Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Long Xuyên

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1124Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Long Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THPT Long Xuyên
TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi: 123
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2016 
Môn : HOÁ HỌC 
Thời gian làm bài:90 phút (không kể phát đề) 
(Đề thi gồm 04 trang, 50 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh: ............................................................... Số báo danh: .................................
Chữ ký của GT1: .................................................Chữ ký của GT2:...........................................................
Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; S = 32; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba=137.
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ?
A. Cacbon.	B. hiđro và oxi.	C. Cacbon và hiđro.	D. Cacbon và oxi.
Câu 2: Thành phần chính của quặng boxit là
A. Cr2O3.	B. FeCO3.	C. Fe3O4.	D. Al2O3.
Câu 3: Trung hòa hoàn toàn 6,0 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH2O2.	B. C2H4O2.	C. C3H4O2.	D. C3H6O2.
Câu 4: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. Cl2.	B. HCl.	C. NaCl.	D. H2O.
Câu 5: Đốt cháy chất hữu cơ X thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. X có thể là
A. ancol.	B. axit cacboxylic.	C. este.	D. anđehit.
Câu 6: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. SO2.	B. NO2.	C. O3.	D. CO2.
Câu 7: Chất nào sau đây phản ứng được với phenol (C6H5OH)?
A. HCl.	B. NaCl.	C. KHCO3.	D. NaOH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2n+3N (n ≥ 1).
B. Tất cả các anđehit đều có tính oxi hóa và tính khử.
C. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
D. Axit acrylic thuộc cùng dãy đồng đẳng với axit axetic.
Câu 9: Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu
A. đỏ.	B. vàng.	C. trắng.	D. tím.
Câu 10: Este có phân tử khối nhỏ nhất bằng
A. 46.	B. 74.	C. 60.	D. 88.
Câu 11: Lên men một lượng glucozơ, thu được a mol ancol etylic và 0,2 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,20.	B. 0,15.	C. 0,10.	D. 0,30.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 thu được 4,6 gam ancol. Tên của este là
A. etyl axetat.	B. etyl fomat.	C. metyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 13: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Protein.	B. Axit cacboxylic.	C. Cacbohiđrat.	D. Chất béo.
Câu 14: Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
A. Fe3O4.	B. Fe(OH)3.	C. Fe2O3.	D. Fe2(SO4)3.
Câu 15: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 1,12.
Câu 16: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic.	B. Axit benzoic.	C. Axit stearic.	D. Axit oxalic.
Câu 17: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là
A. 18,67%.	B. 15,05%.	C. 11,96%.	D. 15,73%.
Câu 18: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W.	B. Pb.	C. Cr.	D. Fe.
Câu 19: Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?
A. HCl.	B. HF.	C. HBr.	D. HI.
Câu 20: Cho phản ứng: aFeS2 + bO2 → cFe2O3 + dSO2. Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 7.	B. 7 : 4.	C. 4 : 11.	D. 11 : 4.
Câu 21: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH.	B. HCOOCH3.	C. C2H6.	D. CH3CHO.
Câu 22: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe2+.	B. Cu2+.	C. Ag+.	D. Fe3+.
Câu 23: Để phân biệt hai dung dịch KCl và K2SO4 có thể dùng dung dịch
A. H2SO4.	B. BaCl2.	C. HNO3.	D. NaOH.
Câu 24: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Nilon–6,6.	B. Novolac.	C. Tơ lapsan.	D. PVC.
Câu 25: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl loãng nóng.	B. HNO3 loãng nóng.	C. H2SO4 đặc nóng.	D. HNO3 loãng nguội.
Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
	(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
	(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
	(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 27: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,8.	B. 28,7.	C. 39,5.	D. 17,9.
Câu 28: Thành phần chính của phân ure là
A. NH4H2PO4.	B. (NH2)2CO.	C. NH4HCO3.	D. (NH4)2HPO4.
Câu 29: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaAlO2.	B. Al2O3.	C. Al.	D. AlCl3.
Câu 30: Cho dãy các chất: etilen, stiren, phenol, axit acrylic, etyl axetat, anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 31: Cho các phát biểu sau về crom:
	(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
	(b) Crom có độ tính khử yếu hơn sắt và kẽm.
	(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
	(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
	(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat.
	Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 32: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1,0M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 0,4.	B. 0,6.	C. 1,2.	D. 1,4.
Câu 33: Dãy gồm các chất đều được điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3COH, C2H2, C4H10, C2H5CHO.	B. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3OH.
C. CH3OH, CH3CHO, C2H2, C2H5OH.	D. C4H10, CH3CHO, C2H5OH, CH3OH.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm
A. ancol và este.	B. axit và este.	C. axit và ancol.	D. hai este.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 6,048 lít O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Giá trị của V là
A. 90 ml.	B. 60 ml.	C. 180 ml.	D. 120 ml.
Câu 36: Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,8 gam hỗn hợp Y. Để tác dụng hết các chất có trong Y cần V lít dung dịch HCl 2,0M. Giá trị của V là
A. 0,10 lít.	B. 0,20 lít.	C. 0,15 lít.	D. 0,25 lít.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 7.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ có cùng số mol, đều đơn chức (chứa 3 loại nhóm chức khác nhau), mạch hở và có công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H2O. Số mol AgNO3 phản ứng tối đa với 0,3 mol X trong dung dịch NH3 là
A. 0,6.	B. 0,7.	C. 0,4.	D. 0,5.
Câu 39: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 40: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Ag.	B. Zn.	C. Ba.	D. Cu.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ hoàn toàn 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 25,5.	B. 27,5.	C. 24,5.	D. 26,5.
Câu 42: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 17,46.	B. 11,64.	C. 19,35.	D. 25,86.
Câu 43: Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch có chứa đồng thời b mol KAlO2 và 2b mol KOH, kết quả thí nghiệm được mô tả bằng đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 0,325.	B. 0,375.	
C. 0,400.	D. 0,350.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđêhit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 27,0.	B. 43,2.	C. 64,8.	D. 32,4.
Câu 45: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí, đến phản ứng xảy ra hoàn toàn (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt) thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí. Tách lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí. Phần hai tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,552 lít khí. Các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 24,06.	B. 25,08.	C. 23,04.	D. 22,02.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4 và C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là
A. 22,40.	B. 19,20.	C. 25,60.	D. 20,80.
Câu 47: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (điện cực trơ) đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch sau điện phân tác dụng hết với 150 gam dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 30,5.	B. 35,5.	C. 34,5.	D. 33,5.
Câu 48: Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sua đây?
A. 24,5.	B. 29,5.	C. 18,5.	D. 14,5.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 13,12.	B. 12,48.	C. 10,88.	D. 14,72.
Câu 50: Cho 33,9 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Giá trị của m là
A. 308,1375.	B. 300,4325.	C. 240,6250.	D. 312,3575.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_thu_lan_cuoi.doc