SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 003 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:.. Câu 1: Phân tử nào sau đây có đồng phân hình học ? A. but-1-en B. stiren C. but-2-en D. pent-1-en Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lit khí CO2 (dktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M , thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào Y khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Giá trị của V là : A. 80 B. 100 C. 60 D. 40 Câu 3: Dung dịch axit fomic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với : A. bạc nitrat trong amoniac B. nước brom C. kẽm kim loại D. natri hidrocacbonat Câu 4: Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi) ? A. Fe3O4 và Cu B. KNO3 và Cu C. Fe và Zn D. FeCl2 và Cu Câu 5: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch : HCl ; HF ; Na3PO4 ; Fe(NO3)2 ; FeCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là : A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 6: Yếu tố không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học là : A. Nhiệt độ B. Áp suất C. Chất xúc tác D. Nồng độ Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau : (a) Nung AgNO3 rắn (b)Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4(đặc) (c) Hòa tan Ure trong dung dịch HCl (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dd NaHCO3 (e) Hòa tan Si trong dung dịch NaOH (f) Cho Na2S vào dung dịch Fe(NO3)3 (g) Nung Na2CO3 (rắn) (h) Cho Na2S2O3 vào dung dịch HCl Số thí nghiệm tạo ra chất khí là : A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 8: Amino axit X no mạch hở có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là : A. m = 2n B. m = 2n + 3 C. m = 2n + 1 D. m = 2n + 2 Câu 9: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp . Công thức cấu tạo của X là : A. CH3COO-CH2-COOC2H5 B. CH3OCO-CH2-COOC2H5 C. C2H5COO-CH2-COOCH3 D. CH3OCO-CH2-COOC2H5 Câu 10: Cho dãy các chất : etilen ; axetandehit ; triolein ; etyl axetat ; glucozo ; etylamin. Số chất trong dãy có thể dùng để điều chế trực tiếp ra etanol là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 11: Ở thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học ? A. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô C. Cho hợp kim Fe-Cu vào dd CuSO4 D. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm Câu 12: Nito là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu để sản xuất amoniac. Cộng hóa trị và số osi hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 là : A. 3 và 0 B. 1 và 0 C. 0 và 0 D. 3 và 3 Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (no, hai chức mạch hở) thu được V lit khí CO2 (dktc) và a mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa m , a , V là : A. m = 18a - B. m = a - C. m = 8a - D. m = 34a - Câu 14: Cho 2,74g Ba vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M , thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Giá trị của V là : A. 60 B. 80 C. 120 D. 40 Câu 15: Cho các phát biểu sau : (1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh (2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo (3) Fructozo và glucozo đều có phản ứng tráng bạc (4) Glucozo và saccarozo đều làm mất màu nước Brom (5) Glucozo fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng Số phát biểu đúng là : A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 16: Từ 81g tinh bột , bằng phương pháp lên men rượu , thu được a gam etanol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam etanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X . Để trung hòa X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của H là : A. 80 B. 75 C. 45 D. 60 Câu 17: Cho các chất : Zn(OH)2 ; H2NCH2COOH ; NaHS ; AlCl3 ; (NH4)2CO3 ; H2NCH2COOCH3. Số chất trong dãy là chất có tính lưỡng tính là : A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 18: hỗn hợp X gồm metanol và propan-2-ol. Cho a gam X tác dụng với CuO dư đốt nóng , thu được hỗn hợp Y gồm 2 chất hữu cơ và nước. Cho Y vào dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 tạo thành 8,64a gam Ag. Nếu đun nóng một lượng X với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp ete có khối lượng bằng bao nhiêu phân trăm khối lượng ancol X đã dùng ? A. 66,7% B. 82,0% C. 71,2% D. 76,6% Câu 19: Mg có thể khử được HNO3 thành N2 theo phản ứng : aMg + bHNO3 -> cMg(NO3)2 + dN2 + eH2O Tỉ lệ a : b là : A. 1 : 3 B. 5 : 12 C. 3 : 8 D. 4 : 15 Câu 20: Hỗn hợp X gồm 3,2g Cu và 1,8g Kim loại M. Nung nóng bột lưu huỳnh (không có không khí), thu được 6,6g hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, tạo thành 6,72 lit khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất , ở đktc). Kim loại M là : A. Be B. Al C. Ca D. Mg Câu 21: X là hidrocacbon mạch hở , phân nhánh , có công thức phân tử C5H8. Biết X có khả năng làm mất màu nước Brom và tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3. Tên của X theo IUPAC là : A. 2-metylbut-3-in B. 3-metylbut-1-in C. 2-metylbuta-1,3-dien D. pent-1-in Câu 22: Hỗn hợp X gồm 1 anken và 1 ankin ( đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit khí X(dktc), thu được 12,1g CO2 và 4,5g H2O. Nếu cho 2,28g X tác dụng với nước Brom (dư) thì khối lượng Brom tham gia phản ứng tối đa là : A. 16g B. 20g C. 12g D. 8g Câu 23: Hỗn hợp X gồm 2 peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 13,5g glyxin ; 7,12g alanin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử cả 2 chất trong X là 5. Giá trị của m là : A. 17,38g B. 19,18g C. 18,82g D. 20,62g Câu 24: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đơn chức X và Y ( là đồng đẳng kế tiếp, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 8,2g M cần 10,4g O2 thu được 5,4g H2O. Đun nóng 8,2g M với etanol (H2SO4 đặc) tạo thành 6g hỗn hợp este. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp este trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,82g N2 ( trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo este của X và Y lần lượt là : A. 60% và 40% B. 50% và 40% C. 50% và 50% D. 60% và 50% Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic no đơn chức và 1 ancol đơn chức Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 5,4g X với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là : A. 2,2 B. 1,85 C. 2,04 D. 2,55 Câu 26: Khi cho 3,9g K vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525g Chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là : A. 0,5M B. 0,75M C. 0,25M D. 1,0M Câu 27: Cho 100 ml dung dịch a-amino axit X nồng độ 1M tác dụng với vừa đủ 50g dung dịch gồm NaOH 4% và KOH 5,6% thu được 11,9g muối. Công thức của X là : A. H2NCH(CH3)COOH B. (NH2)2C4H7COOH C. H2NCH2CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH Câu 28: Cho dãy gồm các chất sau : FeS2 ; Cu ; Na2SO3 ; FeSO4 ; S ; Fe2O3. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo khí SO2 là : A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 29: Hỗn hợp X gồm 1 anken và 2 amin (no, đơn chức,mạch hở, đồng đẳng kế tiếp). Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 15,12 lit O2 (dktc) thu được H2O ; N2 ; 7,84 lit CO2 (dktc). Tên gọi của amin có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp X là : A. etylmetylamin B. propylamin C. butylamin D. etylamin Câu 30: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khí quyển (đóng vai trò như tấm lá chắn) ngăn chặn nhiều tia bức xạ nhiệt của Trái Đất, không cho chúng thoát ra vào vũ trụ, làm khí quyển Trái Đất nóng lên. Hai tác nhân hàng đầu gây nên hiệu ứng nhà kính là : A. khí metan và hơi nước B. khí metan và khí ozon C. khí cacbonic và freon D. hơi nước và khí ozon Câu 31: Từ 400 kg quặng hematit đỏ(chứa 60% Fe2O3 về khối lượng) có thể luyện được m kg gang có hàm lượng sắt 95%. Biết lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 2%. Giá trị của m là : A. 173,3g B. 180,5g C. 116,2g D. 155,1g Câu 32: Oxi hóa metanal bằng O2 (có xúc tác) một thời gian thu được 1,4m gam hỗn hợp X gồm andehit và axit cacboxylic . Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là : A. 1,2 B. 3,0 C. 2,1 D. 4,2 Câu 33: Cho 6,8g hỗn hợp X gồm Zn.,Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch và 6,96g hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi hóa là : A. 1,4 B. 2,8 C. 2,1 D. 4,2 Câu 34: Xà phòng hóa hoàn toàn 200g chất béo có chỉ số axit là 7 cần vừa đủ 310g dung dịch KOH 14%, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất với m là : A. 208 B. 220 C. 224 D. 198 Câu 35: Nhỏ V lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa H2SO4 1M và Al2(SO4)3 x M. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của lượng kết tủa vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn như sau : Giá trị của X tương ứng là : A. 0,450 B. 0,350 C. 0,375 D. 0,425 Câu 36: Chất X chứa vòng benzen có công thức phân tử là C7H8O. Ở trạng thái lỏng X tác dụng với Natri giải phóng khí hidro. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của X là : A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai ? Trong nhóm kim loại kiềm , theo chiều từ Li đến Cs : A. Độ âm điện tăng dần B. Tính kim loại tăng dần C. Bán kính nguyên tử tăng dần D. Khả năng khử nước tăng dần Câu 38: Cho a mol andehit X mạch hở tác dụng với AgNO3 dư (dư) trong NH3 đun nóng thu được 2a mol Ag. Mặt khác khử hoàn toàn a mol X cần 2a mol H2. Chất X có công thức tổng quát là : A. CnH2n+1CHO(n ≥ 0) B. CnH2n-1CHO(n ≥ 2) C. CnH2n-3CHO(n ≥ 2) D. CnH2n(CHO) (n ≥ 0) Câu 39: Axit X là hóa chất quan trọng bậc nhất trong nhiều ngành sản xuất như phân bón, luyện kim, chất dẻo, acqui, chất tẩy rửa... Ngoài ra trong phòng thí nghiệm , axit X được dùng làm chất hút ẩm. Axit X là : A. HCl B. H3PO4 C. HNO3 D. H2SO4 Câu 40: Cho 5,2g hỗn hợp X gồm Al,Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 3,36 lit H2(dktc). Khối lượng dung dịch Y là : A. 152,0g B. 146,7g C. 152,2g D. 151,9g Câu 41: Cho dãy gồm các chất : metyl metacrylat ; triolein ; saccarozo ; xenlulozo ; glyxylalanin , tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 42: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic (no,đơn chức) và 1 ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 10,6g X thu được 17,6g CO2 và 9g H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 10,6g X với hiệu suất 60% thu được m gam este. Giá trị của m là : A. 3,12 B. 2,64 C. 5,28 D. 4,40 Câu 43: Cho dãy chất : Li,Ca,Na,Ba. Hòa tan hoàn toàn m gam mỗi chất vào nước dư, chất tạo ra số mol khí H2 lớn nhất là : A. Na B. Ca C. Ba D. Li Câu 44: Cho hỗn hợp Cu và Fe vào dụng dịch H2SO4 đặc nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 1 phần Cu không tan, Cho dung dịch NH3 dư vào X thì thu được kết tủa Y. Kết tủa Y là : A. Fe(OH)2 B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2 D. Fe(OH)3 Câu 45: Hòa tan hết 17,76g hỗn hợp X gồm FeCl2 ; Mg ; Fe(NO3)2 ; Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lit khí NO (dktc), Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248g kết tủa và 0,448 lit khí NO2 (dktc) và dung dịch Z chỉ có m gam muối. Giá trị m gần nhất với : A. 42 B. 41 C. 43 D. 44 Câu 46: A. K2CrO4;K2Cr2O7 B. K2CrO4;CrSO4 C. K2CrO4;Cr2(SO4)3 D. K2Cr2O7;Cr2(SO4)3 Câu 47: Cho phương trình hóa học : 5Cl2 + Br2 + 6H2O -> 10HCl + 2HBrO3 Nhận định nào sau đây là sai về tính chất của các chất : A. Cl2 là chất oxi hóa , Br2 là chất khử B. Cl2 oxi hóa Br2 thành HBrO3 và nó bị khử thành HCl C. Br2 oxi hóa Cl2 thành HCl và nó bị khử thành HBrO3 D. Br2 bị oxi hóa thành HBrO3 , Cl2 bị khử thành HCl Câu 48: Cho các polime sau : (1) poli(metyl metacrylat) ; (2) poliacrilonitrin ; (3) nilon-6,6 ; (4) poli(etylen-terephtalat) ; (5) poli(vinyl clorua) . Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là : A. (2),(3),(4) B. (1),(2),(5) C. (1),(2),(3) D. (1),(4),(5) Câu 49: Cho sơ đồ điều chế khí sau : Sơ đồ trên phù hợp với phản ứng điều chế khí nào sau đây : A. CaF2(rắn) + H2SO4(đặc) -> CaSO4 + 2HF B. NH4NO2(bão hòa) -> N2 + 2H2O C. Ca(OH)2 + NH4Cl -> NH3 + H2O + NaCl D. NaClrắn + H2SO4(đặc) -> NaHSO4 + HCl Câu 50: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic và 1 ancol (đều no, đơn chức,có cùng phân tử khối).Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư tạo thành 1,68 lit CO2 (dktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 2,8 lit CO2(dktc). Nếu thực hiện phản ứng este hóa toàn bộ X với hiệu suất 40% thu được m gam este . Giá trị của m là : A. 1,76 B. 1,48 C. 2,20 D. 0,74 ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en) =>C Câu 2: C , nCO2 = 0,05 ; nNaOH = 0,2 mol dư so với CO2 => sau phản ứng có : 0,05 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH H+ + OH- -> H2O CO32- + H+ -> HCO3- HCO3- + H+ -> CO2 + H2O => nHCl = nCO3 + nOH = 0,15 mol => V = 0,06 lit = 60 ml =>C Câu 3: C Zn + 2HCOOH -> (HCOO)2Zn + H2 ( H+ -> H0) =>C Câu 4: D Câu 5: D Gồm : HCl ; Na3PO4 ; Fe(NO3)2 ; FeCl2 =>D Câu 6: C Câu 7: B (a) NO2 ; O2 (b) HCl (c) CO2 (d) CO2 (e) H2 (h) SO2 =>B Câu 8: C Amino axit no mạch hở có 2 O và 1N => có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 ; chỉ có 1 pi trong nhóm COOH => CÔng thức tổng quát : CnH2n+1O2N => m = 2n + 1 =>C Câu 9: D Câu 10: C Các chất : etilen(C2H4) ; axetandehit (CH3CHO) ; glucozo (C6H12O6) ; etyl axetat (CH3COOC2H5) ; etyl amin (C2H5NH2) =>C Câu 11: B Câu 12: A N2 công thức cấu tạo là : N≡N => có công hóa trị là 3 N2 là đơn chất => N có số oxi hóa là 0 =>A Câu 13: D Câu 14: B , nBa = 0,02 mol ; nNaHCO3 = 0,03 mol Sau phản ứng gồm : 0,02 mol BaCO3 kết tủa ; 0,01 mol Na2CO3 và 0,01 mol NaOH HCl + NaOH -> NaCl + H2O HCl + Na2CO3 -> NaHCO3 + NaCl HCl + NaHCO3 -> NaCl + CO2 + H2O ( bắt đầu có khí thì dừng => không có phản ứng này) => nHCl = nNa2CO3 + nNaOH = 0,02 mol => V = 0,08 lit = 80 ml =>B Câu 15: A (1) Sai vì amilozo có cấu trúc mạch thẳng (2) Sai vì Xenlulozo và tinh bột có M khác nhau nên không phải là đồng phân cấu tạo (4) Sai vì saccarozo không phản ứng với nước Brom =>A Câu 16: B (C6H10O5)n -> 2nC2H5OH -> CH3COOH + NaOH => nC2H5OH = 2n.nTinh bột .80% = 0,8 mol => Xét 0,08 mol C2H5OH => nCH3COOH = 0,08H% = nNaOH = 0,06 => H% = 75% =>B Câu 17: D Zn(OH)2 ; H2NCH2COOH ; NaHS ; (NH4)2CO3 =>D Câu 18: D X(CH3OH ; CH3CH(OH)CH3) -> Y(HCHO ; CH3COCH3) => nHCHO = ¼ nAg = 0,02a mol = nCH3OH => nCH3CH(OH)CH3 = 0,006a mol Tổng quát : 2ROH -> ROR + H2O => nH2O = ½ nancol = 0,013a mol => mete = mancol – mH2O = 0,766a (g) => %mete/ancol = 76,6% =>D Câu 19: B 5Mg + 12HNO3 -> 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O =>B Câu 20: B Qui hỗn hợp Y về Cu , M , S => mS = mX- mY => nS = 0,05 mol Bảo toàn e : Cu -> Cu2+ ; M -> Mn+ ; S -> S6+ S6+ -> S4+ => 2.0,05 + 1,8n/M + 6.0,05 = 2.0,3 => M = 9n => n = 3 ; M = 27 (Al) =>B Câu 21: B X phản ứng với AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch => X là CH≡C-CH(CH3)2 (3-metylbut-1-in) =>B Câu 22: C Khi đốt cháy anken : nCO2 = nH2O còn với ankin thì nCO2 – nH2O = nankin => nankin = nCO2 – nH2O = 0,025 => nanken = nX – nankin = 0,075 mol Bảo toàn C : nCO2 = nC(ankin) + nC(anken) => 0,275 = 0,025.I + 0,075.E => E = 3 ; I = 2 (Thỏa mãn) (C3H6 ; C2H2) Xét trong 2,28g X thì tỉ lệ mol Các chất vẫn không đổi => nC3H6 = 0,045 ; nC2H2 = 0,015 mol => nBr2 = nC3H6 + 2nC2H2 = 0,075 mol => mBr2 = 12g =>C Câu 23: A Ta có nGly = 0,18(mol), nAla = 0,08(mol). → nGly : nAla = 9 : 4, mà nX : nY = 13 và tổng số liên kết peptit trong phân tử X và Y là 5 Từ dữ kiện đề bài X, Y phải có CTCT lần lượt là:Gly−Gly−Gly−Ala, Gly−Gly−Ala =>m = 0,02.(75,3 + 89 − 18.3) + 0,06.(75.2 + 89 − 18.2) = 17,38(g) =>A Câu 24: A ,nO2 = 0,325 ; nH2O = 0,3 mol Bảo toàn khối lượng : mO2 + mM = mCO2 + mH2O => nCO2 = 0,3 mol = nH2O = > 2 axit no đơn chức Bảo toàn O : 2nM(COOH) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 => nM = 0,125 mol Mtrung bình axit = 65,6g => CH3COOH : x mol và C2H5COOH : y mol => x + y = nM = 0,125 và 60x + 74y = mM = 8,2g => x = 0,075 ; y = 0,05 mol 6g este gồm a mol CH3COOC2H5 và b mol C2H5COOC2H5 Có nhh = nN2 = a + b = 0,065 mol => a = 0,045 ; b = 0,02 => %HCH3COOH = 60% ; H%C2H5COOH = 40% =>A Câu 25: C Vì đốt cháy có nH2O > nCO2 => ancol no => nancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol Bảo toàn khối lượng : mY + mO2 = mCO2 + mH2O => nO2 = 0,275 mol Bảo toàn O : nO(Y) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nacid = ½ (nO(Y) – nancol) = 0,025 mol Bảo toàn C : nCO2 = nC(acid) + nC(ancol) => 0,2 = 0,025.CAcid + 0,1.Cancol => Cancol = 1 ; Caxit = 4 CH3OH ; C3H7COOH Xét 5,4g Y thì tính hiệu suất theo Axit (tính ra có H cao hơn) => 0,02 mol C3H7COOCH3 => m = 2,04g =>C Câu 26: A Giả sử chất tan gồm x mol KCl và (0,1 – x) mol KOH => 74,5x + 56(0,1 – x) = 6,525 => x = 0,05 mol = nHCl => CM(HCl) = 0,5M =>A Câu 27: A , nOH = nNaOH + nKOH = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol = nX => có 1 nhóm COOH Giả sử X có dạng : (H2N)nRCOOH => muối (H2N)nRCOOM (Na,K) => mmuối = m(H2N)nRCOO + mK + mNa => 11,9 = 0,1.(R + 44 + 14n) + 0,05.23 + 0,05.39 => R + 14n = 44 => n = 2 và R = 26 (C2H4) (H2N)2CH(CH3)COOH (Vì là a-amino axit) =>A Câu 28: D FeS2 ; Cu ; Na2SO3 ; FeSO4 ; S =>D Câu 29: D , nO2 = 0,675 mol ; nCO2 = 0,35 mol Bảo toàn O : nH2O = 2nO2 – 2nCO2 = 0,65 mol X gồm : CnH2n và CmH2m+3N => nH2O – nCO2 = 1,5namin => namin = 0,2 => nN2 = 0,1 mol => nX > namin = 0,2 mol => Số C trung bình < 0,35/0,2 = 1,75 => amin là CH3NH2 và C2H5NH2 (vì anken có số C ≥ 2) =>D Câu 30: C Câu 31: A , mFe (quặng) = 168 kg ,mFe (gang) = 168.0,98 = 164,64 kg => mgang = mFe(gang).100/95 = 173,3g =>A Câu 32: A HCHO + [O] -> HCOOH ,mO + mHCHO = mhh sau => nO = nHCOOH = 0,025a mol => nHCHO dư = a/120 mol => nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH => 0,1 = 4a/120 + 2.0,025a => a = 1,2g =>A Câu 33: A Tạo hỗn hợp kim loại => Cu2+ hết , có Fe dư ,nCu = 0,065 mol => nFe dư = 2,8g ,mX = 65nZn + 56nFe pứ + 2,8 và nCu = nZn + nFe pứ = 0,065 => nFe pứ = 0,025 mol => mFe pứ = 1,4g =>A Câu 34: B Chỉ số axit = số mg KOH phản ứng với đủ gốc axit trong 1 gam chất béo => , nCOOH = 7.200/(56.1000) = 0,025 mol ,nKOH pứ = 3nglixerol + nH2O (nCOOH = nH2O) => nglixerol = 0,25 mol Bảo toàn khối lượng : mchất béo + mKOH = mmuối + mH2O + mGlixerol => mmuối = 219,95g =>B Câu 35: C , Tại nNaOH = 0,24 mol thì trung hòa hết axit => nH2SO4 = 0,12 mol => Vđd = 0,12 lit +) Tại nNaOH = 0,36 mol => Al3+ dư => nAl(OH)3 = 1/3(nNaOH – nH+) = 0,04 mol +) Tại nNaOH = 0,56 mol => Kết tủa tan 1 phần => nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH – nH+) => nAl3+ = 0,12.2x = 0,09 mol => x = 0,375 M =>C Câu 36: C X + Na -> H2=> X có nhóm OH +) ancol : C6H5CH2OH +) Phenol : o,m,p-CH3C6H4OH Có 4 CTCT thoả mãn =>C Câu 37: A Từ Li -> Cs : Độ âm điện giảm dần =>A Câu 38: B X + 2H2 => có 2 pi trong phân tử X -> 2Ag => có 1 nhóm CHO =>B Câu 39: D Câu 40: D Bảo toàn nguyên tố : nH2 = nH2SO4 = 0,15 mol => mdd H2SO4 = 147g Bảo toàn khối lượng : mKL + mdd axit = mdd muối + mH2 => mdd muối = 151,9g =>D Câu 41: D Câu 42: C , nCO2 = 0,4 mol ; nH2O = 0,5 mol Vì đốt cháy có nH2O > nCO2 => ancol no => nancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O => nO2 = 0,5 mol Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nacid = ½ (nO(X) – nancol) = 0,1 mol Bảo toàn C : nCO2 = nC(acid) + nC(ancol) => 0,4 = 0,1.CAcid + 0,1.Cancol => Este tạo ra có CTPT C4H8O2 Xét 10,6g Y thì tính hiệu suất theo Axit hoặc ancol đều như nhau vì số mol bằng nhau => 0,06 mol C4H8O2 => m = 5,28g =>C Câu 43: D Câu 44: A Có Cu không tan => dung dịch chỉ có Fe2+ và Cu2+ Vì Cu(OH)2 tan trong NH3 tạo phức tan => kết tủa chỉ có Fe(OH)2 =>A Câu 45: D Thêm AgNO3 -> có khí NO2 => Có H+ và Fe2+ dư , NO3- chuyển hết thành NO X có : x mol FeCl2 ; y mol Mg ; z mol Fe(NO3)2 ; t mol Al => 127x + 24y + 180z + 27t = 17,76g Kết tủa gồm Ag và AgCl trong đó tổng mol nguyên tố Ag = nAgNO3 = 0,588 mol => nCl = nAgCl = 0,528 mol => nAg = 0,06 mol ( chứng tỏ còn Fe2+) Bảo toàn Cl : nFeCl2 = ½ (nAgCl – nHCl)= 0,06 mol = x Giả sử có tạo NH4+ Xét cả quá trình : nH+ = 4nNO + 2nNO2 + 10nNH4+ => nNH4+ = 0,008 mol Bảo toàn H : 2nH2O = nHCl – 4nNH4+ => nH2O = 0,188 mol Bảo toàn khối lượng cho cả quá trình : ,mX + mHCl + mAgNO3 = mmuối + mNO + mNO2 + mAg,AgCl + mH2O => mmuối = m = 49,78g =>D Câu 46: A Sơ đồ hoàn chỉnh : Cr(OH)3 -> KCrO2 -> KCrO4 -> K2Cr2O7 =>A Câu 47: C Cl0 -> Cl- (giảm số oxi hóa) => chất oxi hóa (bị khử) Br0 -> Br5+ (tăng số oxi hóa) => chất khử (bị oxi hóa) =>C Câu 48: B Câu 49: B Thu khí bằng đẩy nước => khi không tan trong nước =>B Câu 50: B P1 : nCO2 = naxit = 0,075 mol = nCOOH P2 : nCO2 = 0,125 mol axit chỉ có 1 C => HCOOH => ancol có cùng M là C2H5OH có n = 0,025 mol Xét toàn bộ lượng chất : Phản ứng tạo este tính H% theo ancol => 0,02 mol HCOOC2H5 => meste = 1,48g =>B
Tài liệu đính kèm: