Đề thi thử thpt quốc gia môn văn 12 thời gian: 180 phút năm học 2015 - 2016

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia môn văn 12 thời gian: 180 phút năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia môn văn 12 thời gian: 180 phút năm học 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 
Đề 1
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12
THỜI GIAN: 180 PHÚT
NĂM HỌC 2015- 2016
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Một chàng trai trẻ xin làm người giúp việc cho một nông trại. Khi người chủ hỏi anh có thể làm được gì, anh nói:
- Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão.
Câu trả lời hơi khó hiểu này làm người chủ nông trại bối rối. Nhưng vì có cảm tình với chàng trai trẻ nên ông thu nhận anh.
Một vài ngày sau, người chủ và vợ ông chợt tỉnh giấc giữa đêm vì một cơn lốc lớn. Họ vội kiểm tra mọi thứ trong nhà thì thấy các cánh cửa đã được đóng kỹ, nông cụ đã được cất gọn gàng trong kho, máy cày đã được cho vào nhà xe và chuồng gia súc đã được khóa cẩn thận. Ngay cả những con vật cũng no nê và tỏ ra không hề sợ hãi. Tất cả mọi thứ đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành.
Giờ thì người chủ đã hiểu lời của chàng trai trước kia: “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão”.
Bởi trước giờ anh luôn thực hiện công việc của mình một cách [.....................] nên anh chẳng cần phải lo lắng gì mà vẫn có thể tránh được những biến cố khi cơn bão ập tới.
(Trích Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM)
Câu 1. Điền 1 trong các từ sau vào chỗ trống [.....] sao cho phù hợp : có mục tiêu/ có mục đích/ có kế hoạch. (0,25 điểm)
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm) 
Câu 3. Câu trả lời của chàng trai “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão” có hàm ý gì? (0.25 điểm)
Câu 4. Nêu chủ đề chính của câu chuyện.(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa 
Hai chị em Lào - Việt hai bên 
Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa 
Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền 
Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ 
Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm 
Mỗi chiến công hay từng giọt lệ 
Đều xóa dần núi cách sông ngăn 
(Chim lượn trăm vòng - Chế Lan Viên)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) 
Câu 6. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa - Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền ”. (0,5 điểm)
 Câu 7. Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện điều gì? (0,5 điểm) 
Câu 8. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ -Đều xóa dần núi cách sông ngăn”. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm) 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1. (3,0 điểm)
“Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người”. (Frank Crane).
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài và nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
 Đề 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12
THỜI GIAN : 180 PHÚT
NĂM HỌC 2015- 2016
Phần 1 Đọc hiểu (3,0 điểm).
Văn bản 1:
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	 Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc 
  Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng 
  Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất 
  Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân. 
   Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa 
  Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường, 
   Con đã đi nhưng con cần vượt nữa 
  Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.  
 (Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 0.5đ
2. Ý nghĩa của từ, cụm từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân” trong đoạn thơ ? 0.5đ
3. Hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2? 0.5đ
Văn bản 2:
 “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. 
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
 Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
 Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. 
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”
 (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
4. Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao? 0.5đ
5. Hãy nêu nội dung của đoạn trích. 0.5đ
6. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của chúng. 0.5đ
Phần 2 Làm văn
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau:
	“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
 (Theo Hạt giống tâm hồn 5 - Ý nghĩa cuộc sống) 
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.
Câu 2: (4.0 điểm) 
Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến ”.
Qua đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa ngữ văn 12, tập 1 anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------Hết----------
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 2
ĐỀ CHÍNH THỨC số 3
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
Năm học: 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 180  phút 
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng. 
 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ  hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ,  ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 1: Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3: Xác định  biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
 “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
  Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”
Câu 4: Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu thơ cuối bài?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6
            Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa. Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly’s Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo. Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam
Câu 5: Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
Câu 6: Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Câu 7: Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam?
Câu 8: Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị - xã hội hiện nay, em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn 5-7 câu)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): 
Em sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Trình bày quan điểm của em về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân?
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
 Đề 4
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12
THỜI GIAN : 180 PHÚT
NĂM HỌC 2015- 2016
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: (3,0 điểm):
	Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
... “Đó là lý do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”...
 (Trích Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan)
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm).
b. Đọc đoạn văn trên em hiểu “chúng ta” là đối tượng nào, “họ” là đối tượng nào? (0,5 điểm).
c. Đọc đoạn văn trên em hiểu “im lặng” có nghĩa là gì? “công khai lên tiếng về AIDS” có nghĩa là gì? (0,5 điểm).
d. Phân tích ý nghĩa của câu văn sau trong đoạn trên: Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. (0,5 điểm).
e. Xét về phương thức biểu đạt đoạn văn trên trên thuộc loại văn bản nào? Vì sao? ( 0,5 điểm).
g. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm).
Phần II: Làm văn
Câu 2: (3,0 điểm): 
Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thái độ đổi xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.	
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
 ...“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
ĐỀ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12
THỜI GIAN : 180 PHÚT
NĂM HỌC 2015- 2016
Phần 1: Đọc - hiểu(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
	Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đằng làm một nẻoChớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang sơn của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.
(Hoàng đế Trần Nhân Tông 1258 – 1308)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?(0,25 điểm)
Câu 3: Nêu hiệu quả biểu đạt của các từ in đậm trong văn bản? (0,25 điểm)
Câu 4: Anh/chị rút ra bài học và trách nhiệm gì từ văn bản trên? Trả lời trong khoảng 5 -7 dòng. (0,5 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Chưa viết chữ đã vẹn tròn tiếng nói
 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
 Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
 Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
 Như gió nước không thể nào nắm bắt
 Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
 Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
 Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
 Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
 (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.(0,25 điểm)
Câu 6: Phân tích hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:(0,5 điểm)
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của nhà thơ với tiếng Việt? (0,25 điểm)
Câu 8: Hãy viết một đoạn văn từ 7 -10 dòng nói lên suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tiếng Việt trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc (0,5 điểm)
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thế giới tốt đẹp hơn mà nên tìm cách thay đổi bản thân mình để phù hợp với thế giới đó"
	Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2: (4,0 điểm)
Về hình tượng sông Đà trong đoạn trích "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: con sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm, ý kiến khác thì nhấn mạnh: con sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân và bí ẩn như một người tình nhân chưa quen biết.
	Bằng cảm nhận về hình tượng sông Đà, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2
 Đề 6
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12
THỜI GIAN: 180 PHÚT
NĂM HỌC 2015- 2016
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
	 (Quà tặng cuộc sống)
	a. Nội dung câu chuyện trên là gì? (0,5 điểm)
	b. Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? (0,5 điểm)
	c. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? (0,5 điểm)
	d. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm)
	e. Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó. (1,0 điểm)
Phần 2 Làm văn
Câu 2: (3,0 điểm)
 “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau.”
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
Câu 3: (4,0 điểm)
	Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
.HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THPT_QUOC_GIA_CHI_TIET.doc