Đề thi tháng lần 4 môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 105

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tháng lần 4 môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 105", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tháng lần 4 môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 105
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
(Đề thi gồm 3 trang)
ĐỀ THI THÁNG LẦN 4 
Năm học: 2021- 2022
Môn thi: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi: 105
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137, Ca = 40. 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thứ tự tăng dần tính axit của các axit halogen hiđric (HX) là
	A. HF < HCl < HBr < HI.	B. HI < HBr < HCl < HF.
	C. HCl < HBr < HI < HF.	D. HBr < HI < HCl < HF.
Câu 2. Có các chất: Al(OH)3, FeO, Ag, CaCO3, Cu, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 3. Nguyên tố M thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 40% khối lượng. Công thức oxit đó là:
	A. CO	B. SO2	C. SO3	D. CO2
Câu 4. Cấu hình e của : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Vậy kết luận nào sau đây sai?
	A. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4	B. Nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng
	C. Thuộc chu kỳ 4,, nhóm IA	D. Có 20 notron trong hạt nhân
Câu 5. Đốt 2,8 gam Fe thu được 3,6 gam hỗn hợp rắn. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V(lít) SO2( đkc). Giá trị của V:
	A. 1,45	B. 0,56	C. 0,224	D. 0,896
Câu 6. Kim loại không phản ứng được với axit H2SO4 đặc, nguội là
	A. Ag.	B. Cu.	C. Al.	D. Mg.
Câu 7. Dãy halogen nào sau đây được xếp đúng theo tính oxi hoá giảm dần:
	A. Cl > Br > I >F	B. F > Cl > Br > I.
	C. I > Cl > F > Br.	D. I > Br > Cl > F
Câu 8. Cho 10,0 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg và Fe tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan tạo thành trong dung dịch là
	A. 37,65g.	B. 26,75g.	C. 27,75g.	D. 25,82g.
Câu 9. Cation X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kết luận không đúng là
	A. lớp ngoài cùng của X có 5 electron.
	B. X nằm ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
	C. X là nguyên tố kim loại.
	D. hạt nhân nguyên tử X có 11 proton.
Câu 10. Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4( trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng( dư), thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và NO( sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là
	A. 3,2	B. 2,0	C. 3,8	D. 1,8
Câu 11. Nguyên tử khối trung bình của Vanadi (V) là 50,94. V có hai đồng vị, trong đó chiếm 6%. Số khối đồng vị thứ hai là:
	A. 52.	B. 50.	C. 51	D. 49.
Câu 12. Một phản ứng hóa học ở trạng thái cân bằng khi:
	A. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm như nhau
	B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
	C. Phản ứng thuận đã kết thúc
	D. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
Câu 13. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
	A. S+6NaOH→2Na2S+Na2SO3+3H2O	B. S+6HNO3→H2SO4+6NO2+2H2O
	C. S+Mg→MgS	D. S+O2→SO2
Câu 14. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
	A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
	B. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
	C. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần
	D. Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần
Câu 15. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch thu được 7,62gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
	A. 6,50.	B. 8,75.	C. 9,75.	D. 7,80.
Câu 16. Cho m gam Cu tác dụng với HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,03 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
	A. 2,88.	B. 5,76.	C. 1,92.	D. 3,84.
Câu 17. Cho phương trình hoá học: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò của SO2 là
	A. chất oxi hoá.
	B. chất khử.
	C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
	D. không là chất khử và cũng không là chất oxi hoá.
Câu 18. Cho 0,1 mol Al và 0,15mol Mg phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, Mg(NO3)2, H2O và 13,44 lít một khí X duy nhất (ở đktc). X là:
	A. N2O	B. NO2	C. N2	D. NO
Câu 19. Một loại oleum có công thức H2SO4.nSO3 . Lấy 3,38 gam oleum nói trên pha loãng thành 100 ml dung dịch A . Để trung hòa hết 50 ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M . Tìm giá trị n ?
	A. 2	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 20. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) ; DH < 0
Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? 
	A. (1), (2), (4)	B. (1), (2), (4), (5)
	C. (2), (3), (5)	D. (2), (3), (4), (6)
Câu 21. Số oxi hóa của Clo trong hợp chất KClO4 là:
	A. -1.	B. +5.	C. +3.	D. +7.
Câu 22. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
	A. BaCl2.	B. NaOH.	C. HCl.	D. KNO3.
Câu 23. Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H2SO4đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí SO2 ở đktc. Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là :
	A. 68%.	B. 36 %.	C. 32 %	D. 64 %.
Câu 24. Chất oxi hoá là chất
	A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
	B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
	C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
	D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Câu 25. Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
	A. cộng hóa trị không phân cực.	B. cộng hóa trị phân cực.
	C. ion	D. cho – nhận.
Câu 26. Hóa chất có thể dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là
	A. MnO2 và NaCl.	B. NaCl và H2SO4.	C. HCl và MgO.	D. HCl và KMnO4.
Câu 27. Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là
	A. Na2SO4.	B. NaOH.	C. H2SO4.	D. NaCl.
Câu 28. Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ, thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là : (Cho biết Cl = 35,5 , H = 1)
	A. Ca (40).	B. Fe (56)	C. Zn (65)	D. Mg (24)
Câu 29. Xét phản ứng : HCl+KMnO4→KCl+MnCl2+Cl2+H2O. Trong phản ứng này, vai trò của HCl là :
	A. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất tạo môi trường
	B. Vừa là chất khử vừa là chất tạo môi trường
	C. Chất oxi hóa
	D. Chất khử
Câu 30. Các phân tử nào sau đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực:
	A. NO2, Cl2, HI, H2, F2.	B. N2, Cl2, HCl, H2, F2.
	C. N2, Cl2, CO2, H2, HF.	D. N2, Cl2, I2, H2, F2.
B. PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1. Cho X có cấu hình electron : 1s22s22p63s1
	a, Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn. X là kim loại, phi kim, hay khí hiếm?
	b, Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho X vào dung dịch CuCl2.
Câu 2. Cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi
hóa trong các phản ứng hóa học sau:
	 a, P+H2SO4àH3PO4+SO2+H2O
	 b, KMnO4 + SO2 + H2O à K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Câu 3. Hoàn tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,08 gam kết tủa. Tính m.
Câu 4. Cho các khí sau: SO2, H2S, O2, CO2.
	a, Hãy cho biết khí nào chỉ thể hiện tính oxi hóa, khí nào có cả tính oxi hóa và tính khử?
	b, Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết từng khí đựng trong 4 lọ mất nhãn. Viết các phản ứng xảy ra?
Câu 5. Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư. Tính số mol HCl phản ứng .
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thang_lan_4_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2021_2022_ma_de_th.docx