SÓNG ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12) Đang tải... Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”?(0.75điểm) Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? (1.0 điểm) Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. Câu 2 (5,0 điểm). “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”. (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc hiểu 3.0 Câu 1 Phương thức nghị luận/ nghị luận 0,5 Câu 2 Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta “mất khôn”, tức là không còn bình tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. 0,75 Câu 3 Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối, thậm chí muốn trả thù – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ khiến tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình yên trong tâm hồn mới là điều quí giá hơn cả. 1,0 Câu 4 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 0,75 Làm văn 7.0 Câu 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. 2.0 1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong bản thân 0.25 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận. * Các câu phát triển đoạn: – Bàn luận * Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện? – Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý. – Khi ai đó làm cho bạn bực mình – Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình * Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận? : Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa – Mở rộng: – Khâm phục những người có cách cư xử hòa nhã, bình tĩnh. – Nếu để sự tức giận lên đến đỉnh điểm, con người rất dễ gây tội ác. *Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp 1.0 4 .Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.25 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 Câu 2 Cảm nhận 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. 5.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 0.25 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được nội dung của 2 khổ thơ trong bài thơ Sóng. 0.5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 0.5 3.1. Cảm nhận đoạn thơ a. Nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu. Đoạn 1: Sự chiêm nghiệm về cái hữu hạn và vô hạn, giữa cái thiên biến và bất biến. + Cuộc đời – năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ); biển – mây là hoán dụ chỉ không gian. Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cũng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương. + Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến không gian vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quỹ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi đến cái nhỏ bé. Đoạn 2: Khát vọng tình yêu vĩnh hằng, vĩnh cửu. + Cấu trúc nghi vấn cầu khiến (Làm sao được tan ra) diễn tả nỗi trăn trở và khao khát chân thành, tha thiết, mãnh liệt của em. + Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu. ® Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu. + Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian và không gian . Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng. b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây); ẩn dụ (sóng, biển lớn tình yêu), số từ (trăm, ngàn); giọng điệu thiết tha, chân thành 2.0 3.2. Nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. - Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân Quỳnh trong tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt . - Không che dấu, không ngại ngùng, Xuân Quỳnh rất mạnh mẽ, rất hiện đại trong cách bày tỏ khát vọng tình yêu: được vượt lên sự hữu hạn của đời người, được hóa thân vào con sóng bất tử, được hi sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn. - Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu cháy bỏng, một tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất “người”. 1.0 4.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 5. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi : Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời. Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp tục cọ xát, mài giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, cần những nguyên liệu nào để tạo nên chiếc bánh thành công ? (0.5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.” (1.0 điểm) Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại.” hay không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3,0đ 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là: nghị luận. 0.5đ 2. Theo tác giả, cần những nguyên liệu sau để tạo nên chiếc bánh thành công: -Đam mê -Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì Trả lời như đáp án, 1 ý = 0.25đ (ý thứ hai ghi được 2 “nguyên liệu” = 0.25đ) 0.5đ 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn đó là điệp cấu trúc: Cam kết để... - Tác dụng: +Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn. +Nhấn mạnh quyết tâm tối đa và sự nỗ lực hết khả năng của mình để vượt qua mọi khó khăn. Chấp nhận đáp án khác: những câu văn trên sử dụng phép điệp từ “cam kết”. Phần nêu tác dụng, chấp nhận học sinh diễn đạt tương đương về nghĩa, mỗi ý = 0.25đ. 1.0đ 4. Học sinh trả lời rõ đồng tình, hoặc không đồng tình = 0.25 đ. Học sinh giải thích hợp lí, đúng quy ước xã hội = 0.75đ. Học sinh có trình bày theo ý hoặc viết thành đoạn văn ngắn, phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức trong xã hội. 1.0đ II. PHẦN LÀM VĂN: 7,0đ 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống. 2.0đ a. Đảm bảo thế thức của một đoạn văn nghị luận xã hội. 0.25đ b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống. 0.25đ c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; có thể viết đoạn theo định hướng sau: -Giải thích: “đam mê” là lòng yêu thích, say mê với một việc gì đó. - Phân tích ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống: + Có đam mê giúp con người có động lực để theo đuổi một công việc, một lí tưởng nào đó. + Khi gặp khó khăn, sự đam mê sẽ giúp ta có ý chí để tìm cách vượt qua, tránh được sự gục ngã hay từ bỏ. + Lòng đam mê giúp ta bản lĩnh hơn, tập trung hơn với công việc, nhờ vậy ta dễ thành công hơn. (Học sinh nêu và phân tích được dẫn chứng phù hợp) + Lật ngược vấn đề: Cần phê phán những người sống không có đam mê, sống chán nản dễ bỏ cuộc. Đam mê khác với viển vông, nghĩ đến những điều quá xa vời với khả năng của bản thân, theo đuổi đam mê cũng khác với những kẻ dùng mọi thủ đoạn để thực hiện đam mê. - Bài học nhận thức: mỗi người cần có một đam mê. Chúng ta cũng cần kiên trì hành động để theo đuổi đam mê của bản thân. 1.0đ d. Sáng tạo: thể hiện được suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25đ e. Đảm bảo viết đúng: chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25đ 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu. 5.0đ a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25đ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu. 0.5đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được kĩ năng phân tích, cảm nhậnmột tác phẩm văn xuôivà vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: - Tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng”: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Ngay từ những tác phẩm đầu tay nữ sĩ đã thể hiện một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. - Khái quát nội dung đoạn thơ: Sóng với những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và khát vọng muốn hiểu về tình yêu của mình. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu: + Những tính từ mang nghĩa trái ngược: “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ”. Đó là những đặc tính đối nghịch đến bất ngờ của sóng, cũng là những cung bậc cảm xúc khi yêu của người con gái. +Điệp từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc. + Quan điểm hiện đại khi yêu của nhân vật trữ tình: mạnh mẽ dữ dội để đi tìm lời giải đáp cho tình yêu: Sóng tìm ra tận bể. Đó là một sự mạnh mẽ và hiện đại: dứt khoát ra đi tìm đến biển, đến những chân trời mới bao la, tự do để thể hiện tình cảm của mình. - Tình yêu của sóng, cũng là tình yêu của em, luôn luôn là khát vọng muôn đời: + Từ trái nghĩa: ngày xưa, ngày sau cho thấy người con gái dù ở thời đại nào cũng vẫn khao khát được yêu. + “Bồi hồi” là từ ngữ miêu tả trực tiếp cảm xúc của người con gái khi yêu. - Nhân vật trữ tình nghĩ về tình yêu của mình: + Điệp ngữ: Em nghĩ về là những suy tư, trăn trở của người con gái. Đó là những rạo rực, mãnh liệt, một lòng nghĩ về tình yêu của mình. + Nhân vật trữ tình băn khoăn về nơi tình yêu bắt đầu. - Những câu hỏi giàu chất suy tưởng: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”, ... đó là nhịp lòng, là những cảm xúc dâng trào của nhân vật. - “Em cũng không biết nữa, Khi nào ta yêu nhau” Người phụ nữ, nhân vật em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt. * Đánh giá nghệ thuật của tác phẩm: Sử dụng thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm đã thể hiện một trái tim yêu nồng nàn, say đắm. * Nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu: - Người con gái khi yêu luôn xuất hiện cùng lúc nhiều trạng thái cảm xúc, đôi khi có thể mâu thuẫn nhau. - Khi yêu, họ sẽ luôn muốn hiểu được người yêu, hiểu mình và hiểu tình yêu của mình dù biết rằng tất cả những băn khoăn đều không dễ dàng giải đáp. -Tình yêu của họ luôn nồng nàn, say đắm. 0,5 đ 1.75đ 0.25đ 1.0đ d. Sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.5 đ e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25đ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống. () Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một món quà () Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi đầu. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang 166 -167) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2.Theo tác giả, chúng ta có thể tạo ra thành quả bằng cách nào? Câu 3 . Vì sao tác giả cho rằng: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may? Câu 4. Lời khuyên: “ Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị? LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Câu 2 (5,0 điểm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ. .........HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận 0.5 2 Chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả 0.5 3 Tác giả cho rằng: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may vì: - “Vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên, bất ngờ. - Tìm kiếm, trông chờ vận may sẽ dẫn đến thụ động, dựa dẫm, kìm hãm sự nỗ lực của bản thân, thành công đạt được có thể không bền vững. - Không nên đổ lỗi cho vận may vì như thế chứng tỏ bản thân chưa có đầy đủ nhận thức về cuộc sống. - Vì thế, mỗi người hãy luôn sống chủ động, tích cực, nỗ lực hết mình để có được sự thành công. 1.0 4 - Khẳng định đây là lời khuyên đúng đắn và rất có ý nghĩa với bản thân - Vì mỗi thành quả đạt được, ngoài yếu tố may mắn bao giờ cũng là kết quả của một quá trình cố gắng, quyết tâm. - Trong cuộc sống cần biết nắm bắt vận may, đồng thời cố gắng, nỗ lực hết mình để gặt hái thành công. -.. 1.0 II Câu Làm văn 7.0 1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. (0.25) 0.25 c.Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về cách để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở đoạn: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. 2. Thân đoạn: a. Giải thích:“vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên. “Mọi vận may chỉ là khởi đầu” khẳng định những điều may mắn không thể là yếu tố quyết định, cũng không thể là cơ sở đánh giá sự thành công hay thất bại của một ai đó mà chỉ là sự bắt đầu. b. Bàn luận - Mỗi cá nhân cần nhận thức được “vận may” đến ngẫu nhiên, không thể trông chờ tuyệt đối vào nó. Mà chỉ xem đó là sự khởi đầu thuận lợi (nếu có) - Luôn tự tin, nỗ lực từng ngày, đặt ra những mục tiêu, ước mơ thật cụ thể, hợp lí - Luôn trau dồi kiến thức, đọc sách, học hỏi không ngừng - .. Dẫn chứng: c. Mở rộng: Phê phán một số cá nhân lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào vận may mà sống không có mục đích, lí tưởng, 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân 1.0 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu thể hiện qua đoạn trích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh); nhận xét về quan niệm tình yêu của XQ. 5.0 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn thơ Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (2 vấn đề) - Đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu Hướng về anh một phương”. - Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vấn đề nghị luận và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: - Tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Hồn thơ XQ hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. - “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào(1968). - Khái quát nội dung 2 đoạn thơ: Nỗi nhớ nhung da diết cùng lòng thủy chung sắt son. 2. Cảm nhận về 2 đoạn thơ: a.Đoạn thơ “Con sóngcòn thức”: Hình tượng sóng gắn liền với nỗi nhớ trong tình yêu - Hình ảnh đối lập“dưới lòng sâu - trên mặt nước”: con sóng vẫn nhớ về bờ, thao thức trên đại dương xa thẳm - Thủ pháp nhân hóa “Ôi con sóng nhớ bờ/ ngày đêm không ngủ được”: nỗi nhớ đến cồn cào, day dứt. -Lòng em cũng luôn hướng về anh, về tình yêu của cuộc đời em: nỗi nhớ đã vượt qua khuôn khổ của ý thức, tồn tại cả trong vô thức, vì đã in sâu vào cõi vô thức: “Cả trong mơ còn thức”. =>Bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn nhưng đầy chân thành, nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ đi sâu vào tiềm thức. b. Đoạn thơ “Dẫu xuôimột phương”: Hình tượng sóng gắn liền với lòng chung thủy sắt son: -Hình ảnh đối: xuôi về phương bắc>Khoảng không gian đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài cách trở, gian lao của thực tế đối với con người thế nhưng càng xa cách bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự chung thủy bấy nhiêu. - “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát. Một lời thề thủy chung sắt son. c.Nghệ thuật: Đoạn thơ với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, hình ảnh giàu sức biểu cảm; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp, đối;ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên,đã thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của một tình yêu nồng nàn và thủy chung son sắt. 3. Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: - XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc. - Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”. - Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng. - Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng. =>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn. 4. Kết luận: - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nét đẹp trong những khát khao, xúc cảm của người con gái trong tình yêu. - Mở rộng liên hệ thực tế (hướng đến tình yêu chân chính, thủy chung; biết sống hết mình với tình yêu đích thực, cao đẹp). 4.0 0.5 2.0 0.5 1.0 d.Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25 e.Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 HẾT.. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn. Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm? Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn, thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn. ( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của việc nỗ lực không ngừng trong cuộc sống. Câu 2( 5 điểm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. ( Trích Sóng- Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, NXBGD-2000) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện trong đoạn thơ. --------------------------------------Hết----------------------------------- III. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 Theo
Tài liệu đính kèm: