Đề thi Thi học kì 2. Năm học: 2015 – 2016 môn : Toán (lớp bốn) thời gian : 40 phút (không kể phát đề)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Thi học kì 2. Năm học: 2015 – 2016 môn : Toán (lớp bốn) thời gian : 40 phút (không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Thi học kì 2. Năm học: 2015 – 2016 môn : Toán (lớp bốn) thời gian : 40 phút (không kể phát đề)
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
Lớp : 4C
Họ và tên :.
Thi học kì II. NH: 2015 – 2016
Môn : Toán (Lớp Bốn)
Thời gian : 40 phút (không kể phát đề)
Ngày thi : 17/5/2016
"
Điểm :
Nhận xét :
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Phân số nào bằng phân số ? 
A. 	 B. 	 	C. 	 	D. 
Câu 2: Đoạn AB trên bản đồ được vẽ theo tỉ lệ 1: 1000 dài 12cm. Độ dài thật của đoạn AB là:
A. 120cm	B. 1200cm	C. 12000cm	D. 12cm
Câu 3: Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 20cm và 35cm. Diện tích của hình thoi là:
A. 7000cm2	B. 700cm2	C. 350cm2	D. 3500cm2
Câu 4: Ðể số 196* chia hết cho cả 2 và 3 . Số cần diền vào dấu * là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 6
Câu 5: Một lớp có 12 bạn trai và 17 bạn gái. Tỉ số giữa số bạn trai và số học sinh cả lớp là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Số lớn gấp 3 lần số bé. Tổng của hai số là 36. Hai số đó là:
 A. 9 và 27 	B. 9 và 45 	C. 27 và 36 	D. 9 và 36
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Bài 1: Ðặt tính rồi tính: (2 điểm)
 a) 124540 + 36467	 b) 571020 – 46789	 c) 135 x 34	 d) 35765 : 15
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: (1 điểm)
	 a) 	 b) 
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
	7m2 6dm2 = dm2	;	4 giờ 10 phút =  phút
	9 tạ 8kg = .kg	;	phút =  giây
Bài 4: (1,5 điểm) Thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 25m, chiều cao kém đáy 13m. Trên thửa ruộng người ta trồng ngô, cứ 1m2 thì thu được 5kg ngô. Hỏi người ta thu được bao nhiêu tạ ngô?
Câu 5: (1,5 điểm) Trung bình cộng của hai số là 145. Biết số lớn bằng số bé. Tìm hai số đó? 
"
Điểm :
Nhận xét :
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
Lớp : 4 C
Họ và tên :.
Đề thi học kì II 
Năm học : 2015 – 2016
Môn : Đọc hiểu (Lớp bốn)
Thời gian : 35 phút (không kể phát đề)
Đọc thầm bài văn sau khoảng 10 -> 12 phút
Chiều ngoại ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Theo NGUYỄN THUỴ KHA
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn miêu tả gì?
a. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất thanh bình.
c. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
Câu 2: (0,5 điểm) Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống?
a. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
b. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.
c. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
Câu 3: (0,5 điểm) Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô?
a. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.
b. Được hít thở bầu không khí trong lành.
c. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn.
Câu 4: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
b. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
c. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
Câu 5: (0,5 điểm) Từ cùng nghĩa với từ ước mơ là:
a. kỉ niệm           	b. êm dịu            	c. mơ ước
Câu 6: (0,5 điểm) Câu văn sau: “Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.” có các tính từ là:
a. Hai tính từ. Đó là: ...........................................................................................
b. Ba tính từ. Đó là: ............................................................................................
c. Bốn tính từ. Đó là: ..........................................................................................
Câu 7: (0,5 điểm) Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu kể nào đã học?
a. Ai làm gì?            	b. Ai là gì?             	c. Ai thế nào?
Câu 8: (0,5 điểm) Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ.
Tôi thả diều cùng lũ bạn.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 9: (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Những buổi chiều hè êm dịu, tôi và lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt”.
Trạng ngữ: ..............................................................................................................................
Chủ ngữ:.................................................................................................................................
Vị ngữ: ...................................................................................................................................
ĐỀ THI CUỐI KÌ II. NH: 2015 - 2016
Môn : Chính tả & Tập làm văn Lớp Bốn
Thời gian : 50 phút.
I. CHÍNH TẢ: (15 phút)
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chum đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
I. TẬP LÀM VĂN: (35 phút)
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em thích.
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
Lớp : 4 C
Họ và tên :.
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
Năm học : 2015 - 2016
Môn : KHOA HỌC
Thời gian : 35 phút (không kể thời gian chép đề)
Ngày thi : 18/5/2016
"
Điểm :
Nhận xét :
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các nguồn gây ô nhiểm không khí dưới đây, nguồn gây ô nhiểm không khí nào không phải do con người gây ra?
A. Khói bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông. 	
B. Núi lửa.
C. Khói, khí độc từ các nhà máy. 	 
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Phát biểu nào không đúng về vai trò của ánh sáng Mặt Trời?
A. Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng Mặt Trời.
B. Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh.
C. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật.
D. Không có ánh sáng thực vật sẽ mau tàn lụi.
Câu 3: Vật dẫn nhiệt tốt gồm những vật nào?
	A. Đồng, nhôm, chì, cao su. 	B. Nhôm, đồng, sắt, chì.
	C. Nhôm, chì, nhựa, đồng. 	D. Tất cả ba ý trên.
Câu 4: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần:
A. Có đủ nước, ánh sáng và không khí. 	
B. Có đủ không khí, thức ăn. 
C. Có đủ nước, ánh sáng và thức ăn.
D. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.	
Câu 5: Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành hữu cơ (như chất bột đường) ? 
A. Con người B. Thực vật C. Động vật D. Tất cả các sinh vật 
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là không đúng về thực vật?
A. Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cac-bo-nic thải ra khí ô-xi.	
B. Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp
C. Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày. 
D. Cả 3 ý trên.
II. Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: Điền các từ: giảm bụi, khí thải, xử lí, rừng, cây xanh vào chỗ chấm. (2,5 điểm)
Chúng ta có thể sử dụng một cách chống ô nhiễm không khí như: thu gom và .............. phân, rác hợp lí, giảm lượng . độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, ....... khói đun bếp, bảo vệ  và trồng nhiều .
Câu 4: Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sởi ấm? (2 điểm)
.
Câu 5: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đối với con người? Các biện pháp giảm tiếng ồn? (2,5 điểm)
.
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
Lớp : 4 C
Họ và tên :..
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
Năm học : 2015 - 2016
Môn : Lịch sử và Địa lí
Thời gian : 35 phút (không kể thời gian chép đề)
Ngày thi : 18/5/2016
"
Điểm :
Nhận xét :
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
	Khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Năm 1786, Quang Trung tiến quân ra Bắc để làm gì?
A . Chiếm ngai vàng chúa Trịnh.	
B. Làm chủ Thăng Long.
C. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.	
D. Tiêu diệt quân Thanh, lên ngôi hoàng đế.
Câu 2: để phát triển kinh tế, văn hóa vua Quang Trung đã có những chính sách gì?
Ban bố chiếu khuyến nông.
Ban bố chiếu khuyến học, đề cao chữ nôm.
Mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển.
Tất cả các ý trên.
Câu 3: Từ năm 1802 đến năm 1858 Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua?	
A. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.	
B. Gia Long, Minh Mạng.	
C. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 	
D. Thiệu Trị, Tự Đức.
Câu 4: Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ là:
A. Kinh, Ba-na, H’mông, Hoa.	B. Kinh, Thái, Mường, Dao.
C. Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me.	D. Kinh, Hoa, Thái, Dao.
Câu 5: Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
A. Phía bắc và phía tây.	B. Phía đông và phía tây.
C. Phía nam và phía tây.	D. Phía đông, phía nam và tây nam.
Câu 6: Thành phố Sài Gon được mang tên là thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào?
A. 1974	B. 1975	C. 1976	D. 1977
II. Phần tự luận: (7điểm)
Câu 1: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống. (1,5 điểm)
(khuyến nông, làng quê, ruộng hoang, thanh bình)
Quang Trung ban bố chiếulệnh cho dân đã từng bỏ ..phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá.. với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm trở lại..
Câu 2: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành với ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình. (2 điểm)
Câu 3: Nêu dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản. (2 điểm)
..
Câu 4: Nêu tên các đồng bằng thuộc dải đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ bắc vào nam. (1,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_cuoi_ky_IINH20152016.doc