Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THCS-THPT Mỹ Việt

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THCS-THPT Mỹ Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THCS-THPT Mỹ Việt
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS-THPT MỸ VIỆT
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Cho H=1; He=4; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Sr=88; Ag=108; Ba=137; Pb=207
Câu 1: Từ 90 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 360 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là:
A. 90%.	B. 20%.	C. 10%.	D. 80%.
Câu 2: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 28,89	B. 17,19	C. 31,31	D. 29,69
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
A. NH3	B. HCl	C. H2S	D. SO2
Câu 4: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO, Cl, SO. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na3PO4.	B. HCl.	C. BaCl2.	D. NaHCO3.
Câu 5: Cho các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: saccarozơ, glixerol, ancol etylic, fomanđehit và axit axetic. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 6: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng là:
A. 4,70 gam.	B. 4,04 gam.	C. 4,76 gam.	D. 3,61 gam.
Câu 7: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là:
A. KH2PO4 và H3PO4	B. K3PO4 và KOH	C. K2HPO4 và K3PO4	D. KH2PO4 và K2HPO4
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
D. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
Câu 9: Cho các chất: phenylamoni clorua, alanin, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 10: Cho kim loại Ba đến dư vào các dung dịch: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, AlCl3, NaNO3 và MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa là:
A. 6.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 11: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(1) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương.
	(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.
	(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xelulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
	(5) Khi đun nóng fructozơ , glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 đều thu được kết tủa Ag.
	(6) Glucozơ và glucozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
	Số phát biểu đúng là:
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 12: Trong các hiện tượng thực hành dưới đây, hiện tượng nào miêu tả không chính xác.
A. Thả mẩu kẽm vào hai ống nghiệm đều chứa dung dịch H2SO4. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt FeSO4 thấy khí thoát ra ở ống nghiệm này nhanh hơn.
B. Nhúng lá sắt đã đánh sạch gỉ vào dung dịch CuSO4, lá sắt chuyển sang màu đỏ.
C. Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thấy có kết tủa, sục khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa kết tủa trên thấy kết tủa tan.
D. Cho mẩu Na vào dung dịch đựng FeCl3 thấy có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động
A. CaCO3 ` CaO + CO2.	B. Ca(OH)2 + 2CO2 ` Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại.	B. cộng hóa trị.	C. Ion.	D. cho nhận.
Câu 15: Trong số các polime sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông ; (3) len; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6 và (7) tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. 5, 6, 7.	B. 2, 3, 6.	C. 2, 5, 7.	D. 1, 2, 3.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Lòng trắng trứng gặp HNO3 tạo thành hợp chất có màu tím.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?
A. Khử trùng nước uống, khử mùi.	B. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
C. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.	D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 18: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?
A. Na	B. K	C. Li	D. Ca
Câu 19: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 25,0.	B. 12,5.	C. 26,7.	D. 19,6.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhôm và crom đều không tan trong HNO3 loãng nguội.
B. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
C. Ag không phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
D. Cặp oxi hóa khử ` đứng trước `nên Cu có thể dễ dàng phản ứng với HCl giải phóng khí H2.
Câu 21: Cho bốn dung dịch muối: ZnCl2, AgNO3, CuSO4 và FeCl2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả bốn dung dịch đó?
A. Fe.	B. Zn.	C. Ag.	D. Al.
Câu 22: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. nước vôi.	B. giấm ăn.	C. phèn chua.	D. muối ăn.
Câu 23: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H3COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOC2H5.	D. C2H5COOCH3.
Câu 24: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 6,9.	B. 9,6.	C. 8,5.	D. 2,0.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. K và Rb.	B. Li và Na.	C. Na và K.	D. Rb và Cs.
Câu 26: Cho dãy các chất : NaOH, NaHCO3, KHSO4, Al(OH)3, CH3COONH4, H2NCH2COOH.
Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là :
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4
Câu 27: Cho 22,05 gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với V dung dịch NaOH 1M . Giá trị của V là
A. 300 ml.	B. 450 ml.	C. 400 ml.	D. 250 ml.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa ` thành `.
B. CrO3 là một oxit axit.
C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr2+.
D. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH.
Câu 29: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 60.
Câu 30: Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học:
 H2O2 + 2HI → I2 + 2KOH. (1)
 H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
	Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:
A. Hiđro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử.
B. Hiđro peoxit chỉ có tính khử.
C. Hiđro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Hiđro peoxit chỉ có tính oxi hóa.
Câu 31: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 28,4 gam.	B. 10,6 gam.	C. 14,6 gam.	D. 24,6 gam.
Câu 32: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
B. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
C. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.
D. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
Câu 33: Cho các phản ứng sau:
1) NH4NO2 	2) H2S + O2 (dư, to thường) 	3) NH3 + Cl2
4) AgNO3 	5) NH3 + O2 	6) Na2S2O3 + H2SO4
7) NaCl + H2O 	8) Mg + CO2 	
Số phản ứng chỉ sinh ra một đơn chất là:
A. 8	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). 
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). 
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. 
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. 
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là:
A. 5.	B. 4.	C. 6	D. 2.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc). Tính khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X
A. 8,4 gam.	B. 5,6 gam.	C. 6,72 gam.	D. 2,8 gam.
Câu 36: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,27 gam bột Al và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1, nung X1 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Biết H=100%, khối lượng X2 là
A. 3,06 gam.	B. 2,31 gam.	C. 2,55 gam.	D. 2,04 gam.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ thì giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A. 9,0.	B. 5,0.	C. 10,0.	D. 50,0.
Câu 38: Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là
A. 8 cặp.	B. 9 cặp.	C. 7 cặp.	D. 6 cặp.
Câu 39: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 24 gam glyxin và 21,36 gam alanin. Giá trị của m là:
A. 83,2.	B. 64,32.	C. 73,40.	D. 64,23.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
	(1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3.	
 (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư. 
	(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.	
	(4) Nhiệt phân AgNO3.
	(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng. 
	Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc phản ứng là
A. (1), (2),(3), (4).	B. (1), (3), (4), (5).	C. (2), (5).	D. (1), (3), (4).
Câu 41: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là:
A. 0,3.	B. 0,5.	C. 0,2.	D. 0,4.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hổn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hổn hợp Y. Chia Y làm 2 phần.
Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2(đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn.
Phần 2 : Tác dụng với HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 8,064 lít NO (đktc là sản phẩm khử duy nhất). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 54,63 gam. Giá trị m là :
A. 38,91 gam.	B. 39,72 gam.	C. 36,48 gam.	D. 38,70 gam.
Câu 43: Thủy phân hoàn toàn m gam hexapetit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hổn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hóa hoàn toàn hổn hợp Y cần dùng vừa đủ a mol khí O2, thu được hổn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hổn hợp Z qua bình H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với hổn hợp Z, tỉ lệ a : b = 51: 46. Để oxi hóa hoàn toàn 27,612 gam X cần tối thiếu V lít O2(đktc). Giá trị của V là:
A. 33,4152 lít.	B. 29,7024 lít.	C. 30,1392 lít.	D. 33,0239 lít.
Câu 44: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2 : 1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
A. 75 gam.	B. 70,4 gam.	C. 120,4 gam.	D. 126 gam.
Câu 45: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 thì thu được 17,472 lít CO2 và 11,52 gam nước. Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Giá trị V là bao nhiêu ? (Các khí đo ở đktc)
A. 21,056 lít.	B. 20,384 lít.	C. 21,952 lít.	D. 19,600 lít.
Câu 46: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây: 
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là:
A. 1 : 8.	B. 1 : 12.	C. 1 : 10.	D. 1 : 6.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là:
A. 81,9.	B. 43,5.	C. 64,8.	D. 53,9.
Câu 48: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức C8H10O2 có bao nhiêu đồng phân X vừa phản ứng với NaOH vừa thỏa mãn điều kiện theo chuỗi sau : X Y Polime ?
A. 6.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 49: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29,1.	B. 34,1.	C. 22,7.	D. 27,5.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 54,0 gam.	B. 21,6 gam.	C. 43,2 gam.	D. 108 gam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hoa_hay.doc