Đề thi thử đợt 1 chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

doc 12 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1273Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đợt 1 chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đợt 1 chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
Trường THPT Chuyên
Nguyễn Huệ
ĐỀ THI THỬ ĐỢT 1 CHUẨN BỊ CHO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn : Hóa Học
Thời gian làm bài : 90 phút
50 câu trắc nghiệm
Câu 1 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bất ngờ xuất hiện kết tủa, khi hết 300ml hoặc 700ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và của m lần lượt là:
	A. 15,6 và 5,4. 	B. 14,04 và 26,68.	
	C. 23,4 và 35,9.	D. 15,6 và 27,7.
Câu 2: Hỗn hợp hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tổng số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dung vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
	A.40,2.	B. 39,6.	C. 21,8.	D. 26,4.
Câu 3: Nhiệt phân các chất sau: NH4NO3, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl, Al(OH)3. Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử là:
	A. 8-5.	B. 6-4.	C. 7-5.	D. 8-4.
Câu 4: Cho các nguyên tố: Na, Ca, H, O, S có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có KLPT ≤82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị?
	A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 5: Cho khí H2S lội chậm cho đến dư qua hỗn hợp gồm FeCl2, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 thu được kết tủa X. Thành phần của X là:
	A. CuS, S.	B. CuS.	C. FeS, CuS.	D. FeS, Al2S3, CuS
Câu 6: Cho 10,2 gam hợp chất hữu cơ X ( có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,45 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH≡C-[CH2]2-CHO.	B. CH3-C≡C-CHO. 	
	C. CH2=C=CH-CHO. 	D. CH≡ C-CH2-CHO
Câu 7: Hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2. Cho A phản ứng vừa đủ với 1 hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và các oxit của 2 kim loại. Thành phần % theo khối lượng của các khí trong A là:
	A. 90% và 10%.	B. 15,5% và 84,5%.	
	C. 73,5% và 26,5%. 	D. 56% và 35%.
Câu 8: Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của X là:
	A. 0,10.	B. 0,12.	C. 0,06.	D. 0,09.
Câu 9: cho 1 miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch màu nào trong các dung dịch sau:
	A. HgSO4.	 B. Al2(SO4)3.	C. Na2SO4. 	D. MgSO4
Câu 10: sắp xếp các ion theo chiều giảm dần tính oxi hóa ( từ trái qua phải):
	A. Ag+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, H+. 	B. Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+
	C. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+. 	D. Fe3+, Ag+, Fe2+, Cu2+, H+.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O.Giá trị của m là:
	A. 2,70. 	B. 8,40. 	C. 5,40. 	D. 2,34.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm: C4H4, C4H2, C4H6, C4H8, C4H10. TL khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:
	A. 1,232. 	B. 2,464.	C. 3,696.	D. 7,392.
Câu 13: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala.Biết X có công thức Tỷ lệ x:y là:
	A. 6:1. 	B. 2:5. 	C. 11:16. 	D. 7:20.
Câu 14: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng là:
	A. chất béo, protein và vinylclorua. 	B. etylaxetat, tinh bột và protein.
	C. chất béo, xenlulozo và tinh bột.	D. Chất béo, protein và etylclorua.
Câu 15: Chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O có CTPT trùng CT đơn giản nhất. Cho 2,76 gam A tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, chưng khô thì phần bay hơi chỉ có H2O, phần chất rắn khan chứa 2 muối có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn hai muối này được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Nếu đốt cháy 2,76 gam A thì khối lượng H2O thu được là:
	A. 1,08g. 	B. 1,2 gam. 	C. 0,36 gam. 	D. 0,9 gam.
Câu 16: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni, đun nóng bình 1 thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch.
	A. 0,25 mol .	 B. 0,20 mol. 	C. 0,15 mol. 	D. 0,10 mol.
Câu 17: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2 và có các tính chất sau: X, Y đều có phản ứng cộng hợp với Br2, cho 1 mol X hoặc 1 mol Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu đượctối đa 4 mol Ag.Các chất X, Y, Z lần lượt là : 
	A. CH2=CH-COOH, HCOOCH=CH2, OHC-CH2-CHO.
	B. HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, OHC-CH2-CHO.
	C. HCOOCH=CH2, CH3-CO-CHO, OHC-CH2-CHO.
	D. OHC-CH2-CHO, CH2=CH-COOH, HCOOCH=CH2.
Câu 18: Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào lượng dư dung dịch.
	A. HCl. 	B. Fe(NO3)3. 	C. AgNO3. 	D. HNO3.
Câu 19: Xét các cân bằng sau:
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) 	(1)
	SO2(k) + O2(k) SO3(k) 	(2)
	2SO3(k) 2SO2(k) + O2	(3)
Gọi K1, K2, K3 là hằng số cân bằng ứng với các cân bằng (1), (2), (3) thì biểu thức liên hệ giữa chúng là:
	A. K1= K2=( K3)-1. 	B . K1=( K2)2=( K3)-1. 
	C. K1= K2= K3. 	D. K1=2 K2=( K3)-1.
Câu 20: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là:
	A. propan-1-ol.	B.etanol. 	
	C. metanol. 	B. propan-2-ol.
Câu 21: cho sơ đồ phản ứng: thuốc sung không khói←X→Y→sobitol. X , Y lần lượt là:
	A. xenlulozơ, Glucozơ. 	B. Saccarozơ, Glucozơ.	
	C. xenlulozơ, fuctozơ. 	D. tinh bột, Glucozơ.
Câu 22: A có công thức phân tử C7H8O. Khi phản ứng với dung dịch Br2 dư tạo thành sản phẩm B, có MB – MA = 237. Số chất A thỏa mãn là:
	A. 1. 	B. 4. 	C. 2.	 	D. 5.
Câu 23: cho a mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b mol NaOH thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m(g) kết tủa. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được m1 (g) kết tủa .Tỷ số T=b/a có giá trị đúng là:
	A. T>0. 	B. 0<T<1. 	C. T≤2. 	D. 1<T<2.
Câu 24: X là một α – Aminioaxit no , chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm –NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam dipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam dipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:
	A. 11,25gam. 	B. 26,70gam. 	C. 13,35gam. 	D. 22,50gam.
Câu 25: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cũng số nguyên tố cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là:
	A. 9,0 gam. 	B. 11,4 gam. 	C. 19,0 gam. 	D. 17,7 gam.
Câu 26: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A liên tiếp, Biết ZX<ZY và ZX + ZY =31. Y thuộc nhóm VIA. Kết luận nào sau đây là đúng với X, Y?
	A. X, Y đều là kim loại . 	
	B. ở trạng thái cơ bản Y có 1 electron độc thân. 	
	C. ở trạng thái cơ bản X có 3 electron độc thân. 	
	D. Công thức oxit cao nhất của X là X2O3.
Câu 27: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 1:4. Nung A với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B, trong đó NH3 chiếm 20% về thể tích. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
	A. 10,41%. 	B. 41,67%. 	C. 20,83%. 	D. 43,76%.
Câu 28: Cho 9 gam một aminoaxit X (phân tử chỉ chứa 1 nhóm – COOH) tác dụng với lượng dư dd KOH thu được 13,56 gam muối. X là:
	A. Glixin. 	B. Alanin. 	C. Valin. 	D. phenylalanine.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit a xalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:
	A. 1,62. 	B. 3,60. 	C. 1,44. 	D. 1,80.
Câu 30: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dng dịch Ba(OH)2 x M. Thu m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x làn lượt là:
	A. 1,165g và 0,04M. 	B. 0,5825g và 0,03M. 	
	C. 0,5825g và 0,06M. 	D. 1,165g và 0,04M
Câu 31: Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C2H7O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp X và Y thỏa mãn điều kiện trên là:
	A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D.1.
Câu 32: Cho 5,04g hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là:
	A. 0,1 mol. 	B. 0,095 mol. 	C. 0,08 mol. 	D. 0,11 mol
Câu 33: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sử dụng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 ( ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là:
	A. 46,15%. 	B. 65,00%. 	C. 35,00%. 	D. 53,85%.
Câu 34: Sục Clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr thì hiện tượng quan sát được là:
	A. dung dịch từ không màu chuyển màu vàng sau đó lại mất màu.
	B. dung dịch có màu nâu.
	C. không có hiện tượng gì
	D. dung dịch có màu vàng.
Câu 35: cho các ion: Fe3+ , Ag+, Na+, NO3-, OH-, Cl+. Các ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong dung dịch?
	A. Ag+, Na+, NO3-, Cl+.	B. Fe3+ , Na+, NO3-, OH-, 
	C. Fe3+ , Na+, Cl+,OH-,	D. Na+, Fe3+ , Cl+, NO3-,
Câu 36: Nung 13,72 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn trong oxi sau một thời gian thu được 17,72 gam hỗn hợp Y. Hoàn tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Số mol HNO3 phản ứng là:
	A. 0,84 mol. 	B. 0,78 mol. 	C. 0,82 mol. 	D. 0,72 mol
Câu 37: Hỗn hợp X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được 1 andehit và một muối của axit cacbonxylic. Số đồng phân thỏa mãn tính chất trên của X là:
	A. 3. 	B. 5. 	C. 2. 	D.4.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ A tác dụng được với dd Br2 , dd NaOH, không tác dụng với dung dịch NaHCO3. A có thể là:
	A. C6H5NH2. 	B. C6H5NH3Cl. 	C. CH3 –C6H4–OH. 	D. CH2 =CH–COOH.
Câu 39: Tìm phát biểu sai:
	A. Hợp chất Fe(III) đều kém bền và không tồn tại trong tự nhiên.
	B. Hợp chất Fe(III) có thể bị khử thành Fe(II).
	C. Hợp chất Fe(III) chỉ có tính oxi hóa.
	D. Hợp chất Fe(III) có thể bị khử thành Fe.
Câu 40: Hỗn hợp M gồm C2H2 và hai anđehit X1, X2 đồng đẳng kế tiếp .Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,25 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Công thức của X1 là
	A. CH3-CHO. 	B. OHC-CHO. 	
	C. CH2=CH-CHO. 	D.HCHO.
Câu 41: Dung dịch nào sau đây có thể hòa tan được vàng:
	A. nước cường toan. 	B. HNO3 đặc nóng. 	
	C. KNO3. 	D. HCl đặc.
Câu 42: Cho các chất Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
	A. 5. 	B. 6. 	C. 4. 	D.7
Câu 43: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 27,3 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dd NaOH dư thu được 4,032 lít H2 (đktc) và 14,88 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
	A. 60%. 	B. 80%. 	C. 75%. 	D. 71,43%.
Câu 44: Một hỗn hợp X gồm axetilen, andehit fomic, axit fomic và H2. Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là:
	A. giảm 10,5gam. 	B. giảm 3,9 gam. 	
	C. tăng 4,5 gam. 	D. tăng 1,1 gam 
Câu 45: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch ở nhiệt độ thường: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng xảy ra là:
	A. 9. 	B. 8. 	C. 6. 	D.7
Câu 46: X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8.96 lít H2 (đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 21,80. 	B. 13,70. 	C. 57,50. 	D.58,85.
Câu 47: Hidrat hóa anken (có xúc tác) thu được một ancol duy nhất có công thức C4H9OH. Anken là:
	A. 2-metylbut-2-en. 	B. but-2-en. 	
	C. 2-metylpropen. 	D. but-1-en.
Câu 48: Trong các chất: etylen, axit acrylic, axit axetic, glucozơ và butan. Số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là:
	A. 4. 	B. 3. 	C. 5. 	D.2
Câu 49: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1< MX2). Phản ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2 lần lượt là:
	A. 66,67% và 50%.	B. 66,67% và 33,33%.	
	C. 50% và 66,67%. 	D. 33,33%.% và 50%.
Câu 50: Thể tích dung dịch Br2 0,5M cần dùng để oxi hóa hết 200 ml dung dịch CrBr3 1M là:
	A. 450 ml. 	B. 600 ml. 	C. 900 ml. 	D. 300 ml
------------------------HẾT----------------------
PHẦN LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 : Chọn đáp án D
Bài toán khá đơn giản nếu các bạn tư duy theo kiểu như sau:
Khi bất ngờ có kết tủa nghĩa là 
Khi đó Al nó chạy đi đâu ?Tất nhiên là vào NaAlO2 và 
Có ngay : 
Câu 2: Chọn đáp án D
Ta có : 
Khi đó : 
Câu 3: Chọn đáp án D
	(1)	(2)
(3)	(4)	
	(5)	(6)
(7)	(8)
Các phản ứng oxi hóa khử : (1) (3) (4) (6)
Câu 4: Chọn đáp án A
Các chất gồm :
	H2, O2, H2O, SO2, SO3, H2S, H2SO3, CaS
Câu 5: Chọn đáp án B
Chú ý : FeS tan trong HCl , H2SO4 loãng.
Câu 6: Chọn đáp án D
Ta có : X có liên kết 3 đầu mạch 
Và 
Câu 7: Chọn đáp án C
Ta có : 
Câu 8: Chọn đáp án D
Nhận thấy ban đầu : 
Với 
Do đó,lượng kết tủa Al(OH)3 đã bị tan một phần.
Khi đó Ba(OH)2 dư và 
0,09 (M)
Câu 9: Chọn đáp án A
Bọt khí sẽ bay ra nhanh hơn nếu có ăn mòn điện hóa xảy ra.
Câu 10: Chọn đáp án C
Câu 11: Chọn đáp án C
Vì ancol không no có 1 liên kết đôi 
Nên 
Câu 12: Chọn đáp án A
Nhận thấy các chất trong X đều có 4C do đó.
Quy X về : 
Ta có : 
Câu 13:Chọn đáp án D
Ta gọi : 
Ta có : 
Câu 14: Chọn đáp án D
Câu 15: Chọn đáp án A
Ta có : 
Với bài toán này ta có thể suy ra CTPT của A khá nhanh là 
Câu 16: Chọn đáp án A
Bài toán khá đơn giản và quen thuộc với kỹ thuật BTLK.π
Ta có : 
Câu 17: Chọn đáp án B
X, Y đề có phản ứng cộng với Brom → loại D và C ngay. 
1 mol X hoặc Z có thể cho 4 mol Ag → chỉ có B thỏa mãn.
Câu 18: Chọn đáp án B
Câu 19: Chọn đáp án B
Ta có : 
Câu 20: Chọn đáp án B
Ta có : 
Câu 21: Chọn đáp án A
Câu 22: Chọn đáp án C
Nhận thấy : .Như vậy A có khả năng thế 3 nguyên tử Brom.
A có thể là : 	Và 	
Câu 23: Chọn đáp án D
Nếu dung dịch X chỉ chứa thì lượng kết tủa sẽ giống nhau.
Do đó ,X phải chứa 
Câu 24: Chọn đáp án C
Gọi CTPT của X là CnH2n+1O2N và .Khi đó ta có ngay :
Câu 25: Chọn đáp án B
Ta có : 
Vì có hai trường hợp xảy ra .
Trường hợp 1 : (loại)
Trường hợp 1 : thỏa mãn.
Dễ thấy 
Câu 26: Chọn đáp án C
Dễ thấy X là P có Z = 15 và Y là S có Z = 16.
	A.Sai vì cả X và Y đều là phi kim.
	B.Sai.Y có 2 có 1 electron độc thân vì cấu hình là 
	C.Đúng.Cấu hình của X là 
	D.Sai.Oxit cao nhất của X là 
Câu 27: Chọn đáp án B
Dễ thấy H2 dư nên ta tính hiệu suất theo N2.
Ta có : 
Câu 28: Chọn đáp án A
Tăng giảm khối lượng .Ta có : 
Câu 29: Chọn đáp án C
Ta có : 
Câu 30: Chọn đáp án C
PH = 12 nghĩa là dung dịch có dư .
Ta có : 
Câu 31: Chọn đáp án B
Câu 32: Chọn đáp án B
Chú ý : Số mol HNO3 bị khử là số mol N5+ thay đổi số oxi hóa.Khác với số mol HNO3 phản ứng.
Ta có : 
Và 
Câu 33: Chọn đáp án D
Vì Y chỉ là hai chất hữu cơ nên H2 hết.
Ta có : 
Câu 34: Chọn đáp án A
Dung dịch có màu vàng vì : 
Dung dịch mất màu vì : 
Câu 35: Chọn đáp án D
Câu 36: Chọn đáp án C
Ta có : 
Và 
Câu 37: Chọn đáp án B
Các chất X thỏa mãn là : (2 đồng phân cis – tran )
Câu 38: Chọn đáp án C
A không tác dụng với NaHCO3 ta loại D.
A tác dụng được với NaOH loại A
A tác dụng được với Brom loại B
Câu 39: Chọn đáp án C
C sai ví dụ như FeCl3 thì Clo có thể tăng số oxi hóa được nên nó có tính khử.
Câu 40: Chọn đáp án D
Nhìn vào đáp án ta thấy có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp 1 : Nếu các andehit có chứa 1 liên kết π (no,đơn chức).
Ta có : 
Vậy X1 là HCHO và X2 là CH3CHO
Trường hợp 2 : Nếu các andehit có chứa 2 liên kết π .
Ta có : (loại)
Câu 41: Chọn đáp án A
Câu 42: Chọn đáp án A
Số chất đều phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3.
Câu 43: Chọn đáp án C
Ta có : 
Và phần chất rắn bị tan là : 
Vậy có ngay : (hiệu suất tính theo Fe2O3)
Câu 44: Chọn đáp án B
Nhận thấy rằng các chất trong X đều có 2 nguyên tử H.Do đó, 
Câu 45: Chọn đáp án C
Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng xảy ra là:
CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4
Câu 46: Chọn đáp án A
Do lượng khí ở lần 2 nhiều hơn nên ở lần 1, Al chưa phản ứng hết.
Để ý thấy Al trong thí nghiệm 1 thì Al sẽ chui vào Ba(AlO2)2
Do đó : 
Câu 47: Chọn đáp án B
Câu 48: Chọn đáp án B
Số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là:
etylen, axit acrylic, glucozơ
Câu 49: Chọn đáp án A
Vì đốt cháy Y có nên X là các ancol no đơn chức.
Ta có : 
Vì .
Ta lại có : 
Câu 50: Chọn đáp án B
Ta có : 
------------------------HẾT----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_giai_chi_tiet.doc