SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: HÓA HỌC (lần 3) (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Ag = 108. Câu 1: Ion R3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 4, nhóm IIB B. Chu kì 3, nhóm VIIIB C. Chu kì 4, nhóm VIIB D. Chu kì 4, nhóm VIIIB Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết A. cộng hóa trị phân cực B. ion C. hiđro D. cộng hóa trị không phân cực Câu 3: Nguyên tử X có tổng số các loại hạt p, e, n là 36. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 12. Số khối của X là A. 23 B. 24 C. 27 D. 31 Câu 4: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ca2+. B. Ag+. C. Cu2+. D. Fe3+. Câu 5: Cho phương trình hóa học: aFe3O4 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : e là A. 3 : 28 B. 9 : 28 C. 9 : 14 D. 3 : 14 Câu 6: Cho dãy các chất và ion: Mg, F2, S, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl–, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 7: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét? A. Tơ capron B. Tơ lapsan C. Tơ nilon – 6,6 D. Tơ nitron Câu 8: Dãy chất nào sau đây thuộc polime thiên nhiên? A. PE, PVC, tinh bột, cao su thiên nhiên B. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên C. Capron, nilon–6, PE D. Xenlulozơ, PE, capron Câu 9: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là A. 1,80. B. 2,00. C. 0,80. D. 1,25. Câu 10: Dãy các chất nào sau đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. C. Glucozơ, glixerol và etyl axetat. D. Glixerol, glucozơ và axeton. Câu 11: Cho phương trình phản ứng tổng hợp amoniac: 2N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) – Q. Để hệ cân bằng chuyển dịch theo phản ứng thuận thì cần A. tăng áp suất. B. tăng nồng độ NH3. C. tăng nhiệt độ. D. giảm áp suất. Câu 12: Cho phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng đã cho? A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O B. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. Câu 13. Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì cần V ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của V là A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 150 ml Câu 14. Hòa tan 0,23 Na vào nước dư thành 100 ml dung dịch. Giá trị pH của dung dịch đó là A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 Câu 15. Chất khí nào sau đây được dùng trong bình chữa cháy? A. CO B. N2. C. CO2. D. CH4. Câu 16. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp anđehit axetic bằng một phản ứng là A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2. C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một acid cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc) thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 8,96 lít B. 11,2 lít C. 6,72 lít D. 13,44 lít Câu 18. Công thức chung của acid cacboxylic đơn chức no mạch hở là A. CnH2nO2. B. CnH2n+1O2. C. CnH2n–1O2. D. CnH2n–2O2. Câu 19. Công thức chung của đieste tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, hai chức, mạch hở là A. CnH2n+2O4. B. CnH2n–2O2. C. CnH2n–2O4. D. CnH2n–1O4. Câu 20. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch A. giấm ăn B. muối ăn C. ancol D. kiềm Câu 21. Đơn chất có dạng chất lỏng ở điều kiện thường là A. lưu huỳnh B. brom C. nước D. natri Câu 22. Sục V ml khí cacbonic (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 3 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 672 ml B. 1120 ml C. 896 ml D. A và B đều đúng Câu 23. Từ 6,2 gam P có thể điều chế được bao nhiêu gam dung dịch H3PO4 20%? A. 98 gam B. 100 gam C. 196 gam D. 147 gam Câu 24. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Mg, Ca, Fe, Be, Ba. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 25. Trường hợp nào sau đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa? A. Đốt Al trong khí Cl2. B. Để gang ngoài không khí ẩm C. Vỏ tàu bằng thép tiếp xúc nước biển D. Hợp kim Fe–Cu nhúng vào dung dịch HCl Câu 26. Cho 0,5g kim loại X hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là A. Ba B. Mg C. Ca D. Be Câu 27. Lên men glucozo thành ancol etylic, dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozo đã dùng là A. 24 gam B. 40 gam C. 50 gam D. 48 gam Câu 28. Để tráng bạc ruột phích, người ta thủy phân 34,2 g saccarozo rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Hiệu suất mỗi phản ứng là 80%. Lượng Ag sinh ra có khối lượng là A. 27,64 g B. 43,90 g C. 54,40 g D. 56,34 g Câu 29. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm hóa xanh là A. anilin, metylamin, amoniac. B. amoni clorua, metylamin, natri hidroxit C. anilin, amoniac, natri hidroxit D. amoniac, metylamin, natri cacbonat Câu 30. Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 10,23 g B. 8,61 g C. 7,36 g D. 9,15 g Câu 31. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,030. B. 0,015. C.0,020. D. 0,010. Câu 32. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. B. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước tăng dần. C. Điều chế Na bằng cách điện phân dung dịch muối ăn. D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. Câu 33. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. B. Tất cả nguyên tố nhóm IA, IIA đều là nguyên tố kim loại. C. Crom là chất cứng nhất; vàng là kim loại dẻo nhất; bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. D. Để tấm sắt được mạ kín bằng thiếc ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. Câu 34. Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần theo khối lượng của clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8. Câu 35. Thực hiện tách nước từ 3–metylbutan–2–ol, sản phẩm chính thu được là A. 2–metylbut–3–en. B. 2–metylbut–2–en. C. 3–metylbut–2–en. D. 3–metylbut–1–en. Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau 1. Cho Zn vào dung dịch AgNO3. 2. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. 3. Cho Na vào dung dịch CuSO4. 4. Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng 5. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Fe và Mg(NO3)2. Các thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 37. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và nước thu được là A. 20,40 g. B. 18,96 g. C. 16,80 g. D. 18,60 g. Câu 38. Biết α–aminoaxit X có chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH. Câu 39. Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 và nước có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH. C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. Câu 40. Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là A. C2H5OH, C3H7CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH. C. C2H5OH, C2H5CH2OH. D. CH3OH, C2H5CH2OH. Câu 41. Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) 1,2–đihiđroxi–4–metylbenzen; (4) 4–metylphenol. Các chất thuộc loại phenol là A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1), (3) và (4). Câu 42. Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là A. 80%. B. 70%. C. 92%. D. 60%. Câu 43. Cho các chất: (a) đimetyl oxalat; (b) o–cresol; (c) o–xylen; (d) phenol; (e) etanal; (g) axit fomic; (h) anlyl propionat. Chất trong số các chất trên phản ứng được với nước Brom, Na, dung dịch NaOH nhưng không phản ứng được với NaHCO3 là A. a và c B. b và d C. b, d và g D. b, e và h Câu 44. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 17,80 g B. 18,24 g C. 16,68 g D. 18,38 g Câu 45. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng vừa đủ 100 gam dung dịch HNO3 a% thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a gần giá trị nào nhất sau đây? A. 63 B. 57 C. 43 D. 46 Câu 46. Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần bằng A. 9,48 g B. 9,51 g C. 9,77 g D. 9,02 g Câu 47. Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là A. C2H6 và C3H6. B. CH4 và C3H6. C. CH4 và C2H4. D. CH4 và C3H4. Câu 48. Cho hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức chứa các nguyên tố C, H, O tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được 1 muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với H2SO4 đặc ở 170°C tạo ra 369,6ml olefin khí ở 27,30C và 1atm. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp M trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Hỗn hợp M gồm A. 1 este và 1 ancol giống ancol tạo thành este. B. 2 axit C. 1 este và 1 axit giống axit tạo ra este. D. 1 axit và 1 ancol Câu 49: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 50 B. 40 C. 45 D. 35 Câu 50. Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 19,04 g B. 18,68 g C. 14,44 g D. 13,32 g ĐÁP ÁN: 1D 2A 3B 4B 5D 6D 7D 8B 9D 10B 11A 12C 13A 14D 15C 16B 17A 18A 19C 20D 21B 22D 23A 24C 25A 26C 27D 28A 29D 30D 31D 32C 33A 34A 35B 36B 37B 38C 39A 40D 41D 42B 43B 44A 45B 46A 47B 48C 49D 50C.
Tài liệu đính kèm: