Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 môn thi: Ngữ văn – Thời gian 120 phút – không kể thời gian giao đề

pdf 22 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 môn thi: Ngữ văn – Thời gian 120 phút – không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 môn thi: Ngữ văn – Thời gian 120 phút – không kể thời gian giao đề
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 
 ĐỀ THI THAM KHẢO 1 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
----------------------------------------- Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề 
 -------------------------------------------------------------------- 
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) 
Câu 1. (3đ) Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: 
 “Chỉ có thuyền mới hiểu 
 Biển mênh mông nhường nào 
 Chỉ có biển mới biết 
 Thuyền đi đâu, về đâu 
 Những ngày không gặp nhau 
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? 
(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ? 
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào? 
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ. 
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì? 
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó ? 
B. PHẦN VIẾT 
 I. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) 
Anh, chị viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu người của 
một cô gái – thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà Sewol trong vụ tai nạn ngày 16/4/2014 qua mẫu tin sau: 
Cô Park Ji Young, 22 tuổi, một thành viên thủy thủ đoàn, là một trong số những người hùng trên chiếc 
phà Sewol. Park đã mất mạng trong khi cố gắng đảm bảo cho tất cả các hành khách trên tầng thứ 3 và 4 của 
con tàu đều mặc áo phao và tìm được lối thoát. Vì thế, khi con tàu bị lật nghiêng, Park đã kịp thời đẩy những 
hành khách ra ngoài. Bởi cô nghĩ: “Tôi chỉ ra khỏi tàu sau khi chắc chắn rằng mọi hành khách đã thoát ra 
ngoài” – Một người sống sót đã kể lại như thế. 
(Theo  ngày 18/4/2014) 
II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề 
1. Theo chương trình chuẩn (4,0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. 
 2. Theo chương trình nâng cao (4,0 điểm) 
 Cảm nhận của ( anh, chị ) về đoạn thơ sau : 
Những đường Việt Bắc của ta, 
Đêm đêm rầm rập như là đất rung. 
Quân đi điệp điệp trùng trùng, 
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. 
Dân công đỏ đuốc từng đoàn, 
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. 
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, 
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. 
Tin vui chiến thắng trăm miền, 
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. 
Vui từ Đồng Tháp, An Khê, 
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng 
 (Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hướng dẫn làm bài thi: 
I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) 
Câu 1.(3đ) 
(1) Thể thơ 5 chữ. 
(2) Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớ da diết 
nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc. 
(3) Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền 
(người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và 
đầy nữ tính. 
Biển bạc đầu thương nhớ 
Những ngày không gặp nhau 
Lòng thuyền đau - rạn vỡ 
Nếu từ giã thuyền rồi 
Biển chỉ còn sóng gió 
Nếu phải cách xa anh 
Em chỉ còn bão tố!” 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 2 
(4) Thuyền và biển/ nỗi nhớ /  
(5) Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường 
và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, 
biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi. 
(6) Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió - 
Em chỉ còn bão tố!” -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian. 
B. PHẦN VIẾT 
 1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) 
*Yêu cầu về kĩ năng: 
Nắm chắc phương pháp làm nghị luận xã hội – dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. 
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách nhưng cơ bản phải nêu 
được các ý sau: 
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. 
b. Thân bài: HS phát biểu suy nghĩ riêng của mình về hành động dũng cảm cứu người của cô Park: 
- Đó là nghĩa cử cao cả, một hành động đẹp 
- Hành động ấy cần được biểu dương nhân rộng. 
- Bên cạnh đó cần phê phán những người hèn nhát, chỉ biết sống vì bản thân. 
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận. 
- Nêu phương hướng nhận thức và hành động mỗi người trong cuộc sống. 
 2. Nghị luận văn học : 
a/ Cảm nhận của em về đoạn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. 
1.Mở bài: 
- Tác giả Lưu Quang Vũ: một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt 
Nam hiện đại. 
- Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của 
Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981. 
- Nêu yêu cầu đề: 
2. Thân bài: 
- Giới thiệu tình huống kịch: Trương Ba là người nhân hậu, thanh cao, khoáng hoạt phải trú nhờ trong xác 
hàng thịt dung tục, thô lỗ → rơi vào bi kịch → quyết định trả xác để được “ là tôi toàn vẹn” 
- Mô tả lại đoạn kết: 
 + Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh cây vườn, Trương 
Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ. 
Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà taKhông phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong 
vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” . 
+ Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi xuống đất”cho 
nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn.Mãi mãi” 
- Ý nghĩa: 
 + Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng 
người. Điều đó tô đậm thêm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn của 
tác phẩm. 
 + hình ảnh cái Gái ăn quả Na rồi vùi hạt xuống đất: 
 Biểu tượng cho sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ( “Ông nội tớ bảo vậy”) là tâm hồn là nhân 
cách Trương Ba. 
 Biểu tượng cho sự sống bất diệt của những giá trị tinh thần mang tính nhân văn cao đẹp (“mãi mãi”). 
 Khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp. 
- Ý nghĩa của sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện của người đã 
khuất trong tâm tưởng, nỗi nhớ, tình yêu của những người còn sống. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ trường tồn dài lâu, bất 
tử so với sự tồn tại của thể xác 
 - Có thể nói, đây là một đoạn kết giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm và có dư ba bởi 
những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở ( “ vườn cây rung rinh ánh sáng, hai đứa trẻ cùng ăn quả na rồi 
gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới). Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca ngợi những giá 
trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ. 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 3 
- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống 
tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng 
sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý 
3. Kết bài 
- Khái quát lại vấn đề 
- Rút ra bài học cho bản thân. 
b/ Theo chương trình nâng cao (4,0 điểm) 
I. Mở bài (0.5đ) 
 - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng chiến. 
- Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường..... đèo De, núi Hồng” 
II. Thân bài (3đ) 
- Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: (1đ) 
+ Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường  của ta” 
+ Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm đất rung” 
+ Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đimũ nan” 
+ Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công lửa bay” 
+ Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn đêm ngày mai 
lên” 
+ Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu triệu trái tim hướng 
về Tổ quốc: “Tin vuinúi Hồng” 
- Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật 0,75đ): giọng thơ rắn rỏi, gân guốc; nhịp thơ hối 
hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, 
cường điệu tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn. 
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả) (0,75đ): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào, say sưa hào sảng, 
căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão. 
 Khái quát nội dung nghệ thuật .0,5 
III. Kết bài (0.5đ) 
- Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. 
- HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân. 
 ------------------------------ HẾT ----------------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 
 ĐỀ THI THAM KHẢO 2 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
----------------------------------------- Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề 
 -------------------------------------------------------------------- 
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5điểm) 
 1. Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: 
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con 
sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để 
đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan 
chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người 
dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít. 
(Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam) 
Câu 1: Thông tin nào dưới đây về đoạn văn trên là đúng/ sai? 
Thông tin Đúng Sai 
1. Tác giả đoạn văn trên được mệnh danh là nhà Nam Bộ học. 
2. Đoạn văn thuộc loại văn bản không hư cấu. 
3. Đối tượng miêu tả chính của đoạn văn là Tư Hoạch. 
4. Ngôn ngữ của đoạn văn mang sắc thái Trung bộ. 
Câu 2: Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì? 
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của những biện pháp 
tu từ ấy 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 4 
Câu 4: Các nhân vật trong đoạn văn có những thái độ khác nhau. Nếu anh/ chị là một trong những nhân vật 
ấy, anh chị có thái độ như thế nào? Vì sao? 
Câu 5: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời đại hiện 
nay? 
PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài: 
 Câu 1: Trong tháng 4/2014, báo Người Lao Động đưa tin: 
Vừa qua, UBND TP HCM đã chi 300 triệu đồng để thả 450.000 con cá giống gồm: cá rô đồng, rô phi, trê, 
chép... xuống kênh Tàu Hũ - Bến Nghé nhằm cải tạo dòng kênh. Cá vừa được thả xuống kênh thì nhiều người 
đổ xô thả câu Không chỉ câu, nhiều người còn chèo ghe thả lưới, chích điện khiến cá vừa thả vào kênh 
không kịp sinh sôi. 
Anh/ chị hãy đóng vai một tuyên truyền viên viết một bài văn thuyết phục nhân dân bảo vệ đàn cá để các dòng 
kênh của thành phố được tiếp tục cải tạo, ngày càng trở nên trong xanh. 
 Câu 2: Vẻ đẹp của một thế hệ người Việt Nam trong đoạn thơ: 
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” 
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng) 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI: 
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5điểm) 
Câu 1: Đáp án: 
- Đúng: 1. 
- Sai: 2,3,4. 
Câu 2: Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về và thái độ của 
dân trong xóm trước cảnh tượng đó. 
Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi này hiền lành, chân 
chất mà dũng cảm, tài trí. 
Câu 3: Biện pháp tu từ: 
- So sánh: “Sấu đen ngòm như khúc cây khô dài” 
Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng U Minh. 
- Liệt kê: Người thì, người khác., vài người 
Tác dụng: miêu tả những thái độ khác nhau của mọi người, nhấn mạnh tính li kì của câu chuyện. 
Câu 4: Các thái độ: Sửng sốt, khấn vái, dạn 
Thí sinh tự chọn theo trải nghiệm, lý giải phù hợp, thể hiện am hiểu về đoạn văn và có cách diễn đạt trong 
sáng, mạch lạc. 
- Sửng sốt, khấn vái: sợ hãi trước cảnh tượng kì lạ. 
- Dạn: Dũng cảm, ân cần, hỏi han. 
Lý giải: người thời đó sợ hãi vì chưa hiểu hết sức mạnh thiên nhiên, cho rằng đó là điều kì lạ. Hỏi han: tính 
cách người Nam Bộ phóng khoáng, ân cần. 
Câu 5: So sánh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong thời xưa và nay, rút ra nhận xét, bài học. 
- Xưa: Con người chinh phục thiên nhiên. 
- Nay: Con người có nhiều hành động tàn phá thiên nhiên. 
PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM) 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 5 
Câu 2: Thí sinh viết được bài nghị luận có yếu tố thuyết minh thật sinh động, có sử dụng lập luận chặt chẽ, 
dẫn chứng phù hợp, giàu sức thuyết phục, thực hiện tốt mục đích tuyên truyền nhân dân bảo vệ môi sinh, 
gìn giữ sự trong lành của những dòng sông thành phố. 
Câu 3: Thí sinh có cảm thụ tốt về vẻ đẹp bi tráng của thế hệ những người lính kháng chiến chống Pháp được 
thể hiện trong đoạn thơ Tây Tiến. Sử dụng kĩ năng phân tích thơ để bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân 
về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên. 
 ------------------------------------- HẾT --------------------------------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 
 ĐỀ THI THAM KHẢO 3 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
----------------------------------------- Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề 
 -------------------------------------------------------------------- 
I. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: 
a. Tìm các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi logic trong đoạn văn nháp sau (2đ): 
“Qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy được bức tranh năm đói khốc liệc, tố cáo tội ác 
của thực dân Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Nhưng tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp 
của người lao động trong nạn đói: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọt lẫn 
nhau”. 
b. Hãy xác định nội dung chính của đoạn văn sau và đặt tên cho đoạn văn (2đ): 
Sau cuộc khảo sát, nghiên cứu trên 2.000 trẻ em trong độ tuổi 3-18, nhóm các nhà nghiên cứu Hà Lan 
và Úc nhận thấy mức độ tổn hại ở trẻ sẽ cao nếu cả cha mẹ đều hút thuốc lá. Siêu âm cho thấy sự thay đổi độ 
dày thành động mạch chính dẫn máu lên cổ và đến não bộ của trẻ sống trong gia đình có cha mẹ hút thuốc lá, 
từ đó gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ trong cuộc sống sau này của trẻ em. 
Các chuyên gia cảnh báo không có “mức độ an toàn” trong việc hút thuốc lá thụ động. Họ khuyến cáo 
gia đình tránh hút thuốc lá trong một không gian nhỏ với sự hiện diện của trẻ và tốt nhất là không nên hút 
thuốc lá dù có trẻ ở cùng hay không. 
(Báo Tuổi Trẻ ngày 17/4/2014) 
c) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau (2 điểm): 
Từ những năm đau thương chiến đấu 
Đã ngời lên nét mặt quê hương 
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu 
Đã bật lên những tiếng căm hờn. 
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) 
II. Nghị luận xã hội: 
 Trong những ngày giữa tháng 4/2014, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhân viên siêu thị 
Vỹ Yên ở tỉnh Gia Lai trói một em học sinh lớp 7 và bắt đeo bảng: “Tôi là người ăn trộm”. Nhiều người tỏ 
thái độ phẫn nộ trước hành động xúc phạm đến nhân phẩm của trẻ em. Thậm chí có người cho rằng ăn trộm 
sách như vậy là việc đáng được thông cảm, vì nó thể hiện sự say mê kiến thức, cũng vì trẻ em ở vùng sâu chưa 
có đủ sách để đọc. Cũng có người cho rằng: không nên cổ súy cho những hành động thiếu trung thực của trẻ 
nhỏ. 
Ý kiến của anh/ chị như thế nào? Hãy trình bày bằng một bài văn ngắn. 
III. Nghị luận vă học: 
 Viết một bài văn về một nét đẹp của hình tượng người mẹ trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai 
đoạn 1945-1986. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 
1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: 
a. Tìm các lỗi trong đoạn văn: (2đ) 
- Lỗi chính tả: Khốc liệc, đùm bọt 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 6 
- Lỗi dùng từ: thực dân Nhật, nhưng 
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ: “Qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy” 
- Lỗi logic: Nhật => Pháp sai trình tự thời gian; từ “nhưng” sử dụng chưa đúng vì ý hai câu không tương phản 
với nhau. 
b. Nội dung chính của đoạn văn: Cha mẹ không nên hút thuốc lá, vì sẽ khiến cho trẻ bị dày động mạch, dẫn 
đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ sau này. 
Tên đoạn văn: Hút thuốc là thụ động và tổn hại động mạch ở trẻ. (có thể dùng từ ngữ tương tự) (2đ) 
c. Biện pháp nhân hóa: (2đ) 
- “nét mặt quê hương” 
- “gốc lúa bờ tre hồn hậu căm hờn” 
Tác dụng: Bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết và niềm căm hờn lũ giặc dày xéo quê hương. Diễn đạt sinh 
động, biểu cảm. 
2. Yêu cầu: Bày tỏ quan điểm bằng một bài văn hàm súc, quan điểm rõ, phù hợp đạo đức, hình thức trình bày 
mạch lạc. 
3. Yêu cầu: Bài nghị luận văn học về hình tượng người mẹ với tư liệu là các tác phẩm văn xuôi từ 1945-1986. 
Chú ý: chỉ cần viết về một nét đẹp tâm hồn mà học sinh tâm đắc nhất, bày tỏ được rung động của thí sinh về 
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 
 ĐỀ THI THAM KHẢO 4 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
----------------------------------------- Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề 
 -------------------------------------------------------------------- 
I. Đọc – hiểu văn bản: (3.0 điểm) 
 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm) 
 “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc 
đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt 
năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà 
con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày” 
Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích 
 2. Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau: (1.0 điểm) 
a. “Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ. Theo tiền lệ chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm 
được ngôi vị số một” (Báo Đại Đoàn Kết, số 33). 
b. “Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và trong 
công nghiệp nữa” 
3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại: 
 “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. 
 Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới? (1.0 điểm) 
II. Phần làm văn: (7.0 điểm) 
 Câu 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau: 
 “Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi: 
- Sao sớm thế ? 
 Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non” 
 (Theo những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc – NXB Thanh niên – 2003) 
 Câu 2: Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong 
truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (3.5 điểm) 
 ĐÁP ÁN 
I. Đọc – hiểu văn bản: (3.0 điểm) 
 Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm) 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 7 
Trả lời: 
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm VCAP của Tô Hoài 
nói về nhân vật Mị, với cuộc đời làm dâu đọa đày tủi cực, phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi nghỉ, 
thân phận Mị được so sánh với con trâu con ngựa, thậm chí còn khổ hơn kiếp ngựa trâu. 
- Ta có thể đặt tên cho đoạn văn là: 
 “Cảnh đời làm dâu tủi nhục khổ đau của Mị” 
Câu 2: Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau: (1.0 điểm) 
a. Ở câu trên, cụm từ (theo tiền lệ) dùng sai, ta thay vào nó cụm từ “trong (thực tế) lịch sử”Trong lịch sử chưa 
có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một 
b. Câu trên sai ngữ pháp, 
vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai. Ta có hai cách chữa: 
+ Đổi vị trí từ “ cả” 
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và cả trong công 
nghiệp nữa. 
+ Bỏ từ “nữa” 
 Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và trong 
công nghiệp. 
Câu 3: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Ng. Thi, có lời thoại: 
- Lời thoại của nhân vật nào, nói về những ai? (0.5 điểm) 
+ Lời thoại trên của nhân vật chú Năm. 
+ Lời thoại nói về chị em Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó”. 
- Thái độ đối với người được nói tới (0.5 điểm) 
- Thương yêu và tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chịem Chiến và Việt đã biết thu 
xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo như những người đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ.- Tin tưởng các 
cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia 
đình mình. 
II. Làm văn: (7.0 điểm) 
Câu 1: Đây là dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí, qua câu chuyện, học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa 
sâu sắc được gửi gấm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bứt khỏi cành” 
“cười và chỉ vào những lộc non” 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau : 
 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: 
 - Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời 
gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế 
?” 
 - Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ 
vào những lộc non”. 
 - Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh 
để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời. 
→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những 
thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. 
 - Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người. 
b. Bàn bạc - đánh giá – chứng minh: 
 Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người: 
- Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc 
sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 8 
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống, có 
bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác 
- Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; 
đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ 
- Mỗi phút giây được sống, trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng 
ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào. 
- Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời. Đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình 
c. Bài học được rút ra: 
- Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân . 
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận” 
- Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên... 
Câu 2: 
 Những suy nghĩ và đánh giá về người vợ nhặt 
Cần làm nổi bật những nét chính sau: 
- Hoàn cảnh của nhân vật: cách gọi tên, dáng vẻ, ngoại hình gợi vẻ đáng thương tội nghiệp 
- Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh 
- Thị xuất hiện vừa bằng ngoại hình vừa bằng tính cách của một con người năm đói 
- Trong hoàn cảnh trôi dạt, người vợ nhặt có lòng ham sống mãnh liệt 
- Đằng sau vẻ nhếch nhác là người phụ nữ ý tứ biết điều.. 
- Người vợ nhặt lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc 
gia đình. 
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng miêu tả nhân vật của nhà văn và vai trò của nhân vật trong việc thể hiện 
tư tưởng của tác phẩm 
 Hình ảnh người “vợ nhặt” là một sáng tạo của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một 
ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng 
về tương lai với niềm tin vào sự sống.  
 -------------------- HẾT ---------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 
 ĐỀ THI THAM KHẢO 5 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
----------------------------------------- Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề 
 -------------------------------------------------------------------- 
PHẦN I ( 3,5 điểm) 
Anh ( chị) hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN 
Anh ra khơi 
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng 
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng 
Biển một bên và em một bên 
Biển ồn ào, em lại dịu êm 
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ 
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía 
Biển một bên và em một bên 
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn 
1- Câu thơ “ Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng” miêu tả điều gì? (0,25đ) 
2- Câu thơ “ Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng những biện pháp tu từ gì? (0,25đ) 
3- Khổ thơ 1 và 2 thể hiện tâm trạng của người lính biển như thế nào? ( 0,25đ) 
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc 
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc 
Biển một bên và em một bên 
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên 
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng 
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng 
Biển một bên và em một bên. 
Vòm trời kia có thể sẽ không em 
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ 
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ 
Biển một bên và em một bên 
 Trần Đăng Khoa ( thivien.net) 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 9 
4- Từ “ buông neo” trong câu thơ “tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc” có nghĩa là gì? 
5- Khổ thơ 3 gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người linh biển?( 0,25đ) 
6- Hình ảnh “ những vành tang trắng” trong câu thơ “ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang 
trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? (0,25đ) 
7- Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong dòng thơ sau” Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng.”? 
8- Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người lính biển trong khổ thơ thứ 4?(0,25đ) 
9- Tại sao tác giả lại viết: 
 “ Vòm trời kia có thể sẽ không em 
 Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”? (0,25đ) 
10- Câu thơ “ Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì? 
(0,25đ) 
11- Nêu chủ đề bài thơ? (0,5 đ) 
12- Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo Tổ Quốc qua 
mẩu tin sau: ( 0,5đ) 
 Tàu cá cùng 8 ngư dân bị tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa 
(Dân trí) - Sáng 8/3, nguồn tin của Dân trí cho biết, tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông Phan Quang 
(SN 1965, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã cập biến an toàn sau khi bị một tàu “lạ” 
khống chế trên vùng biển Hoàng Sa và lấy đi nhiều tài sản. 
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 21/2, tàu cá KH 90746-TS (công suất 320CV) đang hành nghề câu 
cá nhám ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị một tàu “lạ” tiếp cận, đưa người xông 
lên khống chế 8 ngư dân. Số tài sản bị lấy đi gồm: 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện 
thoại di động, 7 bộ vi cá nhám cùng các giấy tờ quan trọng khác. 
Theo thông tin, 8 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa bị tàu “lạ” khống chế gồm: Lê Hữu Toàn (SN 1982), Phan 
Thanh Bình (SN 1988), Phan Thanh Minh (SN 1990), Nguyễn Thanh Thảo (SN 1988), Nguyễn Thành Tân (SN 
1990), Nguyễn Văn Tô (SN 1984), Trần Quang Hiếu (SN 1970) và chủ tàu là ông Phan Quang (SN 1965); 
cùng trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. 
Sau khi cập bờ vào 4h sáng ngày 7/3, chủ tàu cá KH 90746-TS đã báo cáo vụ việc cho lực lượng đồn biên 
phòng 366 (đóng ở Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa). Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc. 
Dân trí tiếp tục thông tin tới bạn đọc. 
Viết Hảo 
PHẦN II- VIẾT ( 6,5 điểm) 
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài 
Câu 1: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang. 
 Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức 
giả đối với con người và cuộc sống. 
Câu 2: Mục đích của Nguyễn Trung Thành khi xây dựng nhân vật T nú trong truyện ngắn Rừng xà nu 
.....................................Hết....................................... 
 ĐÁP ÁN 
PHẦN I: ( 3,5 Đ) 
1- Câu thơ miêu tả cảnh đoàn tàu ra khơi, những áng mây trắng như treo ngang cánh buồm, rất thơ mộng. 
2- Đối lập 
3- Khổ 1va 2 thể hiện cuộc chia tay đầy cảm động của người lính hải quân với người và đất liền, tâm 
trạng lưu luyến trước lúc ra khơi làm nhiệm vụ của người lính biển. 
4- “ Buông neo”: Nghĩa đen vật nặng thả xuống nước để giữ tầu không di chuyển. Nghĩa bóng: Nơi 
người lính biển cùng đồng đội làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời tổ quóc. 
5- Cuộc sống ở nơi xa đầy khó khăn gian khổ không có hơi ấm của đất liền. Người lính không cô đơn vì 
có tình yêu lứa đôi và tình yêu biển cả. 
 Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014 
 Trang 10 
6- Nghĩa thực: Vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố. Nghĩa biểu tượng 
: Những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát 
của chiến tranh. 
7- Anh/ đứng gác. Trời/ khuya. Đảo/ vắng ( chủ / vị) 
 C1 V1 C2 V2 C3 V3 
8- Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ hy sinh chắc tay súng nơi đảo xa bảo vệ đất nước. 
9- Với người lính biển “Em” và “ Biển” là tất cả. Nếu kh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE on thi TN van 12 Bo Giao duc 2014 hot hot.pdf