SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 142 Họ và tên: .Số BD Câu 1: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (2), (3), (1). B. (2), (1), (3). C. (3), (1), (2). D. (1), (2), (3). Câu 2: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là A. 2, 3, 1. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3. D. 1, 2, 3. Câu 3: Hãy chọn câu phát biểu sai: A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt B. Nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa trắng. D. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3 Câu 4: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm A. Ba, Na, K, Ca. B. Na, K, Mg, Ca. C. K, Na, Ca, Zn. D. Be, Mg, Ca, Ba. Câu 5: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. Câu 6: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường ? A. CO và O2. B. Cl2 và O2. C. H2S và N2. D. H2 và F2. Câu 7: Chất nào sau đây không tạo được kết tủa với AgNO3 A. HNO3 B. Fe(NO3)2 C. NaOH D. HCl Câu 8: Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau: Kim loại X Y Z T Điện trở (Ωm) 2,82.10-8 1,72.10-8 1,00.10-7 1,59.10-8 Y là kim loại A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al. Câu 9: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3 là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 10: Cho 5,76 g một axit hữu cơ đơn chức mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 g muối của axit hữu cơ. CTCT thu gọn của axit này là: A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. HCOOH. Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. CH3OCH3, CH3CHO. B. C4H10, C6H6. C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH3. Câu 12: Trong thực tế để làm sạch lớp oxit trên bề mặt kim loại trước khi hàn người ta thường dung 1 chất rắn màu trắng. Chất rắn đó là? A. NH4Cl B. Bột đá vôi C. NaCl D. Nước đá Câu 13: Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm : A. cacboxyl B. amin C. anđehit D. cacbonyl Câu 14: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là A. Fe2O3 và HI. B. Br2 và NaCl. C. CaCO3 và H2SO4. D. FeS và HCl. Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, số obitan s có chứa e của nguyên tử có số hiệu 20 là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 16: Những mệnh đề nào sau đây là sai? A. Khi thay đổi trật tự các gốc -amino axit trong phân tử peptit sẽ dấn đến có các đồng phân peptit. B. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc -amino axit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit. C. Các peptit thường ở thể rắn,dễ tan trong nước . D. Nếu phân tử peptit có chứa n gốc -amino axit thì sẽ có số đồng phân là n! Câu 17: Một hidrocacbon X mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ Y có MY- MX=214 đvc. Xác định CTCT của X? A. CH≡ C-CH(CH3 )-C≡ CH B. CH3 – CH2 – C ≡C - C≡ CH C. CH≡ C- CH2- CH2-C≡ CH D. CH3 -C≡ C – CH2 - C≡ CH Câu 18: Cho các chất sau: 1. NH2(CH2)5CONH(CH2)5COOH 2. NH2CH(CH3)CONHCH2COOH 3. NH2CH2CH2CONHCH2COOH 4. NH2(CH)6NHCO(CH2)4COOH. Hợp chất nào có liên kết peptit? A. 1,2,3,4. B. 1,3,4 C. 2 D. 2,3 Câu 19: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Gía trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D E Ph 5,15 10,35 4,95 1,25 10,60 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là? A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 C. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH Câu 20: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau: A. N2 B. HCl C. CO2 D. NH3 Câu 21: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là A. 5,8 gam và 3,6 gam. B. 1,2 gam và 2,4 gam C. 5,4 gam và 2,4 gam. D. 2,7 gam và 1,2 gam. Câu 22: Dung dịch chứa chất nào sau đây (nồng độ khoảng 1 M) không làm đổi màu quỳ tím? A. NaOH. B. HCl C. KCl. D. NH3. Câu 23: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào? A. Qùy tím B. Ba(HCO3)2 C. Dung dịch NH3 D. BaCl2 Câu 24: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là: A. Ne B. Na C. F D. K Câu 25: Cho các phản ứng: H2NCH2COOH + HCl → H3N+CH2COOHCl-. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O. Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic A. có tính oxi hóa và tính khử. B. chỉ có tính bazơ. C. chỉ có tính axit. D. có tính chất lưỡng tính. Câu 26: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là A. 1,40. B. 1,20. C. 1,25. D. 1,00. Câu 27: Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 4,48 lít khí. - Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 8,96 lít khí - Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m và hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol etylic là A. 124,2 và 33,33% B. 96 và 60% C. 82,8 và 50% D. 96,8 và 42,86% Câu 28: Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lit hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu dược dung dịch A chỉ chứa các muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết các khí đo ở đktc, . Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A? A. 154,65 gam B. 152,85 gam C. 156,10 gam D. 150,30 gam Câu 29: Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, m là? A. 116,64 B. 105,96 C. 102,24 D. 96,66 Câu 30: Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol nước; với b = a+c. Giá trị của m là: A. 17,4. B. 37,2. C. 18,6. D. 34,8. Câu 31: Cho các dãy chuyển hóa. Glyxin X1 X2. Vậy X2 là A. ClH3NCH2COOH. B. H2NCH2COONa. C. H2NCH2COOH. D. ClH3NCH2COONa Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp M gồm ba chất hữu cơ X; Y; Z (đều có thành phần C, H,O). Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác nếu cho 3,56 gam hỗn hợp M phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí hiđro, còn nếu cho 3,56 gam hỗn hợp M phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau phản ứng với NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo của X; Y; Z là: A. HCOOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 B. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5. C. CH3COOH, CH3OH, CH3COOCH3 D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3 Câu 33: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử. A. 4,71 gam. B. 23,70 gam. C. 18,96 gam. D. 20,14 gam. Câu 34: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là A. 0,40 (mol) B. 0,30 (mol) C. 0,20 (mol) D. 0,25 (mol) Câu 35: Polime X được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa but-1,3-dien và stiren. Biết 6,234 g X phản ứng vừa hết với 3,807 g Br2. Tỉ lệ số mắt xích but-1,3-dien và stiren trong polime trên là: A. 2:3 B. 2:1. C. 1:2. D. 1:1. Câu 36: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là A. C3H7OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C2H5OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 37: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp X (đo ở 136,50C, 1atm) . Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá nào sau đây thỏa mãn: A. 44,83%. B. 73,53%. C. 80% D. 50,25%. Câu 38: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylacetilen (0,4 mol), hidro (0,65 mol), và một ít bột Niken. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (điều kiện tiêu chuẩn). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol brom trong dung dịch. Giá trị của m là: A. 91,8. B. 75,9. C. 76,1. D. 92,0. Câu 39: Lấy m gam Mg tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng thu được (m+4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là? A. 7,3 B. 25,3 C. 18,5 D. 24,8 Câu 40: Chất X có công thức phân tử C5H8O4 là este 2 chức, chất Y có CTPT C4H6O2 là este đơn chức. Cho X và Y lần lượt tác dụng với NaOH dư, sau đó cô cạn các dung dịch rồi lấy chất rắn thu được tương ứng nung với NaOH khan (có mặt CaO) thì trong mỗi trường hợp chỉ thu được CH4 là chất hữu cơ duy nhất. Công thức cấu tạo của X, Y là: A. CH3OOC-CH2-COOCH3, CH3COOC2H3. B. CH3COO-CH2-COOCH3, CH3COOC2H3 C. CH3-CH2-OOC- COOCH3, CH3COOC2H3 D. CH3COO-CH2-COOCH3, C2H3COOCH3 Câu 41: Cho các phương trình phản ứng: (1) MnO2 + HCl đặc (2) Hg + S → (3) F2 + H2O → (4) NH4Cl + NaNO2 (5) K + H2O → (6) H2S + O2 dư (7) SO2 + dung dịch Br2 → (8) Mg + dung dịch HCl → Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là A. 6. B. 4 . C. 7. D. 5. Câu 42: X là dung dịch chưa a mol AlCl3, Y là dung dịch chưa b mol NaOH. - Cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thu được m1 gam kết tủa. - Cho từ từ dug dịch Y và dung dịch X thu được m2 gam kết tủa. Mối quan hệ giữa m1 và m2? A. m1 m2 C. Tùy thuộc vào giá trị a, b D. m1 = m2 Câu 43: Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon –6,6 có 5 khối lượng các nguyên tố là: 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon –6,6 là: A. C6N2H10O B. C5NH9O C. C6NH11O2 D. C6NH11O Câu 44: Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì tốc độ phản ứng thuận (vt) bằng tốc độ phản ứng nghịch (vn). Khi thay đổi các yếu tố nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì có thể xẩy ra các trường hợp sau: 1. vt tăng, vn giảm 2. vt và vn đều giảm nhưng vn giảm nhiều hơn vt 3. vt và vn đều tăng nhưng vn tăng nhiều hơn vt 4. vn tăng, vt không đổi 5. vn và vt đều không đổi Trong số các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 45: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6 và C3H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8g hỗn hợp X thu được 28,8g nước. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với 500g dung dịch Brom 20%. Phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là: A. 30; 30; 40. B. 50; 25; 25. C. 25; 25; 50. D. 20; 40; 40. Câu 46: Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là? A. 8,96 B. 6,72 C. 12,544 D. 17,92 Câu 47: Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2 trong CCl4. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là: A. 38,08. B. 7,616. C. 7,168. D. 35,84. Câu 48: Thuỷ phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi -amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm- COOH bằng dung dịch NaOH thu sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là: A. H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH. B. H2NCH(C2H5)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH2(CH3)COOH. C. H2NCH2CONHCH2COOH. D. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH2(CH3)COOH. Câu 49: Dung dịch A có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch B. Nhỏ tiếp Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 18,81 gam kết tủa. Giá trị m là A. 9,72. B. 9,28. C. 11,40. D. 13,08. Câu 50: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m là A. 8. B. 4. C. 6. D. 2. ----------- HẾT ---------- Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr=52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; I=127; Ba = 137
Tài liệu đính kèm: