BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2015-2016 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. Mã đề thi 127 Họ, tên thí sinh:..........................................................Số báo danh........................... Phòng thi Cho biết nguyên tử khối: H = 1; Li =7. C = 12; N = 14; O = 16; ; Na = 23; K = 39; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; P = 31. Ca = 40; Al = 27; Cr = 52; Mn =55, Fe= 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108, Ba = 137/ Hiệu ứng nhà kính tạo nên nguyên nhân chính của việc nóng lên toàn cầu, hạn hán cháy rừng xảy ra, băng tan làm cho nước biển dâng cao, mưa lụt nhiều. Khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính là A. CO. B. NO2. C. SO2. D. CO2. Số đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 8. C. 2. D. 3. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. Dung dịch A cho pH > 7; dung dịch B cho pH < 7; dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D thấy xuất hiện kết tủa trắng . A, B, D theo thứ tự là: A. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4 B. NaOH; NH4Cl; Ba(HCO3)2 C. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2 D. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2 Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây ? A. CH3-COOH; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH B. C6H5-NH2; HN2-CH2-COOH; CH3-COOH C. C6H5-NH2; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH D. CH3-COOH; C6H5-OH; CH3-CH2-NH2 Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức C7H8O2. Khi tác dụng với Na thu được số mol khí hiđro bằng số mol X. Mặt khác X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Cấu tạo của X là A. HO-C6H4O-CH3. B. HO-C6H4-CH2OH. C. CH3-C6H4(OH)2. D. C6H5CH(OH)2. Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 XYZ. Trong đó: X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Vậy X và Z là : A. etilen và etanol B. Etan và axit axetic. C. etan và etanal D. Etilen và axit axetic. Điện phân dung dịch chứa HCl, NaCl, FeCl3 (điện cực trơ, có màng ngăn). Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên pH của dung dịch theo thời gian (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)? A. B. C. D. pH pH pH pH Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Chất nào sau đây không tạo được kết tủa với AgNO3 A. Fe(NO3)2 B. HCl C. Na3PO4 D. HNO3 Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là A. alanin. B. Lysin. C. axit glutamic. D. valin Dd không làm đổi màu quỳ tím là. A. Alanin. B. Metyl amin. C. Axit glutamic. D. Lysin. Cho phương trình hóa học : Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Nếu hệ số phân tử của H2SO4 là 6 thì hệ số của phân tử SO2 là 4. B. 5. C. 6. D. 3. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Ba(OH)2. Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4 đặc nguội , (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A. (1), (2), (3). B. (1), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (3), (5). Để trung hoà dung dịch chứa 6 gam một axit X (no, đơn chức, mạch hở) thì cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là A. C2H3COOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH. Hoà tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là A. 20,7gam. B. 13,6gam. C. 14,96gam. D. 27,2gam. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng với CH3NH2? A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là A. fructozơ và glucozơ. B. ancol etylic. C. saccarozơ. D. glucozơ. Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,03 mol HCl vào dung dịch chứa 0,02 mol Na2CO3 thì thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là A. 0,336 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 0,448 lít. Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4 B. 1. C. 2. D. 3. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 7,0. B. 21,0. C. 14,0. D. 10,5. Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X + O2 Y; (b) Z + H2O G (c) Z + Y T (d) T + H2O Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T có giá trị xấp xỉ bằng A. 37,21%. B. 44,44%. C. 53,33%. D. 43,24%. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Cho các phát biểu: (1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hoá và tính khử; (2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc; (3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch; (4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2. Phát biểu đúng là A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). Đốt cháy hoàn toàn 6 gam este X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2. B. C2H4O2. C. C4H6O2. D. C4H8O2. Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào 150 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,7. B. 3,9. C. 7,8. D. 15,6. Thành phần hóa học của supephotphat kép là A. (NH2)2CO. B. KNO3. C. Ca(H2PO4)2. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Cho hỗn hợp X chứa 2,4 gam Mg và 10,64 gam Fe vào dung dịch Y chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và m gam kim loại. Giá trị của m là A. 34,56. B. 31,36. C. 44,56. D. 41,36. Cho hh gồm a mol Ba và b mol Al vào lượng nước dư. Sau thí nghiệm, còn một phần kim loại không tan. Vậy mối quan hệ của a và b là A. b = 2a B. b 2a Nhiệt phân các muối sau: NH4NO2, NaHCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Cu(NO3)2, AgNO3. Số phản ứng nhiệt phân thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dd nước của chúng thấy có các hiện tượng sau: - Chất X tan tốt trong dd HCl và tạo kết tủa trắng với dd brom. - Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dd xanh lam. - Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dd AgNO3/NH3. - Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím. Các chất X, Y, Z và T lần lượt là: A. phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal. B. phenol, glucozơ, glixerol, etanal. C. anilin, fructozơ, glixerol, metanal. D. anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol. Có 3 kim loại có tính chất được biểu thị bằng dãy sau: +HNO3 +CO +HCl cô cạn, t0 X X(NO3)3 X2O3 X2O3 XCl3 Y Y(NO3)2 YO Y Y Z ZNO3 Z Z Z X, Y, Z lần lượt là các kim loại nào sau đây: A. Al, Zn, Ag B. Fe, Cu, Ag C. Al, Mg, Ag D. Al, Cu, Ag Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,75m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 17,6. B. 11,2. C. 16,0. D. 16,8. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, Zn trong bình đựng a mol HNO3 thu được hỗn hợp khí Y ( gồm b mol NO và c mol N2O) và dung dịch Z ( không chứa muối amoni). Thêm V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b và c là: A. V = a + 3b + 8c B. V = a + 4b + 10c C. V = a – b – 2c D. V = a – b – c Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít oxi thu được 1,12 lít CO2 (đktc) . Công thức phân tử của 2 amin là: A. C2H5NH2, C3H7NH2 B. CH3NH2, C2H5NH2 C. C4H9NH2, C5H11NH2 D. C3H7NH2, C4H9NH2 Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là A. 11,966% . B. 10,526%. C. 10,687%. D. 9,524%. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là A. 46,6. B. 37,6. C. 36,4. D. 18,2. Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dd KOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là; A. 20,56 B. 26,64 C. 26,16 D. 26,40 Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 21,7 gam X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là A. 10,80. B. 15,30. C. 12,24. D. 9,18. Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2(đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 40,3 gam. Giá trị của V là: A. 19,04 lít B. 17,36 lít C. 15,12 lít D. 19,60 lít Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,84. B. 4,78. C. 5,80. D. 6,82. Cho m gam hỗn hợp Al, Fe vào 300ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch X để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ? A. 300 ml B. 400 ml C. 600 ml D. 500 ml Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 muối vô cơ là Na2CO3 và M2CO3 vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 17,55 gam muối khan. Giá trị m là. A. 25,5 B. 23,05 C. 22,8 D. 18,8 X có CTPT C2H7O3N. khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, Tính m? A. 18,85 gam B. 17,25 gam C. 16,6 gam D. 16,9 gam Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y( biết trong các phản ứng NO là sản phẩm khử duy nhất). Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là: A. 3,36 B. 4,2 C. 3,92 D. 3,08 Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-dien và vinyl axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X bằng 54,88 lít khí O2 (đktc, vừa đủ), thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen trong X là A. 30,50%. B. 31,52%. C. 21,55%. D. 33,35%. Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, CH3CHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là : A. 6,68 B. 7,64 C. 7,32 D. 6,36 phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dd MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hh sau pứ thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với A. 80,0. B. 97,5. C. 67,5. D. 85,0. Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O, ancol dư và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 27,0. B. 43,2. C. 32,4. D. 64,8.
Tài liệu đính kèm: