Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Quỳnh Lưu 1

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Quỳnh Lưu 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Quỳnh Lưu 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA-LẦN 3 NĂM 2016
MÔN HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề thi 142
Họ và tên: .Số BD
Câu 1: Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Tinh bột	B. Glucozơ	C. Xenlulozơ	D. Saccarozơ
Câu 2: Hidro hóa hoàn toàn CH3CH2CHO thì thu được chất nào?
A. CH3CH2CH3	B. CH3CH2COOH	C. CH3CH(OH)CH3	D. CH3CH2CH2-OH
Câu 3: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, HNO3 (loãng), CuSO4. Fe không tác dụng được với dung dịch nào?
A. CuSO4	B. HCl	C. NaOH	D. HNO3 (loãng)
Câu 4: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
A. Poli etilen	B. Poli (metyl metacrylat)
C. Poli butadien	D. Poli (vinylclorua)
Câu 5: Hiện này khí metan (CH4) được dùng để thay thế một phần cho các nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá). Người ta sản xuất khí metan bằng cách nào?
A. Thu metan từ khí bùn ao
B. Cho hơi nước qua than nóng đỏ
C. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz
D. lên men ngũ cốc
Câu 6: Tách nước 2-metylbutan-2-ol bằng H2SO4 đặc ở 1700C thu được sản phẩm chính nào?
A. 2-metylbut-1-en	B. 3-metylbut-2-en	C. 2-metylbut-2-en	D. 2-metylbut-3-en
Câu 7: Lấy 6,0 gam andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là?
A. 21,6 gam	B. 86,4 gam	C. 129,6 gam	D. 43,2 gam
Câu 8: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước Br2 ở nhiệt độ thường?
A. Andehit axetic	B. Axit fomic	C. Glucozơ	D. Benzen
Câu 9: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thưốc diệt nấm. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?
A. 62,5 gam	B. 40,0 gam	C. 32,0 gam	D. 25,6 gam
Câu 10: Lấy 2,06 gam muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 3,76 gam kết tủa. X là nguyên tố nào?
A. I	B. Br	C. Cl	D. F
Câu 11: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít	B. 1,12 lít	C. 0,56 lít	D. 4,48 lít
Câu 12: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HNO3	B. NaCl	C. KOH	D. H2S
Câu 13: Cho các chất: phenol, stiren, benzen, toluen, anilin, glixerol. Số chất tác dụng được với dung dịch nước Brom ở điều kiện thường là?
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 14: Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là?
A. Ag	B. Mg.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 15: Phát biểu không đúng là:
A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol
B. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
C. dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
D. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
Câu 16: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là?
A. Cu	B. Ag	C. Fe	D. Mg
Câu 17: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 15+. Ở trạng thái cơ bản X có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 5	B. 4	C. 3	D. 7
Câu 18: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với H2SO4 (loãng) ở nhiệt độ thường?
A. Ag	B. Zn	C. Al	D. Fe
Câu 19: Trong các chất: H2SO4, Ba(OH)2, NaCl, KHSO4. Dung dịch chất nào (nồng độ khoảng 0,1M) làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. NaCl	B. KHSO4	C. H2SO4	D. Ba(OH)2
Câu 20: Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hóa
A. S + O2 SO2	B. S + 2Na Na2S
C. S + 2H2SO4 (đ) 3SO2 + 2H2O	D. S + 6HNO3 (đ) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Câu 21: Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất?
A. Axit glutamic	B. Valin	C. Glyxin	D. Alanin
Câu 22: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. Penta-1,3-đien.	B. Buta-1,3-đien.
C. But-2-en.	D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 23: Lấy 1,76 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 1,64 gam muối. X là?
A. HCOOC3H7	B. CH3COOCH3	C. C2H5COOCH3	D. CH3COOC2H5
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH3COOH thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là?
A. 124 gam	B. 142 gam	C. 106 gam	D. 60 gam
Câu 25: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là ?
A. 25,4 gam.	B. 31,8 gam.	C. 24,7 gam	D. 18,3 gam
Câu 26: Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng anken
A. C3H8	B. C2H4	C. C6H6	D. C4H6
Câu 27: Lần lượt cho một mẫu Ba và các dung dịch K2SO4, NaHCO3, HNO3, NH4Cl. Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện kết tủa?
A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 28: Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NH3.	B. H2O	C. CO2	D. NaCl
Câu 29: Chất nào sau đây tác dụng được với NaOH?
A. CH3CHO	B. C2H5OH	C. C6H5OH (thơm)	D. C2H2
Câu 30: Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO, (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là
A. 4	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 31: Cho các chuyển hóa sau: 	X + H2O Y; 	 
	Y + Br2 + H2O ® Axit gluconic + HBr
	Axit gluconic + NaHCO3 ® Z + Natri gluconat + H2O	 
	Z + H2O X + E
Các chất X, Y lần lượt là
A. saccarozơ, glucozơ.	B. tinh bột, glucozơ.	C. xenlulozơ, glucozơ.	D. tinh bột, fructozơ.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no hở thu được 17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m?
A. 37,550 gam	B. 28,425 gam	C. 18,775 gam	D. 39,375 gam
Câu 33: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử?
A. 6	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam chất X thu được hỗn hợp khí và hơi A gồm CO2, HCl, H2O và N2. Cho một phần A đi chậm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm 1,638 gam và có 0,1008 lít khí không bị hấp thụ. Phần còn lại của A cho lội chậm qua dung dịch AgNO3 trong HNO3 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 4,788 gam và có 10,332 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Xác định phân tử khối của X (gam/mol)?
A. 240	B. 180	C. 200	D. 160
Câu 35: Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?
A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3
B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III)
C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II)
D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng
Câu 36: Chỉ dùng CO2 và H2O nhận biết được bao chất bột trắng (trong các lọ không nhãn) trong số các chất sau: NaCl , Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 , BaSO4
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 37: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH (phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau: 
Chất
 X
Y
Z
T
pH ( dung dịch nồng độ 0,01M, 250C)
6,48
3,22
2,00
3,45
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic	B. Y có phản ứng tráng gương 
C. Z tạo kết tủa trắng với nước brom	D. T cho phản ứng tráng gương
Câu 38: Cho các phương trình phản ứng:
(1) dung dịch FeCl3 + Cu →	(5) K + H2O → 	
(2) Hg + S → 	(6) H2S + O2 dư 	 
(3) F2 + H2O → 	(7) SO2 + dung dịch Br2 → 
(4) MnO2 + HCl đặc 	(8) Mg + dung dịch HCl →	 
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là:
A. 5.	B. 3.	C. 6	D. 4.
Câu 39: Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với 6,32 gam KMnO4. Tính khối lượng HCl đã bị oxi hóa?
A. 7,3 gam	B. 23,36 gam	C. 3,65 gam	D. 11,68 gam
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic, butan-1,4-điamin, but-2-en-1,4-điol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được kết tủa và dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 lại thấy xuất hiện kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa ở hai lần là 4,97 gam . Giá trị của m là
A. 0,72	B. 0,82	C. 0,94	D. 0,88
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn một este no 2 chức mạch hở X. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 2,08 gam. Biết khi xà phòng hoá X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng phân của X là:
A. 4	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 42: Trong bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon A mạch hở (thể khí ở điều kiện thường) và 0,06 mol O2, bật tia lửa điện để đốt X (chỉ xẩy ra phản ứng X cháy tạo thành CO2 và H2O). Toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng cho đi qua bình đựng 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thì thu được 3 gam kết tủa. Khí duy nhất thoát ra khỏi bình có thể tích 0,224 lít (đktc). Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, nước bị ngưng tụ khi cho qua dung dịch, có bao nhiêu CTPT thỏa mãn A?
A. 3	B. 8	C. 7	D. 5
Câu 43: Hòa tan m gam hỗn hợp FeCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước được dung dịch X. Sục H2S dư vào thấy xuất hiện chất rắn Y nặng 1,28 gam và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy có 22,25 kết tủa. Hòa tan Y trong HNO3 dư thấy thoát ra 1,4 gam khí duy nhất. biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm khử N+5 là NO. Giá trị m gần nhât với giá trị?
A. 8,4 gam	B. 9,4 gam	C. 7,8 gam	D. 7,4 gam
Câu 44: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) gần nhất là?
A. 92 gam	B. 102 gam	C. 101 gam	D. 91 gam
Câu 45: Lấy một lượng ancol but-2-in-1,4-diol cho qua bình đựng CuO đun nóng một thời gian được 14,5 gam hỗn hợp X gồm khí và hơi ( Giả sử chỉ xẩy ra phản ứng oxi hóa chức ancol thành chức andehit) Chia X thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 1,68 lit H2 (đktc)
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch nước chứa m gam Br2. Xác định m?
A. 32 gam	B. 40 gam	C. 20 gam	D. 16 gam
Câu 46: Một loại nước tự nhiên có chứa [Ca2+] = 4.10-4M; [HCO3-] = 3.10-4M, còn lại là ion Cl-. Để làm mềm loại nước này thường có 2 cách
- Cách 1: Cho tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3
- Cách 2: Cho tác dụng vừa đủ với CaO để loại bỏ phần nước cứng tạm thời rồi sau đó tác dụng vừa đủ với Na2CO3
Một nhà máy sản xuất nước sinh hoạt có công suất trung bình 100000 m3/1 ngày đêm, dùng nguồn nước trên để sản xuất nước sạch (giả thiết là nước mất hoàn toàn độ cứng) nếu sử dụng cách 2 thì 1 năm (365 ngày) nhà máy nước này sẽ tiết kiệm được so với cách 1 bao khoảng nhiêu tiền? (biết đơn giá Na2CO3: 6000đ/1kg; CaO; 1000đ/1kg)
A. 2117 triệu đồng	B. 6044triệu đồng	C. 3175 triệu đồng	D. 6657 triệu đồng
Câu 47: Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 5,44 gam	B. 4,66 gam	C. 5,70 gam	D. 6,22 gam
Câu 48: Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 47,818%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. B phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 3,136 lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2 (). C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị gần nhất của m là?
A. 48	B. 33	C. 40	D. 42
Câu 49: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?
A. 46 gam	B. 41 gam	C. 43 gam	D. 38 gam
Câu 50: Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY <MZ) và một ancol no, hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 3,24 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lương E sinh ra cần 3,36 lít O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn . Thành phần % về khối lượng của Y trong hỗn hợp A là?
A. 16,82	B. 14,47	C. 28,30	D. 18,87
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr=52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; I=127; Ba = 137.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docthi thu Quynh Luu 1 lan 3 2016.doc