Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 26)

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 26)
ĐỀ 26:
1. Vì sao quá trình giao phối ngẩu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản :
	A. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp	 B. Làm thay đổi tần số cá alen trong quần thể.
	C. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. D. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
 2. Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuổi pôlipép tít đả huy động từ môi trường nội bào 995 a xít amin các loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có Am= 100, Um = 125. Gen đã cho bị đột biến dẩn dến hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi như sau: T/X = 59,57%. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây ?
	A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.	B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
	C. Đảo một cặp A- T thành một cặp G -X. 	D. Đảo một cặp G- X thành một cặp A -T.
 3. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây?
	A. Gen nằm trên NST giới tính X.	B. Gen trên NST giới tính Y.
	C. Gen trên NST thường.	D. Di truyền qua tế bào chất
 4. Chọn trình tự thích hợp các nuclêôtít trên ARN được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là: AGXTTAGXA.
	A. AGXUUAGXA	B. TXGAATXGT 	C. UXGAAUXGU 	D. AGXTTAGXA
 5. Ở Gà,gen A quy định sọc vằn, gen a quy định lông trắng. Các gen này nằm trên NST giới tính X. Lai giữa Gà mái trắng với gà trống sọc vằn, F1 được Gà mái trắng. Kiểu gen của bố mẹ là:
	A. XaY x XAXA.	B. XaY x XAXa.	C. XAY x XAXa.	D. XAY x XaXa.
 6. Ở một loài thực vật, nếu có cả 2 gen Avà B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích cá thể di hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con là:
	A. 1 quả tròn: 1 quả dài	B. 1 quả tròn: 3 quả dài. C. 100%quả tròn.	D. 3 quả tròn: 1 quả dài.
 7. Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd. Cho tỉ lệ kiểu hình A- B -C- D- ở đời con là :
	A. 81/256. 	B. 3/256.	C. 1/256.	D. 8/256.
 8. Một loài có bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là: AaBbDd. Sau khi bi đột biến dị bội ở cặp NST Aa, bộ NST có thể là
	A. ABbDd hoặc aBbDd.	B. AA aaBbDd hoặc AAAaBbDd Hoặc AaaaBbDd. 
	C. AA aaBbDd hoặc AaBbDd. 	D.Tất cả các trường hợp trên 
 9. Các nhân tố đóng vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:
	A. Quá trình đột biến và biến động di truyền.	B. Quá trình đột biến và cơ chế cách li.
	C. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên.	D. Quá trình đột biến và quá trình giao phối.
 10. Trong chu trình Sinh -địa -hóa nhóm sinh vật nào trong trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng thành nitơ dạng ?
	A. Vi khuẩn phản nitrát hóa.	B. Động vật đa bào. 
	C. Vi khuẩn cố định ni tơ trong đất.	D. Thực vật tự dưỡng.
 11. Đặc điểm của hệ động vật, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây ?
	A. Cách li sinh sản.	B. Cách li sinh thái.	C. Cách li di truyền.	D. Cách li địa lí.
 12.Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp, được F2 phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Kiểu gen cây F1 với cây thân thấp là:
	A. AaBb x Aabb. 	B. AaBb x aabb.	C. AaBb x AaBB.	D. AaBb x AABb.
 13. Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm:
	A. Tăng biến dị tổ hợp 	B. Tăng tỷ lệ dị hợp.	C. Giảm tỷ lệ đồng hợp.	D. Tạo dòng thuần
 14. Một quần thể ngẩu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ p là: 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Tính theo lí thuyết cấu trúc di tryền của quần thể này ở thế hệ F1 là:
	A. 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa =1. 	B. 0,49AA + 0,42Aa+ 0,09aa =1.
	C. 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa =1.	D. 0,6AA + 0,2Aa + 0,2 aa = 1.
 15. Trong phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x aaBbDd (Mổi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ có:
	A. 4 loại kiểu hình: 12 loại kiểu gen.	B. 4 loại kiểu hình: 8 loại kiểu gen.
	C. 8 loại kiểu hình: 27 loại kiểu gen.	D. 8 loại kiểu hình: 12 loại kiểu gen.
 16. Ở ngô hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào noản n+1 vẩn có khả năng thụ tinh bình thường. Cho giao phấn giửa cây cái 3 nhiểm Rrr với cây đực bình thường (rr) thì tỉ lệ kiểu gen ở cây F1 là :
	A. 1 Rr : 2 Rr	B. 1 Rrr : 1 rrr.	C. 1 Rrr : 1 Rr.	D. 2Rrr :1Rr : 2rr : 1rrr.
 17. Các hình thức chọn lọc diển ra khi điều kiện sống thay đổi :
	A. Chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định.	B. Chọn lọc phân li, chọn lọc ổn định.
	C. Chọn lọc vận động,chọn lọc giới tính.	D. Chọn lọc vận động, chọn lọc phân li.
 18. Ở Người bệnh di truyền phân tử là do:
	A. Đột biến số lợng NST.	B. Biến dị tổ hợp. 	C. Đột biến gen.	D. Đột biến cấu trúc NST. 
 19. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể là :
A. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh. B. Do thay đổi cấu tạo cơ thể sinh vật.
C. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hửu sinh. D. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và hửu sinh. 
 20. Một cơ thể có kiểu gen trong quá trình giảm phân đã xẩy ra hoán vị gen giữa gen D và d với tần số là 20%. Cho rằng không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Abd là:
	A. 40%.	B. 15%.	C. 10%.	D. 20%.
 21. Loài giun dẹp sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mở của Giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, Giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó Tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong các quan hệ sau là quan hệ giửa Tảo lục và Giun dẹp ?
	A. Hợp tác.	B. Kí sinh.	C. Vật ăn thịt và con mồi.	 D. Cộng sinh.
 22. Sự kiện nào sau đây không thuộc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: 
	A. Sự xuất hiện cơ chế sao chép.	B. Sự hình thành lớp màng.
	C. Hình thành các chất hửu cơ phức tạp prôtêin và a xít nuclếic.	D. Sự xuất hiện các enzim.
23. Ở người bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh. Xác định tỉ lệ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh trong gia đình:
	A. 0%.	B. 50%.	C. 25%.	D. 100%.
 24. Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây:
	A. Đại nguyên sinh và đại thái cổ. B. Đại tân sinh. 	C. Đại cổ sinh.	D. Đại trung sinh.
 25. Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hoá nhỏ là :
	A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tư nhiên.	B. Đột biến, biến độngdi truyền và chọn lọc tự nhiên.
	C. Đột biến, giao phối và cáccơ chê cách li.	D. Quá trình giao phối, đột biến và biến động di truyền.
 26. Châu chấu cái có cặp NST: XX, Châu chấu đực: X O. Quan sát tế bào sinh dưởng của một con Châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST:
	A. Châu chấu cái.	B. Châu chấu đực.
	C. Châu chấu mang bộ NST thể tam nhiểm.	D. Châu chấu mang bộ NST thể một nhiểm.
 27. Bệnh thiếu máu do Hồng cầu hình lưỡi liềm là một bệnh : 
	A. Di truỳên liên kết với giới tính 	B. Đột biến gen trên NST thường.
	C. Đột biến gen trên NST giới tính 	D. Do đột biến lệch bội. 
 28. Ở Cà chua, thân cao được quy định bởi Alen A, trội hoàn toàn, alen a quy định tính trạng thân thấp. Alen B quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn, alen b quy định tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua thân cao quả đỏ, thụ phấn với cây thân thấp quả vàng. F1 thu được 81 thân cao quả đỏ, 79 thân thấp quả vàng, 21 thân cao, quả vàng, 19 thân thấp, quả đỏ. P có kiểu gen là:
	A. Tần số hoán vị gen là 20%.	B. Tần số hoán vị gen là 30%.
	C. Tần số hoán vị gen là 20%.	D. Tần số hoán vị gen là 30%.
 29. Trật tự nào sau đây của chuổi thức ăn là không đúng?
	A. Cây xanh-> Chuột-> Cú-> Diều hâu-> Vi khuẩn. 	B. Cây xanh->huột->Mèo-> Diều hâu-> Vi khuẩn.
	C. Cây xanh-> Rắn-> Chim-> Diều hâu-> Vi khuẩn. 	D. Cây xanh-> Chuột-> Rắn-> Diều hâu-> Vi khuẩn.
 30. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau: 36 AA : 16 aa. Nếu tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ là : 
	A. 0,16AA : 0,36aa. 	B. 25%AA : 50%Aa : 2aa. 	
	C. 36AA : 16aa. 	D. 0,75% AA : 0,115%Aa : 0,095%aa.
 31. Trong một quần thể ngẩu phối. Biết rằng số cá thể có kiểu gen AA là: 120 cá thể. Số cá thể có kiểu gen Aa là 400. Số cá thể có kiểu gen aa là 480. Nếu gọi p là tần sốalen a. Ta có : 
	A. p = 0,32, q = 0,68.	B. p = 0,68, q = 0,32.	C. p = 0,12, q = 0,48.	D. p = 0,36, q = 0,64.
 32. Thành phần cấu tạo nên của Opêrônlac bao gồm:
	A. Một vùng khởi động ( P), một vùng vận hành (O), và một nhóm gen câu trúc.
	B. Một vùng khởi động (P) một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc vàgen điều hoà (R)
	C. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.
	D. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
 33. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của:
	A. Công nghệ tế bào.	B. Công nghệ sinh học.	 C. Công nghệ gen.	D. Kỉ thuật vô sinh.
 34. Hoá chất gây đột biến 5- BU (5 Brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A- T thành cặp
 G- X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
	A. A- T -> G- 5BU -> X- 5BU -> G-X	B. A- T -> X- 5BU -> G- 5BU -> G-X
	C. A- T -> G- 5BU -> G- 5BU -> G-X	D. A- T -> A- 5BU -> G- 5BU -> G-X
 35. ở Cà chua 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiểm khác nhau ?
	A. 12.	B. 18.	C. 8.	D. 24. 
 36. Theo Đacuyn, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do :
	A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
	B. Sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh.
	C. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải,chỉ còn lại những dạng thích nghi.
	D. Ngoại cảnh thay đổi một cách chậm chạp nên sinh vật, nên sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời nên không bị đào thải.
 37. Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là:
	A. Cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp.
	B. Tần số của đột biến gen khá lớn.
	C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
	D. Tạo ra một áp lực làm biến đổi tần số các alen trong quần thể.
 38. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là :
	A. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, (kết đôi, giao phối, độ mắn đẻ)
	B. Duy trì kiểu phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường.
	C. Đảm bảo sự sống sót của những cá thể.
	D. Tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt chống chịu được các điều kiện bất lợi.
 39. Mục đích của kỉ thuật di truyền là :
	A. Tạo ra các cá thể có nhiều gen mới hoặc NST mới chưa có trong tự nhiên.
	B. Tạo ra sinh vật biến đổi gen, phục vụ lợi ích cho con người hoặc tạo sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp. 	
	C. Tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị,làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý.
	D. Gây ra các đột biến gen hoặc đột biến NST, từ đó chọn được thể đột biến có lợi cho con người.
 40. Chuối rừng lưỡng bội, chuối nhà tam bội, một số chuối do gây đột biến nhân tạo có dạng tứ bội. Cây chuối 
 nhà 2n, 4n sinh giao tử có khả năng sống và thụ tinh, cho biết gen A xác định thân cao; gen a: thân thấp
 	Trường hợp nào sau đây tạo ra 100% cây chuối 3n thân cao?
	A. P. AAA (3n) x AAA (3n)	.	B. P. AAAA (4n) x aa (2n).
	C. P. Aaaa (4n) x aa (2n).	D. P. AAAA (4n) x aaaa (4n).
 41. Một loài có bộ nhiểm sắc thể 2n = 18. Thể 3 nhiểm kép có bao nhiêu nhiểm sắc thể?
	A. 54 NST.	B. 27 NST.	C. 17 NST.	D. 20 NST.
 42. Ở người bệnh máu khó đông do một gen lặn liên kết với nhiểm sắc thể X. Một phụ nữ bình thường, có bố 
 bị máu khó đông, lấy một người chồng bình thường. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này 
 là con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
	A. 1/3	B. 1/2	C. 1/5.	D. C.1/4
 43. Khi giao phần giữa 2 cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn; 20% thân thấp quả bầu dục; 5% thân cao, quả bầu dục; 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là: 
	A. , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
	B. , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
	C. , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
	D. , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
 44. Bệnh Phêninkêtô niệu là một bệnh :
	A. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X bị đột biến.	B. Do đột biến cấu trúc NST.
	C. Do đột biến gen lặn trên NST thường.	D. Do gen trội đột biến. 
 45. Tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể :
A. Giảm, nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần. B. Giảm hơn ở động có cơ thể lớn hơn.
C. Giảm, nếu cơ thể động vật kéo dài ra. 	 D. Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn. 
 46. Gen quy định tổng hợp chuỗi /3 của phân tử hêmôglôbin trong hồng cầu người có G= 186 và 1068 liên kết hydrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hơn gen bình thường 1liên kết hydrô.
 Nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Số Nu mỗi loại của gen đột biến là:
A=T=255, G=X=186.	B. A=T=480, G=X=720; 
C. A=T=254, G=X=187 D. A=T=187, G=X=254. 
 47. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giửa các dòng thuần chủng có mụcđích:
	A. Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
	B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên biểu hiện của tính trạng.
	C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
	D. Phát hiện biến dị tổ hợp.
 48. Gen đa hiệu là gen?
	A. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
	B. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
	C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
	D. Gen tạo ra sản phẩm vơí hiệu quả rất cao.
 49. Chuổi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn là vì:
	A. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
	B. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
	C. Môi trường nước giàu chất dinh dưởng hơn môi trường cạn.
	D. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng sinh học cao hơn.
 50. Theo quan điểm hiện đại, điều kiện ngoại cảnh có vai trò:
	A. Là nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên.
	B. Nguyên nhân làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
	C. Vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết, vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật.
	D. Là nhân tố phát sinh biến dị không di truyền được.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_26.docx