Đề thi olympic tháng 4 TPHCM lần II năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học 10

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic tháng 4 TPHCM lần II năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic tháng 4 TPHCM lần II năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KÌ THI OLYMPIC THÁNG 4 TPHCM LẦN II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH	NĂM HỌC 2015 – 2016
Đề thi chính thức	MÔN THI: HOÁ HỌC 10
Đề thi có 02 trang	Thời gian 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 	Ngày 02 tháng 04 năm 2016
Câu 1 (5 điểm)
 Hợp chất A tạo bởi 2 ion X2+ và YZ32-. Tổng số electron của YZ32- là 32 hạt, Y và Z đều có số proton bằng số nơtron. Hiệu số nơtron của 2 nguyên tố X và Y bằng 3 lần số proton của Z. Khối lượng phân tử của A bằng 116. Xác định công thức của A.
 Trong thiên nhiên, brom có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hoá học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây:
Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;
Sục khí clo vào dung dịch mới thu được;
Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bão hoà vào dung dịch Na2CO3;
Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hoà brom, thu hơi brom rồi hoá lỏng.
Hãy viết các phương trình hoá học chính đã xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.
 Cho hợp chất X có dạng AB2, có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau:
X + O2 t0 Y + Z
X + Y → A + Z
X + Cl2 → A + HCl
Xác định X và hoàn thành các phương trình phản ứng.
Câu 2 (5 điểm)
2.1. Hoàn thành các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. FeS2 + H2SO4 đặc t0 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O (biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 = 1 : 1 : 1)
c. Fe3O4 + HNO3 → NxOy + .
2.2. Cho biết trị số năng lượng ion hoá thứ nhất I1 (eV) của các nguyên tố thuộc chu kì 2 như sau:
Chu kì 2
Li
Be
B
C
N
O
F
Ne
I1 (eV)
5,39
9,30
8,29
11,26
14,54
13,61
17,41
21,55
Nhận xét sự biến thiên năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố trên. Giải thích.
Câu 3 (5 điểm)
3.1. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng hoá chất khác.
3.2. Cho 2 gam MgSO4 khan vào 200 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở t0C đã làm cho m gam muối kết tinh lại. Nung m gam tinh thể muối kết tinh đó đến khối lượng không đổi, được 3,16 gam MgSO4 khan. Xác định công thức phân tử của tinh thể muối MgSO4 kết tinh (biết độ tan của MgSO4 ở t0C là 35,1 gam).
3.3. So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion của các nguyên tố sau:
C (Z = 6); N (Z = 7); O (Z = 8); F (Z = 9); Na (Z = 11); Mg (Z = 12).
Câu 4 (5 điểm)
4.1. Cho m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Sục khí H2S dư vào phần 1 được 1,28 gam kết tủa, cho Na2S dư vào phần 2 được 3,04 gam kết tủa. Tính m.
4.2. Cho 3,72 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch Y chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,15M (loãng).
a. Hỏi hỗn hợp X đã tan hết trong Y chưa.
b. Khi H2 bay ra thu được 0,12 gam thì dung dịch sau phản ứng cô cạn được bao nhiêu gam muối khan.
c. Cho dung dịch Z gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với dung dịch sau khi X tan trong Y để cho kết tủa bé nhất. Tính thể tích dung dịch Z cần và lượng kết tủa thu được.
HẾT
Cho: H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_OLYMPIC_THANG_4_MON_HOA_10_TPHCM_LAN_II.docx