SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỔ HÓA HỌC Đề gồm 02 trang ĐỀ THI THỬ KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1( 1,0 đ): 1. Hoàn thành phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau đây(ghi rõ điều kiện xảy ra nếu có) Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 Ca(HCO3)2 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đây. Viết các phương trình hóa học xảy ra: Metan, Axetilen, Etilen, Cacbonic. Câu 2( 1,5 đ): 1. Tách riêng từng chất sau ra khỏi hỗn hợp dung dịchAlCl3, FeCl3, BaCl2(không làm thay đổi khối lượng của các chất trong dung dịch). Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình minh họa trong thí nghiệm sau đây: Hòa tan một miếng nhôm trong HCl dư thu được dung dịch A. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào A thu được dung dịch B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào B. Câu 3( 1,0 đ): 1. Khi hòa tan 21 gam một kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4 lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Khi cho kết tinh muối trong dung dịch A thì thu được 104,25 gam tinh thể hiđrat hóa. a) Cho biết tên kim loại. b) Xác định công thức hóa học của tinh thể muối hiđrat hóa đó. 2. Cuốc xẻng, đinh sắtở các cửa hàng kim khí thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì? Sắt thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ vì sao? Câu 4( 1,0 đ): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít O2 (đktc). Khi cho toàn bộ sản phẩm tạo thành (chỉ gồm CO2 và H2O) vào một lượng nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M, dung dịch này nặng hơn lượng nước vôi trong đã dùng là 8,6 gam. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỷ khối hơi của A so với H2 là 30. Câu 5( 1,0 đ): Cho các dung dịch sau đây tác dụng với nhau từng đôi một(các điều kiện đáp ứng đầy đủ), viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu viết thừa phương trình sẽ bị trừ điểm). Etyl axetat, tinh bột, ancol etylic, axit axetic, dung dịch axit clohiđric loãng, natri hiđroxit, natri cacbonat. Câu 6( 1,0 đ): Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua củ kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng. Xác định kim loại và nồng độ phần trăm của dung dịch axit HCl đã dùng. Câu 7(1,0 đ): Nhúng một thanh Magie vào dung dịch có chứa 0,4 mol Fe(NO3)3 và 0,025 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch cân lại thấy khối lượng tăng 5,8 gam so với thanh kim loại ban đầu. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng magie đã tham gia phản ứng. Câu 8(1,5 đ): 1. Một hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6 trong đó số mol CH4 bằng số mol C2H2. Đem đốt cháy hoàn toàn 3,5 gam hỗn hợp X, sau đó đem hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính giá trị của m. 2. Lên men giấm rượu etylic sau phản ứng thu được hỗn hợp X, Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng vơi Na dư, thu được 6,272 lít khí H2( đktc). Trung hòa phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính hiệu suất của phản ứng lên men. Câu 9(1,0 đ): Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có): CO2 XYZTMZVCH2Br – CH2Br Biết Z, T, V là những hợp chất hữu cơ đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử. (H = 1 ; C = 12; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; Mg = 24 ; Al = 27 ; S = 32 ; Cl = 35,5 ; Ca = 40 ; K = 39 ; Cr = 52 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Zn = 65 ; Br = 80 ; Ba = 137 ; Ag = 108) ---------------------Hết--------------------
Tài liệu đính kèm: