Đề thi thử quốc gia thpt năm 2016 - môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử quốc gia thpt năm 2016 - môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử quốc gia thpt năm 2016 -  môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
GIỚI THIỆU TRỌN BỘ ĐỀ-ĐÁP ÁN VÀ TÀI LIỆU
ÔN THI NGỮ VĂN QG THPT- 2015-2016
(Dựa theo cấu trúc đề mẫu và đề thi chính thức của Bộ GD năm 2015)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc bộ đề ( có đáp án chi tiết- ôn thi Ngữ văn THPT năm học 2015-2016 xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có ít phí) chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Ngoài ra, thầy/ cô sẽ được hỗ trợ thêm để chuẩn bị cho năm học 2016-2017:
Giáo án word, ppt để dạy Hội giảng theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy như dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo nghiên cứu bài học, đánh giá năng lực học sinh
Các chuyên đề luyện học sinh Giỏi cả 3 khối
Vẽ SƠ ĐỒ TƯ DUY ( được hiệu ứng động trên ppt)
Tư vấn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Minh hoạ:
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2016-Số 48
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng".
Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?". Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?". Học trò đồng thanh đáp: "Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!".
Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?". Các học trò nhìn nhau hết sức	ngạc nhiên,vì không nạờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.
Một người lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!".
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!".
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nói: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: "Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong hết!".
Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau".
Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.
(Sưu tầm)
Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì? 
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trả lời câu hỏi:Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào?
  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
( Trích bài thơ “Mẹ” - Đỗ Trung Quân )
Câu 5. Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của bài thơ? 
Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: ai níu giữ thời gian?/ ai níu nổi?.
Câu 7. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về những nghịch lí trong đoạn thơ bằng một đoạn văn khoảng 8-10 dòng . 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Nhân chuyến thăm Việt Nam, tại hội trường của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 24-5-2016, Tổng thống Obama ( Mỹ) đã phát biểu :"Sự thân thiện của người Việt Nam đã chạm tới trái tim tôi”.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên .
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về hành động Mị cởi trói A Phủ trong truyện“ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và hành động dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. 
Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 
 Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
         Mị đứng lặng trong bóng tối.
 Rồi Mị cũng vụt chạy ra
	( Trích “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài)
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. 
     Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay  nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu  lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói:  “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu  van. Nhưng trời ơi! Cháy! Cháy cả ruốt đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy!Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
 	Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra.  Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? 
 Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.  Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng  rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác  của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa  sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về... 
    Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh: 
 -Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này! 
    Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu giữa nhà  vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ
( Trích “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành) 
ĐÁP ÁN: LIÊN HỆ NGƯỜI BIÊN SOẠN ( 01223745614)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_moi_Cau_noi_cua_TT_Obama_Su_than_thien.doc