Đề thi olympic môn tiếng Việt - Lớp 5 năm học 2015 - 2016

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2187Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn tiếng Việt - Lớp 5 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic môn tiếng Việt - Lớp 5 năm học 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM THAO
ĐỀ OLYMPIC MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5
NĂM HỌC 2015- 2016
Đề chính thức
(Đề có 02 trang)
 Thời gian làm bài 70 phút ( không kể thời giam giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm). Ghi đáp án đúng của các câu sau vào tờ giấy thi.
Câu 1.
Từ nào chỉ sắc độ thấp ?
A.
vàng vọt
B.
vàng vàng
C.
vàng hoe
D.
vàng khè
Câu 2. 
Câu nào là câu khiến ?
A.
Mẹ về rồi.
B.
Mẹ đã về chưa ?
C.
Mẹ về đi, mẹ !
D.
A, mẹ về !
Câu 3. 
Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ? 
A.
trung nghĩa
B.
trung thu
C.
trung kiên
D.
trung hiếu
Câu 4.
Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ?
A.
Tính từ
B.
Động từ
C.
Danh từ
D.
Đại từ
Câu 5.
Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích ?
A.
Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.
B.
Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
C.
Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại.
D.
Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài.
Câu 6.
Trong câu: “ Anh sốt cao lắm £ Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã £”
Những dấu câu cần điền vào các ô trống (£) lần lượt là những dấu câu nào sau đây?
A.
Dấu chấm than, dấu chấm than
B.
Dấu chấm than, dấu chấm 
C.
Dấu chấm, dấu chấm
D.
Dấu chấm, dấu chấm than
Câu 7. 
Nhóm từ nào dưới đây không có từ ghép ?
A.
mây mưa, râm ran, lanh lảnh, 
chầm chậm.
B.
lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, 
vùng vẫy.
C.
máu mủ, mềm mỏng, máy may, 
mơ mộng.
D.
bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, 
lung linh.
Câu 8. 
Các vế trong câu ghép: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên 
tôi chóng lớn lắm.” có quan hệ với nhau như thế nào?
A.
điều kiện - kết quả 
B.
nguyên nhân - kết quả 
C.
 tương phản 
D.
tăng tiến
C©u 9.
Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Con bìm bịp, bằng cái giọng ngọt ngào, trầm ấm, báo hiệu mùa xuân đến.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A.
 Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ	B. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
C.
Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ	D. Chủ ngữ - vị ngữ, trạng ngữ
C©u 10. 
Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ mang nghĩa chuyển?
A.
Quê hương là cầu tre nhỏ / Mẹ về nón lá nghiêng che.
B.
Cơn gió nhẹ thoảng qua, lá rèm khẽ lay động.
C.
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
D.
Hoa Ngọc Hà trên đường rực nở.
C©u 11. 
Câu nào sau đây là câu ghép?
A.
Rau khúc vừa dai, vừa dẻo.
B.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
C.
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa và có nhiều hoa thơm quả ngọt.
D.
Nếu quả là phần ngon thì hoa là phần đẹp nhất.
C©u 12. 
Từ “rồi” trong câu: “Các con tàu hình khối vuông dài lao vun vút lên trước, rồi lùi lại sau.” là từ loại gì ?
A.
Tính từ
B.
Động từ
C.
Quan hệ từ
D.
Danh từ
Phần II. Tự luận (7 điểm). Trình bày bài làm vào tờ giấy thi
Câu 1 (1,5 điểm). Xác định các bộ phận CV, VN, TN trong các câu văn sau:
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên như hồi đầu xuân. Phủ khắp cánh đồng là một màu xanh mướt. Trên thảm cỏ, đàn bò đang tung tăng chạy nhảy.
Câu 2 (1,5 điểm). Trong bài thơ “Bóng mây” nhà thơ Thanh Hào viết:
	Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hóa đám mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?	 
Câu 3 (4 điểm). Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao.
 (Trích: Lũy tre của Nguyễn Công Dương)
	Dựa vào ý thơ trên, em hãy tả cảnh lũy tre làng vào một buổi sáng đẹp trời.
––––––––– Hết––––––––––
(Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh..SBD..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM THAO
HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC TIẾNG VIỆT- LỚP 5
NĂM HỌC 2015-2016
Tổng điểm toàn bài: 10 điểm (làm tròn đến 0,25)
Phần
Nội dung cần đạt, đáp án
Điểm
Phần I 
(3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
C
B
A
A
B
D
B
C
B
D
C
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu đúng được 0,25 điểm;
3,0đ
Phần II
 (7 điểm)
Câu 1
(1,5điểm)
Đã sang tháng ba/, đồng cỏ /vẫn giữ nguyên như hồi đầu xuân. 
 TN	CN	VN
Phủ khắp cánh đồng /là/ một màu xanh mướt.
 VN 	CN
Trên thảm cỏ/, đàn bò/ đang tung tăng chạy nhảy.
 TN CN VN
0.5 đ
0.5 đ
0,5 đ
Câu 2 
(1,5điểm)
HS nêu được các ý cơ bản sau: 
- Hình ảnh người mẹ trong mỗi chúng ta 
- Sự vất vả của người mẹ: luôn vượt lên những hoàn cảnh khó khăn gian khổ để chăm lo cho con cái và gia đình
- Tình cảm của người con khi nhớ, khi nghĩ đến mẹ, đến nỗi vất vả gian lao của mẹ  em đã có ước muốn, mong muốn làm được việc gì đó có ích để giúp mẹ.
- Lưu ý: Diễn đạt rõ ý, lưu loát, dùng từ, đặt câu hay, trình bày thành đoạn văn (mới cho điểm tối đa)
0. 5đ
0. 5đ
0,5 đ
Câu 4
 (4 điểm)
+ Nội dung: 
- Đề bài thuộc kiểu bài văn tả cảnh, nội dung tả cảnh một lũy tre làng vào buổi sáng đẹp trời với đặc trưng của khung cảnh thiên nhiên làng quê Việt Nam. 
- Học sinh chọn được những hình ảnh tiêu biểu, những nét đặc trưng tiêu biểu của cây tre, của lũy tre (rặng tre) của làng. Tả theo trình tự không gian kết hợp thời gian, kết hợp với các khung cảnh xung quanh, nắng gió, vạn vật có liên quan; tả bao quát và chi tiết. Những giá trị tiêu biểu của lũy tre, những kỷ niệm của mình đối với lũy tre làng 
- Biết xen lồng tả thực với hình ảnh liên tưởng, biết kết hợp nêu những suy nghĩ, cảm xúc chân thực của bản thân trong bài viết.
+ Hình thức:
- Học sinh vận dụng được cách viết bài văn tả cảnh. Bài viết phải đảm bảo có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài của một bài văn tả cảnh. Biết cách viết mở bài theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp; kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Bố cục cân đối, hợp lý. 
- Văn viết trôi chảy, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc; bài viết cần diễn đạt rõ ý, dùng từ ngữ chính xác, có chọn lọc, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc hoặc thái độ của bản thân.
- Viết câu đúng ngữ pháp; sử dụng được các kiểu câu đã học để thể hiện mục đích nói, viết; không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng mẫu, đẹp, trình bày sạch sẽ, không xoá bỏ tuỳ tiện.
4.0 đ
Tổng điểm toàn bài
10 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 5, 15-16.doc