Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - Lần 1

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - Lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - Lần 1
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC 
HỒNG LIÑH HÀ TIÑH 
LẦN 1 NĂM 2016 - MÃ ĐỀ THI 132 
Câu 1: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa 
bao nhiêu sản phẩm cộng? 
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5. 
Câu 2: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt 
mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là 
A. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA 
B. Liên kết hoá học trong phân tử tạo bởi X và hiđro là liên kết cộng hoá trị phân cực 
C. X là chất khí ở điều kiện thường. 
D. Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2. 
Câu 3: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA (nhóm oxi) là 
A. ns2np5. B. ns2np6. C. (n-1)d10ns2np4. D. ns2np4. 
Câu 4: Một dung dịch A chứa 0,2 mol Na+ ; 0,1 mol Mg2+ ; 0,05 mol Ca2+ ; 0,15 mol HCO3- ; và x mol 
Cl-. Giá trị của x là 
A. 0,20 mol. B. 0.35 mol. C. 0,3 mol. D. 0,15 mol. 
Câu 5: Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm? 
A. 0.1. B. 0,01. C. 0.001. D. 1. 
Câu 6: Cho các dung dịch: axit glutamic, glyxin, lysin, alanin, etylamin, anilin. Số dung dịch làm quỳ 
tím chuyển sang màu hồng, chuyển sang màu xanh, không đồi màu lần lượt là 
A. 2, 1, 3. B. 1, 1, 4. C. 3, 1, 2. D. 1, 2, 3. 
Câu 7: Monome nào dưới đây đã dùng để tạo ra polime sau 
CH 2 CH
C O
OCH 3 n 
A. metyl acrylat. B. metyl axetat. C. etyl acrylat. D. etyl axetat. 
Câu 8: Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa 
một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag 
đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây? 
A. 	AgNO3. B. 	FeSO4. C. 	Fe2(SO4)3. D. 	Cu(NO3)2. 
Câu 9: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điên, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) gây nên chủ yếu 
bởi 
A. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. B. Tính chất của kim loại. 
C. Khối lượng riêng của kim loại. D. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại. 
Câu 10: Phương án nào sau đây không đúng? 
A. Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt ... 
B. Xeri được dùng làm tế bào quang điện. 
C. Ca(OH)2 được dùng rộng rải trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu 
xây dựng... 
D. Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bột bó khi gãy xương... 
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây? 
A. KMnO4. B. HCl. C. NaCl. D. KClO3. 
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 
11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 55,5 gam. B. 91,0 gam. C. 90,0 gam. D. 71,0 gam. 
Câu 13: Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Metan có công thức phân tử là 
A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6. 
Câu 14: Mưa axit chủ yếu là do những chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng 
không được xủ lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây? 
A. CO2, SO2. B. NH3, HCl. C. H2S,	Cl2. D. SO2, NO2. 
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: M2OX + HNO3  M(NO3)3 +  . Phản ứng trên không phản ứng 
oxi hóa – khử khi x có giá trị là bao nhiêu? 
A. x = 1 hoặc 2. B. x = 1. C. x = 3. D. x = 2. 
Câu 16: Cho hình vẽ, mô tả thí nghiệm như sau: 
 Nước có màu hồng 
 Nước cất có pha sẵn phenolphtalein 
 Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh 
A. Tính tan nhiều trong nước của NH3. B. Tính tan nhiều trong nước của HCl. 
C. Tính axit của HCl. D. Tính bazơ của NH3. 
Câu 17: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng? 
A. Na B. Cu. C. Fe. D. Mg. 
Câu 18: Glyxin có công thức cấu tạo thu gọn là 
A. CH3NH2. B. NH2CH2COOH. C. C2H5NH2. D. H2NCH(CH3)COOH. 
Câu 19: Chất nào sau đây là ancoletylic? 
A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH3OH. 
Câu 20: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim 
loại M là 
A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Al. 
Câu 21: Chất béo là trieste của axit béo với ancol nào sau đây? 
A. Ancol metylic B. ancol etylic C. Glixerol. D. Etylen glicol. 
Câu 22: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của 
X là 
A. C2H5N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C3H7N. 
Câu 23: Hợp chất X mạch hở có CTPT C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất. 
Công thức cấu tạo của X là 
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=C(CH3)2. C. CH3CH=CHCH3. D. CH2= C(CH3)2. 
Câu 24: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là 
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl axetat. 
Câu 25: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối kali của 3 axit no đơn chức với NaOH dư (CaO xúc tác) 
thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Tên gọi của 1 trong 3 
ankan thu được là 
A. propan. B. etan. C. metan. D. butan. 
Câu 26: Cho 0,4 mol Na vào nước thu được dung dịch X. Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đkc) vào X được 
dung dịch Y, cho vài giọt dung dịch quỳ tím vào dung dịch Y, màu của dung dịch thu được là 
A. màu tím. B. màu xanh. C. màu đỏ. D. không màu. 
Câu 27: Cho 2 miếng Zn có cùng khối lượng lần lượt vào cốc (1) đựng dung dịch H2SO4 loảng, dư và 
cốc (2) đựng dung dịch H2SO4 loảng, dư có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. (dung dịch H2SO4 ở 2 thí 
nghiệm có cùng nồng độ mol/l). Hãy cho biết kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Khí ở cốc (1) thoát ra ít hơn ở cốc (2). 
B. Khí ở cốc (1) thoát ra chậm hơn ở cốc (2). 
C. Cốc (1) ăn mòn hóa học và cốc (2) ăn mòn điện hóa 
D. Khí ở cốc (1) thoát ra nhiều hơn ở cốc (2). 
Câu 28: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt cháy hoàn toàn 1 
mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đkc). Đun X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, 
tı̉ khối hơi của Y so với X là 1,25. Dẫn 0,1 mol hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, thấy hết m gam 
brom. Giá trị của m là 
A. 4,0. B. 12,0. C. 8,0. D. 16,0. 
Câu 29: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol 
KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,94 gam chất 
rắn khan. Công thức của X là 
A. CH2=CH-COOH. B. CH3-COOH. C. CH3-CH2-COOH. D. CHC-COOH. 
Câu 30: Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho Si vào dung dịch NaOH ; (b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác 
MnO2) ; (c) Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc ; (d) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S ; (e) 
Cho khí NH3 tác dụng với khí clo ; (g) Cho dung dịch Na2S2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có tạo ra đơn chất là 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Câu 31: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả 
thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau 
3CaCO
n 
 0 0,5 1,4 
2CO
n 
Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 5. B. 4 : 3. C. 5 : 4. D. 2 : 3. 
Câu 32: Hỗn hợp A gồm CuSO4; FeSO4; Fe2(SO4)3 có phần trăm khối lượng của S là 22%. Lấy 50 gam 
hỗn hợp A hòa tan vào nước, sau đó thêm dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không 
khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam hỗn hợp 
kim loại. Giá trị của m là 
A. 18 gam. B. 20 gam. C. 17 gam. D. 19 gam. 
Câu 33: Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất 
phản ứng được với Na, NaOH và không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là 
A. 4, 3, 1 B. 4, 4, 0 C. 3, 3, 1. D. 4, 3, 0. 
Câu 34: Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M, sau phản ứng hoàn 
toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là 
A. 	28,4 gam. B. 	7,1 gam. C. 	21,3 gam. D. 	14,2 gam. 
0,5 
Câu 35: Trong sơ đồ chuyển hoá: S → FeS → H2S → H2SO4 → SO2 → S. Có ít nhất bao nhiêu phản 
ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử? 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỷ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) 
vào nước dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 
A. NaHCO3. B. NaHCO3 và Ba(HCO3)2. 
C. Na2CO3. D. NaHCO3 và (NH4)2CO3. 
Câu 37: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 
1,92 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu 
được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít 
CO2 (đktc). Tên của Z là 
A. Anđehit axetic B. Anđehit butiric C. Anđehit acrylic D. Anđehit propionic 
Câu 38: X có vòng benzen và có công thức phân tử là C9H8O2. X tác dụng dễ dàng với dung dịch brom 
thu được chất Y có công thức phân tử là C9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác dụng với dung dịch NaHCO3 
thu được muối Z có công thức phân tử là C9H7O2Na. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa 
mãn đề ra? 
 A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 
Câu 39: Cho hổn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian ozon bị phân hủy hết thu được một chất khí 
duy nhất có thể tích tăng 2%. Phẩn trăm của ozon trong hổn hợp khí ban đầu là 
A. 5%. B. 4%. C. 2%. D. 8%. 
Câu 40: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2. Cho hỗn hợp A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp B chỉ 
gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 14. Tỉ lệ mol của C2H2 và H2 trong A là: 
A. 2 : 1. B. 1 : 1. C. 1 : 3. D. 1 : 2 . 
Câu 41: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong 
đó tỉ lệ mO: mN = 16:7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch 
HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu 
được m gam rắn. Giá trị của m là 
A. 14,20. B. 16,36. C. 14,56. D. 13,84. 
Câu 42: Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -
CHO, -COOH. Chia 0,15 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 1,12 
lít CO2 (đktc). Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư 
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối lớn nhất 
trong X là 
A. 20%. B. 40%. C. 50%. D. 30%. 
Câu 43: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(OH)2 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch 
HCl 20% vừa đủ thu được 2,72 gam hỗn hợp khí và dung dịch Z chứa một chất tan có nồng độ 23,3%. 
Cô cạn dung dịch Z rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,8 gam kim loại ở catot. Các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn. Xem như các khí sinh ra không tan trong nước Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau 
đây? 
A. 11. B. 12. C. 10. D. 9. 
Câu 44: Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 
6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 
31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết 
tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam rắn khan. 
Nồng độ C% của Cu(NO3)2 có trong dung dịch Y là 
A. 13,235%. B. 11,634%. C. 12,541%. D. 16,162%. 
Câu 45: Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đun nóng hỗn hợp X với 400 
ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam một ancol T và 24,4 gam hỗn 
hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho a gam T tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở 
đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được m gam khí G. Các phản ứng 
đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
A. 3,2. B. 6,4. C. 0,8. D. 1,6. 
Câu 46: Hỗn hợp X gồm Ba và 1 kim loại M. Hòa tan hỗn hợp X bằng dung dịch HCl 10% vừa đủ thu 
được dung dịch trong đó nồng độ % của BaCl2 là 9,48% và nồng độ % của MCl2 nằm trong khoảng 8% 
đến 9%. Kim loại M là 
A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Ca 
Câu 47: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2	a M thì thu được m1 gam kết tủa. Nếu hấp 
thụ (V + 3,36) lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 trên thì thu được m2 gam kết tủa. Nếu thêm (V+V1) lít 
CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đã cho thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m1 : m2 = 3 : 2 ; m1 bằng 3/7 
khối lượng kết tủa cực đại ; các khí đều ở đktc). Giá trị của V1 là 
A. 1.008. B. 0.672. C. 1.493. D. 2.016. 
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong 400 ml dung dịch 
HNO3 3M (dư), đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho 
350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, thu được 21,4 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của V 
là 
 A. 3,36. B. 5,04. C. 4,48. D. 5,6. 
Câu 49: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B bằng dung dịch 
NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Glyxin và Alanin. Đốt cháy toàn bộ 
lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. 
Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình 
tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối 
lượng của A trong hỗn hợp X là 
A. 53,06%. B. 35,37%. C. 30,95%. D. 55,92%. 
Câu 50: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức 
bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt 
cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh 
ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 
13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam 
hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 10. B. 11. C. 13. D. 12. 
----------- HẾT ---------- 
ĐÁP ÁN 
1 B 11 B 21 C 31 A 41 A 
2 D 12 A 22 C 32 C 42 B 
3 D 13 B 23 C 33 A 43 A 
4 B 14 D 24 C 34 D 44 B 
5 A 15 C 25 C 35 D 45 A 
6 D 16 A 26 B 36 C 46 D 
7 A 17 B 27 A 37 D 47 C 
8 C 18 B 28 C 38 B 48 C 
9 A 19 A 29 A 39 B 49 A 
10 D 20 D 30 D 40 B 50 D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_hoa_Hong_Linh_Ha_Tinh_2016_lan_1.pdf