PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIẾU PHỤNG ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ II ( NĂM HỌC 2015 – 2016 ) Môn : ĐỊA LÝ 9 - Thời gian : 60 phút I. Phần tự chọn: (2đ) Học sinh chọn một trong hai câu sau để trả lời: Câu 1: ( Hiểu) Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ? (2đ) Câu 2: (Hiểu) Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ? ( 2đ) II. Phần bắt buộc : (8 điểm ) Câu 1: (Hiểu) Việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng ? (2đ) Câu 2: ( Biết) Hãy kể tên ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ ? (Hiểu) Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ? (2đ) Câu 3: (Biết) Hãy kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta ? Hãy cho biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo của nước ta ? (2đ) Câu 4: (Biết) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ?(Vận dụng) Biện pháp khắc phục khó khăn ?(2đ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÝ 9 I. Phần tự chọn: (2đ) Câu 1: (2đ) Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước nhờ có những điều kiện: - Có đất badan, đất xám. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. - Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 2: (2đ) Tây Nguyên có thế mạnh du lịch vì: - Tây Nguyên có nhiều thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. + Có nhiều phong cảnh đẹp ( thác nước, hồ nước,) + Có Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới. + Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: thành phố du lịch Đà Lạt, làng văn hóa dân tộc Buôn Đôn, + Có các di tích lịch sử-văn hóa. II. Phần bắt buộc: ( 8 điểm) Câu 1: (2đ) Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Mở rộng diện tích đất canh tác, tăng năng suất, sản lượng lương thực. - Nuôi trồng thủy sản. - Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Câu 2: (2đ) - Ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. - Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì: + Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước. + Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi. Câu 3: (2đ) - Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta: dầu mỏ, khí đốt, thủy sản, muối, - Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo: + Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. + Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. + Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. + Phòng chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 4:(2đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế -xã hội: - Thuận lợi: giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đa dạng ( trên cạn, dưới nước). - Khó khăn: lũ lụt; diện tích đất mặn, đất phèn lớn; thiếu nước trong mùa khô. - Biện pháp khắc phục khó khăn: cải tạo đất phèn, đất mặn; tăng cường hệ thống thủy lợi; chủ động sống chung với lũ,
Tài liệu đính kèm: