Đề thi tham khảo học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý 6 thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý 6 thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý 6 thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II (Năm học 2015-2016)
MÔN VẬT LÍ 6
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
-Đòn bẩy 
-Ròng rọc
- Sự nở vì nhiệt và ứng dụng của chất rắn, lỏng, khí
-Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
-Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khc nhau. 
-Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực 
6.Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. 
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
-.Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của cc chất rắn, lỏng, khí. 
-Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
-Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
Số câu
2
2
1
1
1
1
8
Số điểm
0,5đ
0,5đ
2đ
0,25đ
1đ
0,25đ
4,5đ
Tỉ lệ %
5%
5%
20%
2,5%
10%
2,5%
45%
-Nhiệt kế Nhiệt giai
-Sự nóng chảy, sự đông đặc
-Sự bay hơi, sự ngưng tụ
-Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ
-Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình
.
- Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
- Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy, đông đặc của chất rắn.
Số câu
1
1
2
1
2
1
8
Số điểm
0,25đ
2,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
1,5đ
5,5
Tỉ lệ %
2,5%
25%
5%
2,5%
5%
15%
55%
Tổng số câu
3
1
4
1
2
1
3
1
16
Tổng điểm
0,75đ
2,5đ
1đ
2đ
0,5đ
1đ
0,75đ
1,5đ
10đ
 ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC: 2015-02016
 Môn thi: VẬT LÝ 6
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ 1
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3 điểm)
Câu 1. Dùng ròng rọc động thì
A. Lực kéo vật bằng với trọng lượng của vật. C. Lực kéo vật lớn hơn trọng lượng của vật.
B. Lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật.	D . Một đáp án khác
Câu 2. Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào .	B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi .
C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.	D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
 A. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng tăng.
 B. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng giảm.
 C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
 D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 4. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A . Nhiệt kế rượu 	B . Nhiệt kế y tế
C . Nhiệt kế thủy ngân 	D . Một đáp án khác
Câu 5. Sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít
A . Khí, lỏng, rắn 	B . Lỏng, khí, rắn	 C . Rắn, khí, lỏng D . Lỏng, rắn, khí
Câu 6.Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?
A. Hơ nóng nút chai 	 	B. Hơ nóng thân chai 
C. Hơ nóng cổ chai 	 	D. Hơ nóng đáy chai. 
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí?
A. Các chất khí khác nhau giãn nở vì nhiệt không giống nhau.
B. Mọi chất khí đều dãn nở vì nhiệt giống nhau.
C. Các chất khí đều co lại khi lạnh đi.
D. Các chất khí đều nở ra khi nóng lên.
Câu 8. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ?
A. Nóng chảy và bay hơi. 	C. Bay hơi và đông đặc.
B. Nóng chảy và đông đặc. 	D. Bay hơi và ngưng tụ.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô.
C. Đun nước đã được đổ đầy ấm, sau một thời gian có nước tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian thì thành nước.
Câu 10. Vì sao khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá ?
A. Để tiện cho việc chăm sóc cây. B. Để hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. 
C. Để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. D. Để đỡ tốn diện tích đất trồng .
Câu 11. Sự bay hơi có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. B. Có sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi.
C. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra đối với nước.
Câu 12 Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A. Nước trong cốc càng nhiều. 	B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng	D. Nước trong cốc càng lạnh
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1/ (2đ) So sánh sự dãn nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí ? 
Câu 2/ (2đ) Hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến đựng trong một ống nghiệm được đun nóng liên tục.
 Nhiệt độ ( 0C )
 120
100
80
60
40 
 0 5 10 15 20 Thời gian ( phút ) 
 a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng thời gian:
 - Từ phút 0 đến phút thứ 5.
 - Từ phút 5 đến phút thứ 15.
 - Từ phút 15 đến phút thứ 20.
 b) Trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ15 băng phiến trong ống nghiệm tồn tại ở thể nào?
Câu 3/ (1đ) Giải thích hiện tượng sương động trên lá cây vào ban đêm?.
Câu 4/ (2đ) Thế nào là sự bay hơi ?Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc một trong những yếu tố đó?
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 10
11
12
Đáp án
B
B
D
C
A
C
A
B
D
C
A
C
II- TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 
 + Giống nhau: Đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. (0,5đ)
 + Khác nhau: - Các chất rắn, lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt khác nhau. (0,5đ)
 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. (0,5đ)
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (0,5đ)
 Câu 2 a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng thời gian:
 - Từ phút 0 đến phút thứ 5: Băng phiến rắn nóng lên. (0,5đ)
 - Từ phút 5 đến phút thứ 15: Băng phiến rắn nóng chảy. (0,5đ)
 - Từ phút 15 đến phút thứ 20: Băng phiến lỏng nóng lên. (0,5đ)
 b) (1đ) Trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 băng phiến trong ống nghiệm tồn tại 
 ở thể rắn và thể lỏng. (0,5đ)
Câu 3/(1đ) Ban đêm nhiệt độ giảm (lạnh) không khí ngưng tụ tạo thành các hạt sương động lại trên lá cây.
Câu 4/(1đ) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) gọi là sự bay hơi
 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng
 Ví dụ: Phơi đồ vào những ngày nắng (nhiệt độ cao) sẽ mau khô hơn những ngày không có nắng
ĐỀ 2
I/ TRẮC NGHIỆM 
Câu 1 :Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kế nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây : 
 A. Một ròng rọc cố định B.Một ròng rọc động 
 C.Hai ròng rọc cố định D.Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định 
Câu 2 : Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là : 
A. OoC và 100oC B. OoC và 37oC C. -100oC và 0oC D. 37oCvà 1000C
Câu 3 Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy? 
A. Sương đọng trên lá cây.	 B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô.
C. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian thì thành nước.
D. Đun nước được đổ đầy ấm, sau một thời gian có nước tràn ra ngoài
Câu 4 : Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng :
A. Dãn nở vì nhiệt B. Nóng chảy C.Đông đặc D. Bay hơi 
Câu 5 : Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào sau đây : 
Các chất rắn nở ra khi nóng lên . B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi 
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau . D.Các chất rắn nở vì nhiệt ít 
Câu 6 :Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến nóng chảy :
A. Đun nhựa đường để trải đường B. Bó củi đang cháy C. Hàn thiếc D. Ngọn nến đang cháy 
Câu 7:Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi : 
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng 
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ D..Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng 
Câu 8 : Trường hợp nào sau đây không liên quan đến ngưng tụ : 
Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm B. Sự tạo thành mưa 
C. Tuyết đang tan D. Sương đọng trên lá cây 
Câu 9 Nhiệt độ tăng lên thì hiện tượng nào đưới đây là đúng?
 A. Sự ngưng tụ càng nhanh. B. Sự bay hơi càng chậm. 
 C. Sự đông đặc càng nhanh. D. Sự bay hơi càng nhanh.
Câu 10 :Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào dưới đây là đúng ?
 A. Rắn,khí,lỏng B. Khí,rắn,lỏng C. Rắn,lỏng,khí C. Lỏng,khí,rắn 
Câu 11 : Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào sau đây :
Khối lượng của hòn bi tăng B.Khối lượng của hòn bi giảm 
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm 
Câu 12 : Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phòng lên như củ vì : 
Không khí trong bóng nóng lên,nở ra B.Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt 
C. Nước nóng tràn vào bóng D. Không khí tràn vào bóng 
II TỰ LUẬN ( 7 Điểm)
Câu 1: Giải thích tại sao tấm tol lộp nhà lại có hình gợn sóng ?(1đ)
Câu 2 : Có mấy loại nhiệt kế thường dùng? nêu công dụng của từng nhiệt kế(2đ)
Câu 3: Bỏ vài cục nước đá đập cho vào cốc thủy tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ ,người ta lập được bảng sau :
Thời gian (phút)
0
1
2
3
4
5
6
7
Nhiệt độ (oC)
-4
0
0
0
0
2
4
6
 a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian (1,5đ)
b/ Từ 0 đến phút 1 ,từ phút 1 đến phút 4 ,từ phút 5 đến phút 7 ;nước tồn tại ở những thể nào trong khoảng thời gian đó (1,5đ)
Câu 4 : Tại sao khi trồng mía hay trồng chuối người ta thường phạt bớt lá ?( 1 đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM	
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 10
11
12
Đáp án
D
A
C
A
C
B
A
C
D
C
D
A
II- TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 : Tấm tol lộp nhà lại có hình gợn sóng để khi nhiệt độ thay đổi, sự co dãn của tấm tol sẽ không bị cản trở, tránh làm hư hỏng tol (1đ)
Câu 2 : Có 3 loại nhiệt kế (0,5đ)
 - Nhiệt kế thủy ngân: dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm (0,5đ)
 - Nhiệt kế rượu: dùng để đo nhiệt độ khí quyển (0,5đ)
 -Nhiệt kế y tế: dùng để đo nhiệt độ cơ thể người (0,5đ)
Câu 3. a) vẽ đúng (1,5đ)
 b) - Từ phút 0 đến phút thứ 1: nước tồn tại ở thể rắn. (0,5đ)
 - Từ phút 1 đến phút thứ 4: nước tồn tại ở thể rắn , lỏng (0,5đ)
 - Từ phút 5 đến phút thứ 7: nước tồn tại ở thể lỏng. (0,5đ)
Câu 4: Khi trồng mía hay trồng chuối người ta thường phạt bớt lá để giảm bớt sự thoát nước qua lá, giúp cây trồng không bị khô nước (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI HK2 LI 6.doc