Đề thi thử lớp 12 THPT môn thi: Hóa học - Tỉnh Kiên Giang

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lớp 12 THPT môn thi: Hóa học - Tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lớp 12 THPT môn thi: Hóa học - Tỉnh Kiên Giang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
KỲ THI THỬ LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn thi: HÓA HỌC
Ngày thi: 28/05/2016
Mã đề: 365
Họ, tên thí sinh:..Số báo danh:.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137.
Câu 1: Nung hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, Fe(OH)3, FeS2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là: 
	A. Fe2O3.	B. FeO.	C. Fe.	D. Fe3O4.
Câu 2: Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là:
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 3: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
	A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
	B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
	C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
	D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 4: Dãy chất nào sau đây phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag?
	A. C2H5CHO, C3H4.	B. C2H2, CH3CHO.	C. CH3COOH, CH3CHO.	D. CH3CHO, HCOOH.
Câu 5: Trong các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon – 6,6; tơ axetat; tơ capron; tơ enang. Những loại tơ thuộc tơ bán tổng hợp(tơ nhân tạo) là:
	A. Tơ nilon–6,6; tơ capron.	B. Tơ tằm; tơ enang.	C. Tơ visco; tơ axetat.	D. Tơ visco; tơ nilon–6,6.
Câu 6: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
	A. H2.	B. Al.	C. CO.	D. Mg.
Câu 7: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
	(X): 1s22s22p6.	(Y): 1s22s22p63s2.	(Z): 1s22s22p3.	(T): 1s22s22p63s23p3.
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. X là khí hiếm, Z là kim loại.	B. Chỉ có T là phi kim.
	C. Z và T là phi kim.	D. Y và Z đều là kim loại.
Câu 8: Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,01 mol NO và 0,015 mol NO2. Khối lượng Fe bị hòa tan là:
	A. 1,12 gam.	B. 1,68 gam.	C. 0,56 gam.	D. 0,84 gam.
Câu 9: Cho các cân bằng hóa học sau:
	(1) N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k).	(2) H2(k) + I2(k) 2HI (k)
	(3) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) 	(4) N2(k) + O2(k) 2NO (k)
Khi thay đổi áp suất cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch?
	A. 2 và 4.	B. 1 và 4.	C. 1 và 2.	D. 2 và 3.
Câu 10: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
	A. Fe, Zn, Mg, Al.	B. Fe, Zn, Al, Mg.	C. Mg, Fe, Zn, Al.	D. Al, Mg, Fe, Zn.
Câu 11: Hiđrocacbon X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C8H8. Biết X có phản ứng trùng hợp và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là:
	A. Toluen.	B. Stiren.	C. Isopren.	D. Etylbenzen.
Câu 12: Quặng sắt nào dưới đây chứa hàm lượng sắt lớn nhất?
	A. Hematit.	B. Pirit.	C. Xiđerit.	D. Manhetit.
Câu 13: Cho các chất sau:
	X: H2N – CH2 – COOH
	Y: H3C – NH – CH2 – CH3.
	Z: C6H5 – CH(NH2) – COOH.
	G: HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH.
	P: H2N – CH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH.
	T: CH3 – CH2 – COOH.
	Những chất thuộc loại aminoaxit là:
	A. X,Y,Z,T.	B. X,Z,G,P.	C. X,Z,T,P.	D. X,Y,G,P.
Câu 14: Cho các chất sau: CO2, CH4, CH3OH, NH3, CH3COONa, Na2CO3, CaC2, C2H5NH2, CH3OCH3. Số hợp chất hữu cơ là:
	A. 3	B. 6	C.4	D. 5
Câu 15: Tỉ khối hơi của một este đơn chức X so với khí cacbonic là 2. Công thức phân tử của X là:
	A. C2H4O2.	B. C4H8O2.	C. C3H6O2.	D. C4H6O2.	
Câu 16: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hidro ở nhiệt độ cao. Mặt khác kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là:
	A. Fe.	B. Al.	C. Cu.	D. Ag.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:
	A. Axit acrylic.	B. Metyl axetat.	C. Anilin.	D. Phenol.
Câu 18: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy:
	A. Có kết tủa trắng và bọt khí.	B. Không có hiện tượng gì.
	C. Có bọt khí thoát ra.	D. Có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:
Đốt dây sắt trong khí clo.
Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư).
Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
	Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 20: Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe tiếp xúc với khơng khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là:
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 21: Dãy được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
	A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.	B. C2H5OH, CH3CHO, HCOOH, CH3COOH.
	C. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.	D. HCOOH, CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH.
Câu 22: Dung dịch muối halogenua X không màu. Cho dung dịch AgNO3 vào X thấy kết tủa màu vàng nhạt. Vậy X là muối nào sau đây?
	A. CaF2.	B. NaCl.	C. KI.	D. KBr.
Câu 23: Vinyl axetat có công thức là:
	A. CH2 = CH – COOCH3.	B. CH3COOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. CH3COOCH = CH2.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 4,875 gam một kim loại X hóa trị (II) trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại X là:
	A. Ca.	B. Zn.	C. Cu.	D. Mg.
Câu 25: Cho dãy các chất: CuO, S, Fe(OH)2, FeSO4, P, Fe3O4, Fe2(SO4)3, CaCO3. Số chất bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng giải phóng khí là:
	A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 26: Dung dịch HCl 0,001 M có giá trị pH là:
	A. 3.	B. 2.	C. 11.	D. 12.
Câu 27: Cho dãy các kim loại: Li, K, Mg, Ca, Al, Na. Số kim loại kiềm trong dãy là:
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 28: Cho các khí: CO, CO2, O2, N2, NO2, SO2, H2S, CFC. Có bao nhiêu khí gây ô nhiễm không khí?
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 7.
Câu 29: Khi thủy phân hoàn toàn chất béo luôn luôn thu được:
	A. Axit stearic.	B. Glyxerol.	C. Axit panmitic.	D. Axit oleic.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
	A. Anken.	B. Ankan.	C. Ankadien.	D. Ankin.
Câu 31: Cho dãy chất: NaHCO3, Al2O3, Fe2O3, Al(OH)3, CrO3, Cr2O3, Fe(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
	A. 4.	B. 7. 	C. 5.	D. 6.
Câu 32: Chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ nilon – 6 ?
	A. C6H5NH2.	B. H2N[CH2]5COOH.	C. H2N[CH2]6COOH.	D. C6H5OH.
Câu 33: Lên men dung dịch chứa 360 gam glucozơ thu được 147,2 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trinh lên men tạo thành ancol etylic là:
	A. 54%.	B. 80%.	C. 60%.	D. 40%.
Câu 34: Đăc điểm chung của các nguyên tử và ion là có cùng:
	A. Số nơtron.	B. Số khối.	C. Số electron.	D. Số proton.
Câu 35: Cho sản phẩm thu được khi nung 22,4 gam Fe và 52 gam S dư phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl. Thể tích dung dịch CuSO4 10% (d=1,1 g/ml) cần dùng để phản ứng hết với khí sinh ra ở phản ứng trên là:
	A. 0,870 lít.	B. 1,760 lít.	C. 1,745 lít.	D. 1,700 lít.
Câu 36: Cho 6,4 gam đồng vào 100 ml hỗn hợp dung dịch KNO3 1M và H2SO4 1M, phản ứng hoàn toàn thu được V lít NO (đktc). Giá trị của V là: 
	A. 0,56 lít.	B. 1,12 lít.	C. 2,24 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no (chỉ chứa hai loại nhóm chức), trong đó tỉ lệ mO:mN = 24:7. Để tác dụng hết với 11,8 gam X cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cho 11,8 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được m gam muối. Giá trị của m là: 
	A. 14,2.	B. 16,5.	C. 15,1.	D. 13,4.
 Câu 38: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đỗng phân. Cho 15,4 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 5,5 gam hỗn hợp khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Đốt cháy hoàn toàn 15,4 gam X cần vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), thu được CO2, 12,6 gam H2O và 2,8 gam N2. Biết các chất trong X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là:
	A. 15,0.	B. 11,6.	C. 14,3.	D. 15,7.
Câu 39: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
	A. 44,65.	B. 50,65.	C. 33,50.	D. 22,35.
Câu 40: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 a mol/l vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m và a lần lượt là:
	A. 55,35 và 2,20.	B. 53,55 và 0,22.	C. 55,35 và 0,22.	D. 53,55 và 2,20.
Câu 41: Chất X là một ancol, khi đun X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được ba anken đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn hợp X và axit pentanoic cần a mol O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 200,94 gam kết tủa. Biết khối lượng dung dịch bazơ giảm b gam. Giá trị của a, b lần lượt là:
	A. 1,11 và 125,61.	B. 1,43 và 140,22.	C. 1,71 và 98,23.	D. 1,43 và 135,36.
Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm KNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2, trong đó số mol của Cu(NO3)2 bằng 2 lần số mol của Fe(NO3)2, thu được V lít hỗn hợp khí X (đktc). Cho toàn bộ hỗn hợp khí X hấp thụ vào nước thu được 1,2 lít dung dịch Y có pH = 1 (trong Y chỉ chứa một chất tan duy nhất, không có khí thoát ra). Giá trị của m là:
	A. 11,12.	B. 8,63.	C. 12,13.	D. 10,96.
Câu 43: Cho hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) mạch không phân nhánh chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng hết với 152,5 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa một muối và hai ancol no đơn chức là đồng đẳng của nhau. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch A cần 255 ml dung dịch HCl 4M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được hỗn hợp hai ancol có tỉ khối so với H2 là 26,5 và 78,67 gam hỗn hợp muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. C3H7OOC – C4H8 – COOC2H5. 	B. C3H7OOC – C4H8 – COOC4H9.
	C. C3H7OOC – C4H8 – COOCH3.	D. C2H3OOC – C4H8 – COOCH3. 
Câu 44: Chất X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Chất Y là tripeptit Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp X, Y (tỉ lệ mol tương ứng 4:3) với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị m là:
	A. 150,88.	B. 155,44.	C. 167,38.	D. 212,12.
Câu 45: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5 M và H2SO4 0,75 M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
	A. 88,7 gam.	B. 95,2 gam.	C. 86,5 gam.	D. 99,7 gam.
Câu 46: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với côngb thức phân tử của X là:
	A. 3.	B. 5.	C. 8.	D. 4.
Câu 47: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:
	A. 85,30%.	B. 82,20%.	C. 12,67%.	D. 90,27%.
Câu 48: Cho 24,32 gam hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ C2H7O3N và CH6N2O3 vào dung dịch NaOH đun nóng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra a mol khí X duy nhất có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Y chứa các hợp chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 2,24 gam. Sục a mol khí X vào dung dịch AlCl3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
	A. 6,76.	B. 3,12.	C. 20,02.	D. 9,36.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,988 lít khí O2 (đktc), thu được 3,19 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kết tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là:
	A. C2H4O2 và C5H10O2.	B. C3H6O2 và C4H8O2.	C. C3H4O2 và C4H6O2.	D. C2H4O2 và C3H6O2.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic, axit oleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Tổng số mol của axit stearic và axit panmitic trong m gam hỗn hợp X là:
	A. 0,020.	B. 0,015.	C. 0,010.	D. 0,005.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_kien_giang.doc