tương ứng. 
(2) Nhựa novolac và nhựa rezit đều có cấu trúc mạch không phân nhánh. 
(3) Nilon–6, vinylclorua, poli (vinyl axetat) và benzylpropanoat đều bị thủy phân khi tác dụng với dd NaOH loãng, đun 
nóng. 
(4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ. 
(5) Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat. 
(6) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%, muối mononatri glutamat là thành phần chính của bột 
ngọt. 
(7) Dùng nước và Cu(OH)2 để phân biệt triolein, etylen glycol và axit axetic. 
Số phát biểu đúng là: 
 A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) 
và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam 
CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là: 
 A. C2H3COOH B. CH3COOH C. C3H5COOH D. C2H5COOH 
Câu 50: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O (biết 50 < MX < MY < MZ). Cho hỗn hợp M gồm X, Y, Z trong đó số 
mol chất X gấp 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt hoàn toàn a gam M thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác, a gam M tác 
dụng với KHCO3 dư được 0,04 mol khí. Nếu cho a gam M tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 56,16 gam Ag. Phần trăm 
khối lượng của Y trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 22,5 B. 67,5 C. 74,5 D. 16,0 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_THU_SO_1THAY_THANH.pdf