Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học - Trường THPT số 2 An Lão

doc 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 960Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học - Trường THPT số 2 An Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Sinh học - Trường THPT số 2 An Lão
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN LÃO
(Đề thi có 6 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC.
Thời gian làm bài: 90 phút
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề: 540
	Họ và tên thí sinh: .............................................Số báo danh: ............................. 
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?
	A. Chim sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy, rận để ăn.
	B. Cây phong lan sống bám trên trên các cây thân gỗ khác.
	C. Trùng roi có khả năng phân giải xenlulôzơ sống trong ruột mối.
	D. Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ khác.
Câu 2: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A= T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là: 
	A. ARN mạch kép.	B. ARN mạch đơn.	C. ADN mạch kép.	D. ADN mạch đơn.
Câu 3: Enzim cắt giới hạn và enzim nối trong kĩ thuật chuyển gen là:
	A. Restrictaza và lipaza	B. Restrictaza và ligaza	C. Lipaza và restrictaza	D. Ligaza và restrictaza.
Câu 4: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?
	A. Cacbon	B. Đêvôn	C. Silua	D. Pecmi.
Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm:
	A. Sinh vật sản suất và sinh vật phân giải.	B. Tầng tạo sinh và tần phân hủy.
	C. Quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh).	D. Sông, biển, rừng.
Câu 6: Xét các dạng đột biến sau:
	(1) Mất đoạn.	(2) Đảo đoạn.	(3) Lặp đoạn.	(4) Thể một.
	(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.
	Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng gen trong tế bào?
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 7: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
	A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
	B. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
	C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng không di truyền được.
	D. Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 8: Quần thể là một tập hợp các cá thể:
	A. Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
	B. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
	C. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
	D. Khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 9: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
	A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
	B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
	C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
	D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?
	A. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.
	B. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.
	C. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ.
	D. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ.
Câu 11: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng
Đặc điểm
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.
(2) Nuôi cấy mô thực vật.
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng.
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.
(5) Dung hợp tế bào trần
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
	Tổ hợp ghép đúng là:
	A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e.	B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.	C. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a.	D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
Câu 12: Thực chất của liệu pháp gen là gì?
	A. Thay thế gen bệnh bằng gen lành	B. Loại gen bệnh ra khỏi cơ thể
	C. Tạo đột biến để tìm gen lành	D. Tạo điều kiện cho gen lành biểu hiện 
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập.	B. Liên kết gen,	C. Tương tác gen.	D. Hoán vị gen.
Câu 14: Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
	A. Thực vật và động vật.	B. Thực vật và vi sinh vật.
	C. Vi sinh vật và động vật.	D. Thực vật, động vật, vi sinh vật.
Câu 15: Trong các ví dụ dưới đây có bao nhiêu ví dụ về hóa thạch?
	(1) Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn.
	(2) Than đá có vết lá dương xỉ.
	(3) Dấu chân khủng long trên than bùn.
	(4) Dụng cụ lao động của người tiền sử.
	(5) Xác voi ma mút.
	(6) Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm.
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 16: Phát biểu nào sau sây về quá trình phiên mã là không đúng?
	A. ARN polymeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợ mạch ARN mới theo chieuef 5’ – 3’.
	B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
	C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
	D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 17: Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
	A. Nhóm nhân tố sinh thái gây hại và nhóm nhân tố sinh thái có lợi.
	B. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, khí quyển và thủy quyển.
	C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
	D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và nhân tố sinh thái con người.
Câu 18: Một bệnh hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:
	A. Gen trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
	B. Gen trong ti thể không có alen tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.
	C. Gen trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
	D. Con đã được nhận gen bình thường từ bố.
Câu 19: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
	B. Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng chất hữu cơ.
	C. Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
	D. Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.
Câu 20: Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngâu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:
	A. Đều chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen.
	B. Đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
	C. Đều làm biến đỏi mạnh tần số alen của quàn thể theo một hướng xác định.
	D. Đều loại bỏ những alen có hại ra khỏi quần thể và giữ lại alen có lợi.
Câu 21: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện trước thường có đặc điểm là:
	A. Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.
	B. Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.
	C. Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng kém quan trọng.
	D. Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm.
Câu 22: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?
	A. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.
	B. Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
	C. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.
	D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 23: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
	(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
	(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
	(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
	(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
	(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
	(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.
	A. 2.	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 24: Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:
	(1) Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng.	
	(2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi.
	(3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người,	
	(4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
	(5) Vây cá voi và vây cá mập.	
	(6) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở các động vật khác.
	Trong các ví dụ trên, những ví dụ nào là cơ quan tương đồng?
	A. (1), (3), (5).	B. (2), (4), (6).	C. (1), (3), (4).	D. (2), (5), (6).	
Câu 25: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli là không đúng?
	(1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.
	(2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với 3 gen cấu trúc Z, Y, A.
	(3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa.
	(4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ.
	(5) Ba gen cấu trúc trong op ê ron Lac được dịch mã đồng thời bỡi một ribôxôm ra một chuỗi pôlipeptit.
	A. 1.	B. 3. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 26: Có một trình tự mARN [5’ –AUG GGG UGX UXG UUU – 3’] mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự mARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
	A. Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng ađênin.
	B. Thay thế nuclêôtít thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.	
	C. Thay thế nuclêôtít thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.	D. Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.
Câu 27: Tên của dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được minh họa qua sơ đồ sau là gì? 
ABCD*EFGH ® AD*EFGBCH
	A. Đảo đoạn chứa tâm động.	B. Đảo đoạn không chứa tâm động.
 	C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 	D. Chuyển đoạn chứa tâm động.
Câu 28: Mức phản ứng là gì?
	A. là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau 
	B. là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.
	C. là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.
 	D. là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 29: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: 
	(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. 
	(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. 
	(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. 
	(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. 
	Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
	A. (2) và (3).	B. (2) và (4).	C. (1) và (4). 	D. (1) và (3).
Câu 30: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Dự đoán số NST trong bộ NST của thể một nhiễm kép, thể ba nhiễm, thể tam bội ở loài này là:
A. 13, 12, 42	B. 12, 15, 21	C. 21, 42, 13	D. 12, 21, 13
Câu 31: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
	Hệ sinh thái 1: A "B "C " E	Hệ sinh thái 2: A "B "D " E
	Hệ sinh thái 3: C "A " B " E	Hệ sinh thái 4: E "D " B " C
	Hệ sinh thái 5: C "A " D "E
	Trong các hệ sinh thái trên, những hệ sinh thái bền vững hơn các hệ sinh thái còn lại là:
	A. 1 và 5.	B. 2 và 3.	C. 3 và 4.	D. 3 và 5.
Câu 32: Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn, cào cào là thức ăn của cá rô, cá lóc sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá lóc tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liên kề với nó. Cá rô tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1500000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
	A. 9%. 	B. 10%.	C. 12%.	D. 14%.
Câu 33: Một gen có chiều dài 4080 A0 và có số nuclêôtit loại A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40 % tổng số nuleotit của mỗi mạch. Số lượng nuclêôtit trên mạch 1 của gen là:
	A. 135A , 225 T , 180 X , 360 G 	B. 225T ; 135A , 360 X ; 180 G 
	C. 180 A , 300T , 240X , 480G 	D. 300A , 180 T , 240 X , 480 G
Câu 34: Trên một cánh đồng cỏ rộng khoảng 1 hecta, một quần thể côn trùng có mật độ 15 con/m2. Giả sử, quần thể này có: mức độ sinh sản là 15%/năm, mức độ tử vong là 7%/năm, nhập cư là 4%/năm, xuất cư là 6%/năm. Theo lý thuyết, kích thước của quần thể côn trùng sau 2 năm là:
	A. 159000 con.	B. 159870 con. 	C. 168540 con.	D. 168420 con.
Câu 35: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2 ?
	(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ P.	(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.
	(3) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.	(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 36: Ở gà, gen A quy định mào hình hạt đậu, gen B quy định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Cho các phép lai sau đây:
	(1) AABb X aaBb	(2) AaBb X AaBb	(3) AaBb X aabb	(4) Aabb X aabb	(5) AABb X aabb
	Các phép lai cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là:
	A. 1, 2, 3.	B. 1, 2.	C. 3, 4.	D. 3, 4, 5.
Câu 37: Ở một loài thú, alen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Tiến hành phép lai giữa con cái lông trắng với con đực lông đen thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có cả các cá thể lông đen và lông trắng. Nếu cho các con đực ở F2 giao phối con cái lông trắng ở thế hệ bố mẹ thì đời lai sẽ thu được tỉ lệ:
	A. 1 con đực lông đen : 1 con đực lông trắng : 2 con cái lông đen.
	B. 1 con cái lông đen : 1 con cái lông trắng : 2 con đực lông trắng.
	C. 1 con đực lông đen : 1 con đực lông trắng : 2 con cái lông trắng.
 	D. 1 con cái lông đen : 1 con cái lông trắng : 2 con đực lông đen.
Câu 38: Ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A quy định cá chép không vảy là trội hoàn toàn so với alen a quy định cá chép có vảy; kiểu gen AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được 720 con, tính theo lý thuyết, số cá chép có vảy là:
	A. 90 con.	B. 360 con.	C. 320 con. 	D. 240 con.
Câu 39: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết những cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết thành phẩn kiểu gen ở thế hệ F1 là:
	A.0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa 	B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
	C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa 	D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Câu 40: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% cây quả vàng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là:
	A. 0,8 A và 0,2 a.	B. 0,7 A và 0,3 a.	C. 0,6 A và 0,4 a.	D. 0,5 A và 0,5 a.
Quy ước :
: nam bình thường
: nam bị bệnh
: nữ bình thường
: nữ bị bệnh
Câu 41: Cho sơ đồ phả hệ sau
	Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 42: Loài A có bộ NST 2n = 30, loài B có bộ NST 2n =26; loài C có bộ NST 2n = 24; loài D có bộ NST 2n = 18. Loài E là kết quả của lai xa và đa bội hóa giữa loài A và loài B. Loài F là kết quả của lai xa giữa loài C và loài E. Loài G là kết quả của lai xa và đa bội hóa của loài E và loài D. Loài H là kết quả của lai xa giữa loài F và loài G. Dựa vào những thông tin trên, các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng?
	(1) Số NST của loài E là 28.	(2) Số NST của loài F là 40.
	(3) Số NST của loài G là 74.	(4) Số NST của loài H là 114.
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 43: Nếu ở thế hệ P, tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA : 50%Aa : 30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA : Aa : aa sẽ là:
	A. 51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa 	B. 57, 250 % AA : 6,25 % Aa : 36,50 %aa
	C. 41,875 % AA : 6,25 % Aa : 51,875 % aa 	D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Câu 44: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Ở thế hệ P sau 3 thế hệ tự phấn thì thu được 2 loại kiểu hình và 3 kiểu gen trong đó tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ dị hợp 7,5% và hoa trắng là 26,25 %. Tính theo lí thuyết, quần thể trực vật trên ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ cây đồng hợp là
	A. 60%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 30 %.
Câu 45: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một locut có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp. Sau 3 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ F3 chiếm tỷ lệ 9%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể P là:
	A. 0,65AA : 0,10 Aa : 0,25aa.	B. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa.
	C. 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa.	D. 0,15AA: 0,6Aa: 0,25aa.
Câu 46: Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: cá thể thứ nhất có kiểu gen AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây:
	(1) Bằng phương pháp nuối cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.
	(2) Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thu được dòng thuần chủng.
	(3) Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdMmEe.
	(4) Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.
	Số phát biểu đúng là:
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 47: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 43,56%, nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 23,68%, nhóm máu A (kiểu gen IAIO, IAIA) chiếm tỉ lệ 27%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB). Biết rằng quần thể này cân bằng. Tần số tương đối của các alen IO, IA, IB trong quần thể này là:
	A. IO = 0,66; IA = 0,16; IB = 0,18.	B. IO = 0,66; IA = 0,18; IB = 0,16.
	C. IO = 0,57; IA = 0,26; IB = 0,17.	D. IO = 0,57; IA = 0,17; IB = 0,26.
Câu 48: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa màu vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa màu trắng). Cho cây lưỡng bội hoa màu vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa màu trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bộ hoa màu xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng cônxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa màu xanh và các cây hoa màu vàng. Cho các cây tứ bội hoa màu vàng và cây tứ bội hoa màu xanh lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về đời F3?
	A. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh.	B. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
	B. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là 1/6.	D. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
Câu 49: Xét 2 tế bào sinh tinh ở một loài (2n=8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm phân, trong đó ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp NST thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào I, NST giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các NST khác đều phân li bình thường số loại giao tử tối đa được hình thành là:
	A. 4.	B. 6.	C. 8. 	D. 16.
Câu 50: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng?
	(1) Tần số hoán vị gen là 20%.
	(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F2 là thân thấp, hoa vàng, quả dài.
	(3) Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen dị hợp là 42%.
	(4) Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
.... Hết ....
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN LÃO
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC.
Mã đề: 540
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?
	A. Chim sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy, rận để ăn. (Hợp tác)
	B. Cây phong lan sống bám trên trên các cây thân gỗ khác. (Hội sinh)
	C. Trùng roi có khả năng phân giải xenlulôzơ sống trong ruột mối. (Cộng sinh)
	D. Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ khác. (Kí sinh)
ð	Đáp án: D
Câu 2: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A= T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là: 
	A. ARN mạch kép.	B. ARN mạch đơn.	C. ADN mạch kép.	D. ADN mạch đơn.
ð	Đáp án: D (A= T =G = 24%, à X = 28%)
Câu 3: Enzim cắt giới hạn và enzim nối trong kĩ thuật chuyển gen là:
	A. Restrictaza và lipaza	B. Restrictaza và ligaza	C. Lipaza và restrictaza	D. Ligaza và restrictaza.
ð	Đáp án: B
Câu 4: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?
	A. Cacbon	B. Đêvôn	C. Silua	D. Pecmi.
ð	Đáp án: C
Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm:
	A. Sinh vật sản suất và sinh vật phân giải.	B. Tầng tạo sinh và tần phân hủy.
	C. Quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh).	D. Sông, biển, rừng.
ð	Đáp án: C
Câu 6: Xét các dạng đột biến sau:
	(1) Mất đoạn.	(2) Đảo đoạn.	(3) Lặp đoạn.	(4) Thể một.
	(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.
	Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng gen trong tế bào?
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
ð	Đáp án: C (Mất đoạn: giảm số lượng gen; Lặp đoạn: Tăng số lượng gen; Thể một: giảm số lượng gen. Đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ: không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào)
Câu 7: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
	A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
	B. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
	C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng không di truyền được.
	D. Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
ð	Đáp án: B
Câu 8: Quần thể là một tập hợp các cá thể:
	A. Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
	B. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
	C. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
	D. Khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. 
ð	Đáp án: D
Câu 9: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
	A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
	B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
	C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
	D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
ð	Đáp án: A
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?
	A. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.
	B. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.
	C. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ.
	D. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ.
ð	Đáp án: B
Câu 11: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng
Đặc điểm
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.
(2) Nuôi cấy mô thực vật.
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng.
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.
(5) Dung hợp tế bào trần
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
	Tổ hợp ghép đúng là:
	A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e.	B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.	C. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a.	D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
ð	Đáp án: A
Câu 12: Thực chất của liệu pháp gen là gì?
	A. Thay thế gen bệnh bằng gen lành	B. Loại gen bệnh ra khỏi cơ thể
	C. Tạo đột biến để tìm gen lành	D. Tạo điều kiện cho gen lành biểu hiện 
ð	Đáp án: A
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập.	B. Liên kết gen,	C. Tương tác gen.	D. Hoán vị gen.
ð	Đáp án: B
Câu 14: Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
	A. Thực vật và động vật.	B. Thực vật và vi sinh vật.
	C. Vi sinh vật và động vật.	D. Thực vật, động vật, vi sinh vật.
ð	Đáp án: B
Câu 15: Trong các ví dụ dưới đây có bao nhiêu ví dụ về hóa thạch?
	(1) Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn.
	(2) Than đá có vết lá dương xỉ.
	(3) Dấu chân khủng long trên than bùn.
	(4) Dụng cụ lao động của người tiền sử.
	(5) Xác voi ma mút.
	(6) Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm.
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
ð	Đáp án: C
Câu 16: Phát biểu nào sau sây về quá trình phiên mã là không đúng?
	A. ARN polymeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’ – 3’.
	B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
	C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
	D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
ð	Đáp án: A (ARN polymeraza thực hiện chức năng tháo xoắn và tổng hợp mạch ARN mới)
Câu 17: Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
	A. Nhóm nhân tố sinh thái gây hại và nhóm nhân tố sinh thái có lợi.
	B. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, khí quyển và thủy quyển.
	C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
	D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và nhân tố sinh thái con người.
ð	Đáp án: C
Câu 18: Một bệnh hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:
	A. Gen trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
	B. Gen trong ti thể không có alen tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.
	C. Gen trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
	D. Con đã được nhận gen bình thường từ bố.
ð	Đáp án: C
Câu 19: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
	B. Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng chất hữu cơ.
	C. Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
	D. Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.
ð	Đáp án: D
Câu 20: Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:
	A. Đều chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen.
	B. Đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
	C. Đều làm biến đỏi mạnh tần số alen của quàn thể theo một hướng xác định.
	D. Đều loại bỏ những alen có hại ra khỏi quần thể và giữ lại alen có lợi.
ð	Đáp án: B
Câu 21: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện trước thường có đặc điểm là:
	A. Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.
	B. Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.
	C. Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng kém quan trọng.
	D. Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm.
ð	Đáp án: A
Câu 22: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?
	A. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.
	B. Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
	C. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.
	D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
ð	Đáp án: C
Câu 23: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
	(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp. ( Sai; Biểu hiện ra kiểu hình)
	(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn t

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016CO_DAP_AN_CHI_TIET.doc