Đề thi olympic Vật lí 6 - Năm 2015-2016 - Trường Thcs Phương Trung

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic Vật lí 6 - Năm 2015-2016 - Trường Thcs Phương Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic Vật lí 6 - Năm 2015-2016 - Trường Thcs Phương Trung
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG
 ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÍ 6-Năm 2015-2016
 Thời gian 120 phút
Bài 1(4đ)
a.Có khi nào lực không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biến đổi chuyển động?
b.Hãy thiết kế một số ròng rọc sao cho có số ròng rọc ít nhất để khi kéo vật có trọng lượng P lên cao thì sử dụng lực kéo là P/3.
Bài 2.(4đ)
Cho 1 quả cân có khối lượng m làm từ 2 kim loại A và B,khối lượng riêng của từng kim loại là  D1,D2 
a.Dùng 1 bình chia độ đủ lớn và 1 lượng nước cần thiết .Hãy nêu cách làm thí nghiệm để xác định thể tích quả cân.
b.Xác định tỉ lệ về thể tích của kim loại A,B trong quả cân theo m,D1,D2,và thể tích quả cân.
Bài 3.(2.5đ)
Khi giặt quần áo người ta thường : Vắt, Giũ, Treo vào móc ,Treo ra ngoài nắng,treo chỗ thoáng gió.Những việc làm nào dựa vào các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước?Nêu cá yếu tố ảnh hưởng đến việc từng làm?
Bài 4(2đ)
Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng ?Giải thích?
Bài 5.(2.5đ)
Làm thế nào để lấy 1kg gạo từ 1 túi gạo nặng 4kg khi trên bàn chỉ có cân đĩa và 1 quả cân 2kg (chỉ thực hiện 1 lần cân)
Bài 6.(5đ)
Cho bảng số liệu dưới đây: là kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
Thời gian(phút)
0 5 7 10 13 18 22
 Nhiệt độ 0C
57 80 80 86 80 80 73
a.Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất rắn trên?
b.Hãy cho biết ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy ?
c.Chất rắn này là chất gì?
d.Để đưa chất từ 600 C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian/
e.Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút ?
f.Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?
g.Thời gian đông đặc bát đầu từ phút thứ mấy?.
HẾT
 ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Bài 1.
a.Không vì tác dụng của lực làm vật bị biến đổi chuyên động hoặc biến dạng hoặc cả hai.Trong thực tế có những trường hợp biến dạng rất nhỏ như lực tác dụng lên nền bê tông cứng hay đẩy 1 ngọn núi ta không quan sát được 
b.
 (2đ)
(2đ)
Bài 2
a.Lấy 1 lượng nước vừa đủ cho vào bình chia độ(đủ để ngập quả cân và khi cho quả cân vào nước không trào ra ngoài)
Ghi số đo mực nước ban đầu (a)
Cho quả cân vào bình ,ghi số đo(b)
Thể tích quả cân là V=b-a
b.Gọi thể tích của A và B trong quả cân lần lượt là V1,V2(V1,V2>0)
Ta có V=V1+V2
Ta lại có m=D1.V1+D2.V2
=>m=D1(V-V2)+D2.V2=>V2=(m-D1.V)/(D2-D1)
Tương tự V1=(D2 V-m)/(D2-D1)
Do đó V1/V2=(D2V-m)/(m-D1.V)
(2đ)
(2đ)
Bài 3
Những việc làm tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng sự bay hơi của nước
Vắt->Giảm bớt lượng nước trong quần áo
Giũ,Treo vào móc->Tăng diện tích mắt thoáng 
Treo ngoài nắng->Tăng nhiệt độ
Treo chỗ thoáng gió->Tăng gió
2.5đ
Bài 4
Khi lớp rót nước nóng vào thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng lên trước và dãn nở.Trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở.Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực từ bên trong,cốc bị vỡ.Cốc thủy tinh mỏng bên ngoài và bên trong dãn nở đều nên không bị vỡ.
2đ
Bài 5
Đặt quả cân lên 1 điã cân ,đổ gạo lên 2 đĩa cân đến khi cân thăng bằng(4kg gạo và quả cân 2kg->mỗi đĩa cân có 3kg).Khi đó lượng gạo bên đĩa cân chứa quả cân là 1kg.
2.5đ
Bài 6
100
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 h.5 phút
20 22
b.800C
c.Là băng phiến
d.6 phút
e.2 phút
g.phút thứ 13
2đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Phương Trung, ngày 12 tháng 1 năm 2015
Xác nhận của tổ KHTN	 Người ra đề
 Dương Thị Hồng Vân
Xác nhận của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxOLYMPIC LÍ 6-2016.docx