TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG- HƯNG NGUYÊN MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2015-2016 Môn : ĐỊA LÍ Chủ đề (nội dung) /mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cơ cấu ngành công nghiệp (1 tiết) Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp. - Sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp Tỉ lệ : 1/6= 16,7% Số điểm 2,0 điểm Tỉ lệ 100% Số điểm 2.0đ Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (2 tiết) -Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta: phát triển khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình. - Trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu ngoại thương Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta Hiểu được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường - Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của giao thông vận tải. - Sử dụng bản đồ Giao thông hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố của một số tuyến giao thông vận tải, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc quan trọng. - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch. - Sử dụng bản đồ Du lịch, Kinh tế, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế,...). Tỉ lệ : 2/6= 33,3% Số điểm 3,0 điểm Tỉ lệ 6 Tỉ lệ 66,7% Số điểm 2,0đ Tỉ lệ 33,3 % Số điểm 1.0đ Vấn đề khai thác thế mạnh ở TD & MN Bắc Bộ (2 tiết) Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện, trồng và chế biến chè, chăn nuôi gia súc). - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Hoà Bình, Thái Nguyên, Điện Biên Phủ. Tỉ lệ : 2/6= 33,3% Số điểm 3,0 điểm Tỉ lệ 66,7% Số điểm 2,0 đ Tỉ lệ 33,3% Số điểm 1,0 đ Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH (1 tiết) Trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế -xã hội Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính - Sử dụng bản đồ Kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng (công nghiệp, sản xuất lương thực, thương mại, du lịch). - Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để hiểu và trình bày sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. - Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Dương, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình. Tỉ lệ : 1/6= 16,7% Số điểm 2,0 điểm Tỉ lệ 100% Số điểm 2 đ Tổng số tiết: 6 tiết Tổng số 100% = 10 điểm 40% = Số điểm 4,0 20 % = Số điểm 2,0 40% = Số điểm 4,0 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NH 2015-2016 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian :180 phút, không kể thời gian giao đề Câu I (2,0 điểm) 1.Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?Hãy nêu những hậu quả và biện pháp chủ yếu để phòng chống thiên tai hạn hán. 2. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 – 2014 (đơn vị: %) Nhóm tuổi 1999 2009 2014 0-14 33,6 25,0 23,5 15-60 58,3 66,0 66,0 Trên 60 8,1 9,0 10,5 Tổng 100 100 100 a.Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta giai đoạn 1999 -2014 b. Phân tích những thuận lợi của cơ cấu “Dân số vàng” (giai đoạn số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao) đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Câu II (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 hãy: 1.Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hoá thế giới của nước ta. 2.Hãy sắp xếp các bãi biển sau của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cửa Lò, Vũng Tàu, Mũi Né, Thuận An, Nha Trang, Đồ Sơn, Trà Cổ. Câu III (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng hoạt động xuất khẩu nước ta có những chuyển biến rõ rệt sau đổi mới nhưng hiện nay nước ta vẫn là nước nhập siêu? 2. Hãy nêu những tiềm năng để phát triển nghề cá (khai thác sinh vật biển) ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.Tại sao ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải phát triển mạnh đánh bắt xa bờ? Câu IV: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (đơn vị :tỉ đồng) Năm 2000 2010 Kinh tế nhà nước 170 141 668 300 Kinh tế ngoài nhà nước 212 879 941 814 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2010, NXB Thống kê 2011) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiệnqui mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét ------ ------------ - Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (NXB giáo dục Việt Nam từ 2009) khi làm bài thi. - Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NH 2015-2016 MÔN : ĐỊA LÝ (Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0 điểm) 1 Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?Hãy nêu những hậu quả và biện pháp chủ yếu để phòng chống thiên tai hạn hán. 1,0 - Hai vấn đề quan trọng nhất trong báo vệ môi trường: +Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường(d/c) +Tình trạng ô nhiễm môi trường đất,không khí,nước(d/c) - Hậu quả hạn hán:mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt - Biện pháp phòng chống:Trồng rừng,xây dựng hệ thống thủy lợi,trồng cây chịu hạn. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 a.Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta giai đoạn 1999 -2014 b. Phân tích những thuận lợi của cơ cấu “Dân số vàng” (giai đoạn số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao) đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. 1,0 a. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi giai đoạn 1999-2014 có sự chuyển dịch nhanh( d/c) - Cơ cấu dân số chuyển từ dân số trẻ sang dân số già 0,25 0,25 b. - Lực lượng lao động dồi dào, trẻ( số người lao động gấp đôi số người phụ thuộc) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, thuận lợi tiếp thu công nghệ. - Nhóm dân số 0-14 tuổi giảm nhanh tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng giáo dục,nguồn lao động,giảm bớt chi phí y tế,phúc lợi xã hội. 0,25 0,25 II (2,0 điểm) 1 Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hoá thế giới của nước ta. - Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng - Di sản văn hoá thế gới: Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An 0,5 0,5 2 Sắp xếp các bãi biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam: 1,0 Trà Cổ, Đồ Sơn, Cửa Lò, Thận An,Nha Trang, Mũi Né,Vũng Tàu. (đúng thứ tự 2-3 địa danh cho 0,25đ; 4 địa danh cho 0,5đ; 5 địa danh cho 0,75đ; 6-7 địa danh cho 1,0 đ) III (3,0 điểm) 1 Chứng minh rằng hoạt động xuất khẩu nước ta có những chuyển biến rỏ rệt sau đổi mới nhưng hiện nay nước ta vẫn là nước nhập siêu? 1,5 * Hoạt động xuất nhập khẩu đang có sự chuyển biến rõ rệt: + Giá trị XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.(Hoặc số liệu của At lát VN từ 14,5 tỷ USD lên 48,6 tỷ USD giai đoạn 2000-2007) + Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông lâm thuỷ sản. + Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. * Nước tà là nước nhập siêu: năm 2005, giá trị nhập khẩu đạt 36,8 tỉ USD cao hơn giá trị xuất khẩu 4,4 tỉ USD (hoặc theo At lát VN năm 2007 xuất khẩu cao hơn nhập khẩu 14,2 tỷ USD) 0,5 0,25 0,25 0,5 2 Hãy nêu những tiềm năng để phát triển nghề cá (khai thác sinh vật biển) ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.Tại sao ở đây cần phải phát triển mạnh đánh bắt xa bờ? 1,5 a. Tiềm năng: - Đánh bắt: + Tỉnh nào cũng giáp biển,giàu nguồn lợi hải sản +Có 2 ngư trường trọng điểm Ninh Thuận-Bình Thuận; Trường Sa-Hoàng Sa - Nuôi trồng: Bờ biển có nhiều vũng vịnh,đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhất là tôm hùm,tôm sú b. Cần phải phát triển đánh bắt xa bờ vì: + Có hiệu quả kinh tế cao,bảo vệ nguồn lợi ven bờ +Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển –đảo nước ta 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 IV (3,0 điểm) 1 Vẽ biểu đồ 2,0 * Yêu cầu Xử lý số liệu đúng: (sai số +;- 0,2) CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (đơn vị: %) Năm 2000 2010 Kinh tế nhà nước 38,5 33,7 Kinh tế ngoài nhà nước 48,2 47,5 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,3 18,8 Tổng 100 100 - Tính đúng bán kính (chọn R2000 = 1đvbk; R2010 = 2,1 đvbk), - Vẽ biểu đồ tròn, chính xác số liệu, có tên, chú giải (nếu thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25 đ);vẽ biểu đồ khác không cho điểm. 0,5 0,25 1,25 2 Nhận xét 1,0 - Qui mô +Giá trị tổng sản phẩm của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước lớn nhất , tiếp đến là của thành phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c) + Từ năm 2000 đến năm 2010, GDP cá nước tăng 4,49 lần; trong đó thành phần kinh tế nhà nước tăng 3,90 lần, thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng 4,42 lần, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,32 lần - Cơ cấu + Tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước lớn nhất , tiếp đến là của thành phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c) +Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (d/c) 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: