Đề thi thử thpt quốc gia, lần 1 năm 2015 môn ngữ văn (thời gian làm bài: 180 phút)

pdf 547 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia, lần 1 năm 2015 môn ngữ văn (thời gian làm bài: 180 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia, lần 1 năm 2015 môn ngữ văn (thời gian làm bài: 180 phút)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015
 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) 
Câu I (3 điểm) 
1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu 
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên 
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình 
yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy 
Cận”.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? 
(0,25 điểm)
b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong 
chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, 
trang 144)
Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc? 
(0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm) 
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm 
nay.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu III (4 điểm)
Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất 
Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)
---------------------------Hết----------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................................Số báo danh:.............................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I
1 Đọc hiểu một đoạn văn... 1,5
a
1. Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn 
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942. 0,25
b
Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư 
tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn 
những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.
Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:
- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng 
lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về 
hồn ta...).
- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. 
Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu 
lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh 
ở người đọc.
- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong 
trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng 
rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng 
làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
0,5
c - Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn 
thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn. 
- Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, 
sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác 
nhau.
0,25
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
d
Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ 
tình của cái tôi cá nhân. Không nắm vững điều này, khó mà hiểu sâu sắc một 
bài thơ lãng mạn. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của 
một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng 
Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, từ đó, có định hướng 
đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có mặt trong 
chương trình.
0,5
2 Đọc hiểu một đoạn thơ 1,5
a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm. 0,25
b
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở 
đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón 
giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng 
gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân 
dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.
0,5
c
Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa 
rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Sau cách mạng, nhà thơ được hòa 
mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với 
nhân dân.
0,25
d
Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về 
với nhân dân. Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh 
của một hồn thơ. Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô 
bờ.
0,5
II
Nghị luận xã hội: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với 
mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
3,0
1
Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong 
không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực 
hoạt động riêng của mình. Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng 
định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không 
giống nhau.
0,5
2
Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, 
khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha 
hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn 
của dòng đời. Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc 
sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên 
nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những 
biểu hiện lệch lạc. 
1,0
Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm 
chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình 
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
3
tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, 
phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi 
đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn. 
Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình 
đúng nghĩa.
1,0
4
Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền 
vững của cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất 
thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu 
từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả. 
0,5
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết 
phục.
III
Nghị luận văn học: Phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau 
trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của 
Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay... Làm nên Đất Nước muôn 
đời.
4,0
1
Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối 
năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói đây là 
chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản 
trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
0,5
2
Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh 
và em. Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết. Tình cảm 
dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của 
một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc.
0,5
Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước ở 
đâu? Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn 
tại ở đâu xa mà có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất 
nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn khi anh và em biết “cầm tay” 
nhau, “cầm tay mọi người”
0,5
3
Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại 
của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước. 
Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành động đó, 
đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”.
0,5
4
Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển 
khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên 
/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực chất, đây là 
một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên 
một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Như vậy, quá 
trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách 
nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ 
là một mắt xích trong đó.
0,5
Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên 
với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình / 
Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất 1,0
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
Nước muôn đời Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại 
cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết 
tha với đất nước.
Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo, 
nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng 
như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng 
lòng sâu thẳm nhất của chính mình. Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những 
nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ 
nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước.
0,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2015
 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) 
Câu I (3 điểm) 
1) Đọc văn bản:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia 
đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn 
tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con 
cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng 
Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các 
phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng 
Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. 
Trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
b) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia 
tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)
c) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn 
sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục 
Việt Nam, 2012, trang 44)
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản? (0,25 điểm)
c) Nêu ý chính của văn bản. (0,5 điểm)
d) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con 
người trong cuộc sống. (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm) 
Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác phải chăng cũng là một cách soi 
xét bản thân để tự hoàn thiện?
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi trên theo quan điểm của mình (bằng một bài văn khoảng 
600 từ).
Câu III (4 điểm)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào 
qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc 
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
---------------------------Hết----------------------------
Đáp án đề thi thử THPTQG lần 2 môn Văn - THPT chuyên, Đại học Vinh năm 2015
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I 1 Đọc hiểu một đoạn văn... 1,5
a Đoạn văn đề cập vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã 
hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
0,25
b Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia 
tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội là vì: gia đình, nhà trường, 
xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuẩn mực ngôn 
ngữ cho cộng đồng. Đó cũng là nơi những biểu hiện lệch lạc trong 
cách sử dụng tiếng Việt được điều chỉnh, uốn nắn một cách tích cực và 
có hiệu quả.
0,25
c Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt: ngữ âm - 
chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (phát âm đúng; viết 
đúng hình thức văn tự của từ; sử dụng từ ngữ chuẩn xác; đặt câu đúng 
ngữ pháp tiếng Việt; dùng tiếng Việt, tạo lập các kiểu loại văn bản phù 
hợp với những bối cảnh giao tiếp khác nhau).
0,5
d
Đoạn văn cần viết ngắn gọn, các câu đúng ngữ pháp và liên kết chặt 
chẽ để làm nổi bật chủ đề: trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn 
sự trong sáng của tiếng Việt. Các ý có thể có: tự mình phải thường 
xuyên học tập để có thể nói đúng, viết đúng; góp phần vào việc ngăn 
chặn những xu hướng tiêu cực đang làm méo mó tiếng Việt.
0,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
 2 Đọc hiểu một đoạn thơ 1,5
a Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm (hoặc trữ tình). 0,25
b Biện pháp so sánh trong đoạn thơ được nhận ra nhờ từ “là” kết nối hai 
vế: đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh (Hồn tôi là một vườn hoa 
lá).
Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: nắng hạ và mặt trời 
chân lí có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét 
tương đồng. Trong đoạn thơ, nắng hạ và mặt trời chân lí ngầm chỉ ánh 
sáng của lí tưởng cách mạng.
0,25
c Ý chính của văn bản: bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách 
mạng; thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được “mặt trời chân lí” 
rọi chiếu đến.
0,5
d Đoạn văn cần viết gọn, các câu đúng ngữ pháp, liên kết với nhau để 
làm nổi bật ý chính: lí tưởng có vai trò quan trọng đối với sự phấn đấu 
của mỗi người trong cuộc sống. Nó là sự định hướng, là ngọn đèn soi 
đường để con người đi tới đích cuối cùng mà mình đã chọn.
0,5
II Nghị luận xã hội: Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người 
khác phải chăng cũng là một cách soi xét bản thân để tự hoàn 
thiện?
3,0
 1 Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác thực chất là quan 
tâm xem mình đã được người khác nhìn nhận, đánh giá như thế nào.
0,5
2 Sống trong xã hội tức là sống trong một mạng lưới quan hệ phức tạp. 
Muốn có được sự thành công trong cuộc đời, mỗi một người không thể 
bỏ qua việc xử lý hài hòa các mối quan hệ đó. Việc phớt lờ sự nhìn 
nhận của người ngoài khiến ta dễ có những hoang tưởng về mình hoặc 
dễ trở thành một kẻ cô độc, kiêu ngạo vô lối.
0,75
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
3 Giữa việc hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác với việc 
soi xét bản thân luôn có mối quan hệ tương hỗ. Thông thường, tự đánh 
giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, phiến diện, vì vậy, để có được 
một kết quả gần sự thật, ta rất rất cần có thêm những dữ kiện khác do 
khách quan cung cấp.
0,75
4 Tự hoàn thiện là một việc lớn của mỗi cá nhân. Nhưng sự tự hoàn 
thiện phải hướng theo những tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận. 
Nếu quên điều này, việc tự hoàn thiện sẽ thiếu định hướng và chắc 
chắn không thu được kết quả mong muốn.
0,5
5 Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác về cơ bản là việc 
làm có ý nghĩa tích cực giúp ta hiểu mình và sửa mình. Tuy nhiên, nếu 
chỉ biết lệ thuộc vào sự đánh giá của người đời, ta sẽ tự tước đoạt cái 
độc đáo cá nhân vốn rất cần cho cuộc sống. Bởi vậy, trên vấn đề này, 
việc duy trì sự cân bằng giữa thái độ biết lắng nghe và sự kiên định 
theo đuổi quan niệm sống riêng luôn có ý nghĩa quan trọng.
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức 
thuyết phục.
0,5
III Nghị luận văn học: Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ 
được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong 
Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc 
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
4,0
1 Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và nhà văn Nguyễn Minh 
Châu, về tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, về hai nhân vật 
phụ nữ được miêu tả trong hai tác phẩm ấy là người vợ nhặt và người 
đàn bà làng chài.
0,5
2 Vợ nhặt của Kim Lân là truyện ngắn viết về nạn đói khủng khiếp năm 
1945. Hình ảnh người đàn bà đói rách trở thành vợ nhặt được khắc họa 
1,0
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
trên nền hiện thực ấy. Tuy cảnh sống thật bi thảm, nhưng người đàn bà 
này vẫn không đánh mất những gì quý giá trong tâm hồn mình. Đó là 
niềm hy vọng sống mãnh liệt, là đức tính biết vun vén lo toan cho hạnh 
phúc gia đình, là sự ý tứ, tế nhị trong cách cư xử với chồng, với mẹ 
chồng,...
3 Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Mình Châu là truyện ngắn viết về 
thực tại cuộc sống những năm sau 1975 ở một vùng đất nghèo ven 
biển miền Trung. Truyện đề cập đến cảnh bạo lực trong một gia đình 
do đói khổ, túng quẫn. Dù bị chồng đánh đạp tàn nhẫn, người đàn bà 
làng chài vẫn thể hiện được những nét đẹp của một người phụ nữ: 
niềm cảm thông với chồng, là lòng thương yêu con, là sự trải đời, sự 
can trường chấp nhận số phận - hoàn cảnh vì ý thức bảo vệ gia đình
1,0
4 Theo những gì được miêu tả trong hai truyện ngắn, các phẩm chất 
đáng quý của hai nhân vật không phải bao giờ cũng dễ thấy. Nó bị 
khuất lấp sau vẻ bề ngoài thô lỗ hay lam lũ, cam chịu. Cách phát hiện 
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ một mặt cho thấy bề sâu 
tâm hồn, tính cách, đạo đức của các nhân vật, mặt khác thể hiện tình 
nhân đạo, sự cảm thông và lòng tin ở con người (cụ thể ở đây là người 
phụ nữ) của các nhà văn. Cũng qua đó, nhà văn có cơ hội khắc họa 
được bối cảnh sống nghiệt ngã mà những người phụ nữ phải chịu 
đựng.
0,5
5 Ngòi bút của các tác giả đã rất tinh tế khi chọn miêu tả ánh mắt, các cử 
chỉ, cách xưng hô của nhân vật để cho người đọc thấy những nét đẹp 
ở họ. Các nhà văn đã gợi cho người đọc hiểu được dòng tâm trạng, 
những uẩn khúc tâm lí của nhân vật. Tuy vậy, sự khác nhau trong cách 
miêu tả cũng thể hiện rõ: giọng văn của Kim Lân nhân hậu mà dí dỏm, 
giọng văn Nguyễn Minh Châu trang nghiêm mà day dứt
0,5
6 Dù thể hiện hai phong cách nghệ thuật khác biệt, cả hai tác giả đều gặp 0,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
nhau ở thái độ ngợi ca kín đáo đối với người phụ nữ Việt Nam. Cách 
phát hiện, miêu tả những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ gợi trong 
ta nhiều bài học về cách nhìn con người, đồng thời cũng bồi đắp ở ta 
thái độ yêu thương, quý trọng người phụ nữ.
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015
 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) 
Câu I (3 điểm) 
1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
THI THỔI XÔI NẤU CƠM
Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh 
Hoá. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số 
hàng trăm) trinh nữ cho đội đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền 
thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía 
tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng 
trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo 
thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt 
điểm cao. 
 Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng 
chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi 
ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách 
ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi 
cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng 
hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt 
buổi sáng.
a) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 
điểm)
b) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản 
cho ta biết điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi 
mang theo. Trong những thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm)
c) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở 
người con gái những đức tính nào? (0,5 điểm)
d) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian 
trong những năm gần đây. (0,5 điểm)
2. Đọc đoạn văn sau:
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? 
Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới 
bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao 
nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo 
rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông 
đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn 
đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
 (Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 
149 – 150)
Trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan 
xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)
c) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn. (0,25 
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0,5 điểm) 
Câu II (3 điểm) 
Hiện nay, bạo lực học đường đang là tình trạng đáng báo động. Có người cho rằng cá nhân 
gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia 
đình, nhà trường, xã hội. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên? (Trình bày trong một bài văn khoảng 
600 từ).
Câu III (4 điểm)
Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình thổ lộ:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã “nghĩ”, cũng là những 
điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ.
---------------------------Hết----------------------------
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 
NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN 
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I
1 Đọc hiểu một đoạn văn... 1,5
a
Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới 
thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến 
hành một hội thi.
0,25
b
Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống. Câu “Ðây là một 
trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” 
cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu 
cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Trong 
những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường.
0,25
c
Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun 
bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp 
bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô 
gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
0,5
d
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ 
với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi 
những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc 
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
(Lưu ý: Thí sinh cũng có thể trình bày chủ đề khác, miễn là hợp lý).
0,5
2 1,5
a Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh. 0,25
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
b
- Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc... 
Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu 
sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng 
biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có 
thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối 
thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy 
trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm 
đau.
- Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao?
- Câu cảm thán: Buồn thay cho đời!
Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), 
thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo 
được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau.
0,5
c
- Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió 
rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ.
- Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến 
là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một 
câu văn sử dụng phép so sánh.
0,25
d
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau 
để làm nổi bật chủ đề theo yêu cầu. 0,5
II
Nghị luận xã hội: Viết một bài văn (khoảng 600 từ) phát biểu suy nghĩ của anh 
(chị) về nguyên nhân tình trạng bạo lực học đường hiện nay. 3,0
1
Tình trạng bạo lực học đường là tình trạng sử dụng “ngôn ngữ của quả đấm” để giải 
quyết các mâu thuẫn, xích mích trong không gian của trường học. Đây là tình trạng 
đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều trong thời gian qua, gây nên 
nhiều lo lắng, bất bình trong mọi tầng lớp xã hội.
0,5
2
Rất nhiều người đã suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng này và ý kiến nêu lên 
không phải bao giờ cũng thống nhất. Có người cắt nghĩa vấn đề từ bản năng thích 
phô diễn bạo lực của giới trẻ. Có người truy tìm cái gốc của vấn đề ở sự phối hợp 
chệch choạc giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Sự đa 
dạng của ý kiến giúp ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
0,5
3
Loại ý kiến lý giải vấn đề bằng cách quy trách nhiệm cho các cá nhân gây bạo lực 
hoàn toàn có cơ sở. Tại sao trong cùng một môi trường, chỉ có một ít kẻ thích phô 
diễn sức mạnh cơ bắp để giải quyết vấn đề? Rõ ràng, ở họ có sự lệch lạc về nhân 
cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm. Những người như thế, bất kể là học 
sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh đều cần phải bị phê phán. Trước hết, họ phải chịu 
trách nhiệm về chính hành động của họ, không thể đổ lỗi cho ai.
0,75
4
Loại ý kiến quy mấu chốt của vấn đề vào môi trường giáo dục, vào sự phối hợp 
chưa tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng có căn cứ vững chắc. Khi nào, ở 
đâu có sự phối hợp giáo dục tốt thì khi đó, ở đó, tình trạng bạo lực học đường ít xảy 
ra, và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức xô xát nhẹ, có thể hòa giải được. Ngược lại, 
khi nào, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, có sự ỷ lại về trách nhiệm, sự coi thường 
tác động xấu của các hình thức giải trí kích động bạo lực thì khi đó, ở đó, tình trạng 
đánh nhau tàn tệ (đôi khi theo kiểu xã hội đen) càng trở nên khó kiểm soát. Rõ ràng, 
nhà trường, gia đình và xã hội không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình trên 
vấn đề này.
0,75
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN
5
Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực 
học đường. Tình trạng này chỉ có thể được ngăn chặn nếu mỗi cá nhân sống hiền 
hòa, thương yêu, không vô cảm với nỗi đau và bất hạnh của kẻ khác; biết tôn trọng 
kỷ cương; biết học cách đối thoại với nhau; Bạo lực học đường và nhiều loại bạo 
lực khác có mẫu số chung là sự mất nhân tính. Chính vì vậy, nó, cũng như những 
loại bạo lực đó cần phải được loại trừ để chúng ta có được một môi trường sống văn 
minh, nhân ái.
0,5
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.
III
Nghị luận văn học: Hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã 
“nghĩ”, cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tìn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBo_de_thi_thu_tot_nghiep_12_mon_Van_co_dap_an_chi_tiet.pdf