Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học 12 - Đề số 9 (Có đáp án)

docx 12 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học 12 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học 12 - Đề số 9 (Có đáp án)
BỘ ĐỀ BÁM SÁT
ĐỀ THI THAM KHẢO 
NĂM 2021
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ SỐ: 09
Họ, tên thí sinh: .
Số báo danh: .
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. 
* Các thể tích khí đều đo ở (đktc).
Nội dung đề
Câu 1. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOH.
Câu 2. Công thức của axit panmitic là
	A. C17H33COOH.	B. HCOOH.	C. C15H31COOH.	D. CH3COOH
Câu 3. Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?
	A. Tristearin.	B. Polietilen.	C. Anbumin.	D. Glucozơ.
Câu 4. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
	A. HCl.	B. NaOH.	C. CH3NH2.	D. NH2CH2COOH.
Câu 5. Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là
	A. 5.	B. 7.	C. 9.	D. 3.
Câu 6. Phân tử polime nào sau đây chứa nhóm -COO-?
	A. Polietilen.	B. Poli(vinyl clorua).
	C. Poli(metyl metacrylat).	D. Poliacrilonitrin.
Câu 7. Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là
	A. tính dẫn điện.	B. ánh kim.	C. tính dẫn nhiệt.	D. tính dẻo.
Câu 8. Dãy các kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử?
	A. Mg, Cu, Ag.	B. Fe, Zn, Ni.	C. Pb, Cr, Cu.	D. Ag, Cu, Fe.
Câu 9. Cơ sở của phương pháp điện phân nóng chảy là
	A. khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2, Al.
	B. khử ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,.
	C. khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy bằng dòng điện một chiều.
	D. khử ion kim loại trong dung dịch bằng dòng điện một chiều.
Câu 10. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được:
	A. Cl2.	B. NaOH.	C. Na.	D. HCl.
Câu 11. Kim loại Na tác dụng với nước sinh H2 và
	A. Na2O.	B. NaOH.	C. Na2O2.	D. NaH.
Câu 12. Kim loại Al không tan trong dung dịch
	A. HNO3 loãng.	B. HCl đặc.	C. NaOH đặc.	D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 13. Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
	A. Mg.	B. Al.	C. Zn.	D. Cu.
Câu 14. Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?
	A. Mg(OH)2 MgO + H2O.	B. CaCO3 CaO + CO2.
	C. BaSO4 Ba + SO2 + O2.	D. 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2.
Câu 15. Thu được kim loại nhôm khi
	A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.	B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng.
	C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.	D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.
Câu 16. Công thức hóa học của sắt (III) clorua là?
	A. Fe2(SO4)3.	B. FeSO4.	C. FeCl3.	D. FeCl2.
Câu 17. Số oxi hóa đặc trưng của crom là
	A. +2,+3,+4.	B. +2,+3,+6.	C. +2,+4,+6.	D. +2,+3,+5.
Câu 18. Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
	A. đá vôi.	B. muối ăn.	C. thạch cao.	D. than hoạt tính.
Câu 19. Phân đạm cung cấp cho cây
	A. N2.	B. HNO3.	C. NH3.	D. N dạng NH4+, NO3-.
Câu 20. Chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn trong phân tử?
	A. Etan.	B. Propin.	C. Isopren.	D. Propilen.
Câu 21. Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este thủy phân ra cùng một muối?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 22. Thủy phân hoàn toàn CH3COOC2H5 và CH2=CHCOOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu được
	A. C2H5OH.	B. CH3COONa.	C. CH2=CHCOONa.	D. CH3OH.
Câu 23. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
	A. Glucozơ và fructozơ.	B. Saccarozơ và glucozơ.
	C. Saccarozơ và xenlulozơ.	D. Fructozơ và saccarozơ.
Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 43,20.	B. 46,07.	C. 21,60.	D. 24,47.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:
	A. 0,3.	B. 0,2.	C. 0,1.	D. 0,4.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.	B. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
	C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.	D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và Al vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng Al có trong hỗn hợp (X) là:
	A. 2,7 gam.	B. 1,2 gam.	C. 1,35 gam.	D. 0,81 gam.
Câu 28. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
	A. 8,10.	B. 2,70.	C. 4,05.	D. 5,40.
Câu 29. Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?
	A. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng.	B. Fe + Fe(NO3)3.
	C. FeCO3 + HNO3 loãng.	D. FeO + HCl.
Câu 30. Hợp chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá là
	A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3.	D. Fe(NO3)3.
Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng 4,77 mol O2, thu được 56,52 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X trên bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°), lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là
	A. 81,42.	B. 85,92.	C. 81,78.	D. 86,10.
Câu 32. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là để kết tinh muối natri của các axit béo.
	B. Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
	C. Mục đích chính của việc thêm nước cất trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tránh nhiệt phân muối của các axit béo.
	D. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.
(b) Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.
(c) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(e) Đipeptit Ala-Val có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 34. Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
	A. HCOOH và CH3OH.	B. HCOOH và C3H7OH.	
	C. CH3COOH và CH3OH.	D. CH3COOH và C2H5OH.
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
	A. 2,55.	B. 2,97.	C. 2,69.	D. 3,25.
Câu 36. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a là:
	A. 0,02.	B. 0,015.	C. 0,03.	D. 0,04.
Câu 37. Hỗn hợp X gồm: Na, Ca,Na2O và CaO. Hoàn tan hết 5,13 gam hỗn hợp X vào nước thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 2,8 gam NaOH. Hấp thụ 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 7,2.	B. 6,0.	C. 4,8.	D. 5,4.
Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(2) Dần khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(4) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(5) Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
(6) Cho nước cứng vĩnh cửu tác dụng với dung dịch Na3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 39. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no, chứa 1 liên kết đôi C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy hoàn toàn 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là
	A. 4,68 gam.	B. 8,64 gam.	C. 8,10 gam.	D. 9,72 gam.
Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X chứa Mg, MgO và Fe3O4 (trong X oxi chiếm 22,439% về khối lượng) bằng dung dịch chứa HNO3 và 0,835 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa hỗn hợp 3 muối và 0,05 mol khí NO (duy nhất). Phần trăm khối lượng của Mg trong X gần nhất với:
	A. 26	B. 29%.	C. 22%.	D. 24%.
--------HẾT--------
BỘ ĐỀ BÁM SÁT
ĐỀ THI THAM KHẢO 
NĂM 2021
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ SỐ: 05
MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2021
STT
Nội dung
Loại bài tập
Mức độ
Tổng
LT
BT
NB
TH
VD
VDC
1
Este - lipit
5(4)
2
2
2(1)
2
1
7(6)
2
Cacbohidrat
2
1
1
2
3
3
Amin – Amino axit – Protein
2
1
2
1
3
4
Polime
2(3)
1
1(2)
2(3)
5
Tổng hợp hữu cơ
1
2
3
3
6
Đại cương kim loại
5
1
5
1
6
7
Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm
4
3
4
1
2
7
8
Sắt – Crom
4
2
2
4
9
Nhận biết – Hóa học với KT-XH-MT
1
1
1
10
Tổng hợp vô cơ
1
1
1
1
2
11
Sự điện li
12
Phi kim 11
1
1
1
13
Đại cương hóa hữu cơ và hidrocacbon
1
1
1
14
Ancol – andehit – axit cacboxylic
Tổng
29
11
20
10
8
2
40
Điểm
7,25
2,75
5,0
2,5
2,0
0,5
10
Nhận xét: 
Tỉ lệ
Số lượng câu hỏi
Điểm
Mức độ NB : TH : VD : VDC
20 : 10 : 8 : 2
5,0 : 2,5 : 2 : 0,5
Lí thuyết : Bài tập
29 : 11
7,25 : 2,75
Hóa 12 : Hóa 11
38 : 2
9,5 : 0,5
Vô cơ : Hữu cơ
21 : 19
5,25: 4,75
BẢNG ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
C
D
D
B
C
B
A
C
C
B
D
B
C
D
C
B
D
D
A
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
A
D
B
B
D
A
B
C
A
D
C
C
D
B
A
A
D
B
C
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. (NB) Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOH.
Câu 2. (NB) Công thức của axit panmitic là
	A. C17H33COOH.	B. HCOOH.	C. C15H31COOH.	D. CH3COOH
Câu 3. (NB) Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?
	A. Tristearin.	B. Polietilen.	C. Anbumin.	D. Glucozơ.
Đáp án D
Glucozơ thuộc loại cacbohidrat
Câu 4. (NB) Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
	A. HCl.	B. NaOH.	C. CH3NH2.	D. NH2CH2COOH.
Đáp án D
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH và CH3NH2 làm quỳ tím hóa xanh
Câu 5. (NB) Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là
	A. 5.	B. 7.	C. 9.	D. 3.
Đáp án B
Alanin: H2NCH(CH3)COOH. => Có 7H
Câu 6. (NB) Phân tử polime nào sau đây chứa nhóm -COO-?
	A. Polietilen.	B. Poli(vinyl clorua).
	C. Poli(metyl metacrylat).	D. Poliacrilonitrin.
Câu 7. (NB) Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là
	A. tính dẫn điện.	B. ánh kim.	C. tính dẫn nhiệt.	D. tính dẻo.
Đáp án B
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là ánh kim.
Câu 8. (NB) Dãy các kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử?
	A. Mg, Cu, Ag.	B. Fe, Zn, Ni.	C. Pb, Cr, Cu.	D. Ag, Cu, Fe.
Câu 9. (NB) Cơ sở của phương pháp điện phân nóng chảy là
	A. khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2, Al.
	B. khử ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,.
	C. khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy bằng dòng điện một chiều.
	D. khử ion kim loại trong dung dịch bằng dòng điện một chiều.
Câu 10. (NB) Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được:
	A. Cl2.	B. NaOH.	C. Na.	D. HCl.
Câu 11. (NB) Kim loại Na tác dụng với nước sinh H2 và
	A. Na2O.	B. NaOH.	C. Na2O2.	D. NaH.
Câu 12. (NB) Kim loại Al không tan trong dung dịch
	A. HNO3 loãng.	B. HCl đặc.	C. NaOH đặc.	D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 13. (NB) Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
	A. Mg.	B. Al.	C. Zn.	D. Cu.
Câu 14. (NB) Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?
	A. Mg(OH)2 MgO + H2O.	B. CaCO3 CaO + CO2.
	C. BaSO4 Ba + SO2 + O2.	D. 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2.
Đáp án C
BaSO4 không bị phân bủy thành Ba, SO2, O2 (trong chương trình THPT BaSO4 không bị phân hủy)
Câu 15. (NB) Thu được kim loại nhôm khi
	A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.	B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng.
	C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.	D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.
Đáp án D
Điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit là phương pháp sản xuất Al trong công nghiệp.
Với nguyên liệu là quặng boxit, thêm criolit Na3AlF6 để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ xuống , tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn, tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy.
Câu 16. (NB) Công thức hóa học của sắt (III) clorua là?
	A. Fe2(SO4)3.	B. FeSO4.	C. FeCl3.	D. FeCl2.
Câu 17. (NB) Số oxi hóa đặc trưng của crom là
	A. +2,+3,+4.	B. +2,+3,+6.	C. +2,+4,+6.	D. +2,+3,+5.
Câu 18. (NB) Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
	A. đá vôi.	B. muối ăn.	C. thạch cao.	D. than hoạt tính.
Đáp án D
Than hoạt tính màu đen có khả năng lọc không khí
Câu 19. (NB) Phân đạm cung cấp cho cây
	A. N2.	B. HNO3.	C. NH3.	D. N dạng NH4+, NO3-.
Câu 20. (NB) Chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn trong phân tử?
	A. Etan.	B. Propin.	C. Isopren.	D. Propilen.
Câu 21. (TH) Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este thủy phân ra cùng một muối?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 22. (TH) Thủy phân hoàn toàn CH3COOC2H5 và CH2=CHCOOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu được
	A. C2H5OH.	B. CH3COONa.	C. CH2=CHCOONa.	D. CH3OH.
Câu 23. (TH) Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
	A. Glucozơ và fructozơ.	B. Saccarozơ và glucozơ.
	C. Saccarozơ và xenlulozơ.	D. Fructozơ và saccarozơ.
Đáp án D
Fructozơ và saccarozơ
Câu 24. (TH) Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 43,20.	B. 46,07.	C. 21,60.	D. 24,47.
Đáp án B
Ta có: 
Quá trình phản ứng:
BTNT Cl: 
Câu 25. (TH) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:
	A. 0,3.	B. 0,2.	C. 0,1.	D. 0,4.
Đáp án B
Dồn X về 
Vậy amin phải là: 
Câu 26. (TH) Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.	B. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
	C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.	D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Đáp án D
PVC được trùng hợp từ vinyl clorua CH2=CHCl
Câu 27. (TH) Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và Al vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng Al có trong hỗn hợp (X) là:
	A. 2,7 gam.	B. 1,2 gam.	C. 1,35 gam.	D. 0,81 gam.
Đáp án A
Đặt a, b là số mol Mg, Al
Câu 28. (TH) Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
	A. 8,10.	B. 2,70.	C. 4,05.	D. 5,40.
Đáp án B
Câu 29. (TH) Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?
	A. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng.	B. Fe + Fe(NO3)3.
	C. FeCO3 + HNO3 loãng.	D. FeO + HCl.
Đáp án C
Thu được muối Fe (II)
Thu được muối Fe (II)
Thu được muối Fe (III).
Thu được muối Fe (II)
Câu 30. (TH) Hợp chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá là
	A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3.	D. Fe(NO3)3.
Câu 31. (VD) Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng 4,77 mol O2, thu được 56,52 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X trên bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°), lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là
	A. 81,42.	B. 85,92.	C. 81,78.	D. 86,10.
Đáp án D
Với 0,06 mol X 
Ứng với 78,9 gam X
Câu 32. (VD) Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là để kết tinh muối natri của các axit béo.
	B. Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
	C. Mục đích chính của việc thêm nước cất trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tránh nhiệt phân muối của các axit béo.
	D. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
Câu 33. (VD) Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.
(b) Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.
(c) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(e) Đipeptit Ala-Val có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Đáp án C
(3) Sai, Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Sai, Đipeptit Ala-Val không có phản ứng màu biure.
Câu 34. (VD) Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
	A. HCOOH và CH3OH.	B. HCOOH và C3H7OH.	
	C. CH3COOH và CH3OH.	D. CH3COOH và C2H5OH.
Đáp án D
Gọi X là RCOOH, Y là R'OH => Z là RCOOR'
Đặt nX = 2x => nY = x => nZ = y
nNaOH = 0,2 => 2x + y = 0,2
m muối = 16,4 => nRCOONa = ; mà nRCOONa = nNaOH = 0,2
=> R =15 (CH3-)
nR'OH =  => x + y = 
Rõ ràng +) 2x + y 0,2 R' < 63,5
+) x + y 0,2 >  => R' > 23,25
=> R' = 29 (C2H5-) ; 43 (C3H7-) ; 59(C4H9-)
Câu 35. (VD) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
	A. 2,55.	B. 2,97.	C. 2,69.	D. 3,25.
Đáp án B
Ta có: 
Dồn hỗn hợp về dễ dàng suy ra m lớn nhất khi x = 1
Giá trị của m lớn nhất khi 
Câu 36. (VD) Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a là:
	A. 0,02.	B. 0,015.	C. 0,03.	D. 0,04.
Đáp án A
Câu 37. (VD) Hỗn hợp X gồm: Na, Ca,Na2O và CaO. Hoàn tan hết 5,13 gam hỗn hợp X vào nước thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 2,8 gam NaOH. Hấp thụ 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 7,2.	B. 6,0.	C. 4,8.	D. 5,4.
Đáp án A
Câu 38. (VD) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(2) Dần khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(4) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(5) Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
(6) Cho nước cứng vĩnh cửu tác dụng với dung dịch Na3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Đáp án D
- Thí nghiệm (1) kết tủa tạo ra rồi tan hết: 
- Các thí nghiệm thu được kết tủa là: (2), (3), (4), (5), (6).
(2) 
(3) 
(4) 
(5) 
(6) Nước cứng vĩnh cửu chứa và 
Câu 39. (VDC) X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no, chứa 1 liên kết đôi C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy hoàn toàn 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là
	A. 4,68 gam.	B. 8,64 gam.	C. 8,10 gam.	D. 9,72 gam.
Đáp án B
Đặt 
Sơ đồ phản ứng: 
 X là 
Câu 40. (VDC) Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X chứa Mg, MgO và Fe3O4 (trong X oxi chiếm 22,439% về khối lượng) bằng dung dịch chứa HNO3 và 0,835 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa hỗn hợp 3 muối và 0,05 mol khí NO (duy nhất). Phần trăm khối lượng của Mg trong X gần nhất với:
	A. 26%.	B. 29%.	C. 22%.	D. 24%.
Đáp án C
Ta có: . Gọi 
Tư duy phá vỡ gốc NO3- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2021_mon_hoa_hoc_12_de_so_9_co.docx