Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ
Đề thi Sinh học về thủy triều đỏ
Mấy ngày qua, thuật ngữ "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng hiểu rõ hiện tượng này. Do đó, thầy Công ra đề thi liên quan chủ đề trên, nhằm giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức về thủy triều đỏ.Nếu học sinh chỉ vận dụng kiến thức trong SGK và các bài đọc thêm có thể trả lời được 5-6 câu. Phần còn lại, các em phải cập nhật thông tin thời sự.
I. Bộ đề 
Câu 1. Tảo là đối tượng sinh vật mà các tế bào của chúng thuộc:
oA. Tế bào nhân thực                oB. Tế bào nhân sơ    
oC. Virus                                   oD. Thực vật
Câu 2. Thủy triều đỏ là hiện tượng gây ra chủ yếu bởi đối tượng sinh vật nào?
oA. Động vật phù du                 oB. Tảo          
oC. Vi khuẩn                             oD. Virus
Câu 3.1. Thủy triều đỏ có thể tác động có hại lên các đối tượng sinh vật:
oA. Cá xương                          oB. Cá sụn           
oC. Giáp xác oD. Con người
Câu 3.2 Số nhóm đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp khi tiếp xúc với nước biển có thủy triều đỏ:
 oA. 2                       o B. 3             o C. 1                         o D. 4
Câu 4. Màu sắc của nước biển khi có hiện tượng thủy triều đỏ thường phổ biến nhất là:
oA. Đỏ hoặc đen           oB. Đỏ hoặc xanh lá cây, màu sắc đa dạng     
oC. Xanh lá cây hoặc tím             oD. Trắng hoặc vàng
Câu 5. Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker, tảo được xếp vào giới:
oA. Khởi sinh        oB. Nấm        oC. Nguyên sinh      oD. Thực vật
Câu 6. Thuật ngữ nào sau đây gần gũi nhất với thuật ngữ “thủy triều đỏ”?
oA. Nước nở hoa                     oB. Nước ra quả      
oC. Nước tạo bọt                     oD. Nước thối
Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây thường không gắn liền với hiện tượng thủy triều đỏ?
oA. Cá và giáp xác chết hàng loạt                               
oB. Tăng hàm lượng oxy trong nước
oC. Tăng mạnh mật độ và sinh khối tảo                       
oD. Quan hệ ức chế cảm nhiễm gia tăng
Câu 8. Tại sao thuật ngữ “thủy triều đỏ” là không hoàn toàn chính xác?
oA. Thủy triều đỏ không liên quan đến hoạt động thủy triều của nước biển.
oB. Thủy triều đỏ không hẳn có màu đỏ, có thể có màu sắc khác thậm chí không màu.
oC. Thủy triều đỏ có sự tham ra của rất nhiều loại tảo khác nhau.
oD. Thủy triều đỏ tạo ra mùi tanh, hôi khó chịu cho người dân
Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây về các chất độc có mặt trong tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là chính xác?
oA. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị hải sản.
oB. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và ảnh hưởng đến mùi vị hải sản.
oC. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
oD. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và làm ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
Câu 10. Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ?
oA. Hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng) do chất thải hữu cơ từ các hoạt động sản xuất và nuôi trồng của con người.
oB. Chất thải từ các loài động vật và sự phân giải của các dạng tảo biển đa bào.
oC. Sự thay đổi hàm lượng ion sắt trong nước biển.
oD. Các hoạt động giao thông biển mang các bào tử tảo từ khu vực này sang khu vực khác.
Thầy giáo Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học,
Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội
 * * *
II. Kiến thức bổ sung : Hiện tượng thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ là thuật ngữ chỉ hiện tượng tảo đồng loạt nở hoa, gây hại cho các loài sinh vật, bao gồm san hô, các loài rong biển, động vật và cả con người.
Khi thủy triều đỏ xảy ra, nước biển thường chuyển sang màu đỏ hoặc các màu sắc khác tùy thuộc vào từng loại tảo.
Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.
Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. 
Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể"nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.
Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.
Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.
Nước sông San Diego, California, Mỹ chuyển màu đỏ rực do tác động của hiện tượng thủy triều đỏ. (Ảnh: Kai Schumann/OceanService.gov)
Tác hại của độc tố do tảo 
Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định 6 triệu chứng ngộ độc ở người do ăn phải những loài có tích lũy độc tố tảo.
Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển. Vì vậy, người sử dụng, kể cả ngư dân, cũng không phát hiện ra độc tố tảo trong thức ăn. Ở nước ta, Trung tâm An toàn thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản (thuộc Bộ Thủy sản) có trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm biển (chủ yếu là thân mềm hai mảnh vỏ) xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, nhiều địa phương nuôi vẹm xanh và các loài thân mềm hai mảnh vỏ khác lại chưa chú trọng vấn đề này.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy triều đỏ" gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, đặc điểm kinh tế - xã hội... Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục trong ngư dân là khi phát hiện dấu hiệu "thủy triều đỏ" cần báo ngay cho cơ quan chức năng, để từ đó có những giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng nuôi tôm, cá đến nơi khác, thay nước trong hồ nuôi...
Việc giám sát tảo gây hại ở một khu vực nhỏ (ví dụ như vịnh Florida) của Mỹ tốn cả triệu USD mỗi năm. Hằng năm, Trung Quốc cũng bỏ ra một ngân sách lớn để nghiên cứu và giám sát tảo gây hại. Ở nước ta, đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.
Thủy triều đỏ có thể tàn phá khu hệ thực vật và động vật của một khu vực biển, sức khỏe của hệ sinh thái.
Nhiều loài vi tảo có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người do tiêu thụ nguồn hải sản trong vùng nở hoa.
III. Đáp án đề thi 
1A – 2B – 3D – 4B – 5C – 6A – 7B – 8C – 9C – 10A
 PHH sưu tầm 3/5/2016

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi Sinh học về thủy triều đỏ.doc