Đề thi môn ngữ văn lớp 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn ngữ văn lớp 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn ngữ văn lớp 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Trường THCS trực Mỹ 
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 120 PHÚT
(Không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm khách quan (2 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)
Đọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D ) trước câu trả lời đúng:
"Người lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè, ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. 
Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. 
Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. - Người lái xe lại nói.
Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." Ông rất ngạc nhiên trước khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ "ồ" lên một tiếng! Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy."
(Lặng lẽ Sa pa - Ngữ văn 9, tập 1, trang 175)
1. Văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào?
Nguyễn Quang Sáng B Kim Lân
Nguyễn Thành Long D Nguyễn Minh Châu
2. Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc những nhân vật nào?
Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ
Anh thanh niên, cô gái, người lái xe
Anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái
Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái
3. Câu văn " Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến." thuộc loại câu gì?
Câu ghép chính phụ B Câu ghép đẳng lập 
Câu rút gọn D Câu đặc biệt
4. Câu văn "Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới chân kia là mùa hè " diễn tả suy nghĩ của ai?
Người lái xe B Cô gái
 C .Ông hoạ sĩ D Ông hoạ sĩ và cô gái 
5 Vì sao cô gái lại "ồ" lên một tiếng ?
Không ngờ ngôi nhà của anh thanh niên quá gọn gàng
Ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên hái hoa
Bất ngờ thấy một vườn hoa đẹp trên núi cao
Sung sướng khi anh thanh niên tặng hoa mình
6. Trong câu văn Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." phần gạch chân là gì?
Lời dẫn trực tiếp
Lời dẫn gián tiếp
ý dẫn trực tiếp 
ý dẫn gián tiếp
7. Từ khách trong đoạn văn sau "Tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. " là từ thế cho những từ ngữ nào?
Anh thanh niên
Một hoạ sĩ lão thành
Cô kĩ sư nông nghiệp
Một hoạ sĩ lão thành, cô kĩ sư nông nghiệp
8. Từ Và trong câu văn " Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp." là từ có vai trò gì? 
Làm khởi ngữ đầu câu
Làm từ kết nối câu văn với câu trước nó
Làm trạng ngữ đầu câu
Làm thành phần phụ chỉ xuất xứ của câu
Phần tự luận (8 điểm)
1. (1 điểm) Nêu tên các phương châm hội thoại mà em đã học.
 Trong mỗi tình huống sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
 Nói dối.
 Nói trống không, thiếu sự thưa gởi với người trên.
 Nói không đầy đủ vấn đề khiến người nghe không hiểu được.
2. (2 điểm) Bằng một đoạn văn khoảng 20 câu Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
3. (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
 (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
c
d
c 
b 
c
c
d
b
Phần tự luận (8 điểm)
1. (1 điểm)
- 1. Ph­¬ng ch©m vÒ l­îng
 2. Ph­¬ng ch©m vÒ chÊt
 3. Ph­¬ng ch©m quan hÖ
 4.Ph­¬ng ch©m c¸ch thøc
 5. Ph­¬ng ch©m lÞch sù
- Ph­¬ng ch©m vÒ chÊt
 Ph­¬ng ch©m lÞch sù
 Ph­¬ng ch©m vÒ l­îng
2. (2 điểm) 
HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng về bài nghị luận xã hội và những hiểu biết về thực tế đời sống để tạo lập đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Hình thức là một đoạn văn dùng từ, đặt câu chính xác. diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết .(0,25 đ)
Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu và nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: tốt gỗ hơn tốt nước sơn (0,25 đ)
Giải thích nghĩa đen (chọn đồ gỗ), nghĩa bóng (đánh giá sự việc, con người) của câu tục ngữ. (0,25 đ) 
Phân tích quan niệm của nhân dân qua câu tục ngữ: coi trọng nội dung bên trong hơn hình thức bên ngoài. (0,25 đ) 
Làm sáng tỏ ý nghĩa câu tục ngữ bằng dẫn chứng hợp lí, sinh động. (0,25 đ)
Mở rộng vấn đề: nội dung là quan trọng, nhưng hình thức cũng cần được quan tâm để có được vẻ đẹp toàn diện. (0,25 đ)
Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với con người trong điều kiện xã hội hiện đại (0,25đ)
Liên hệ bản thân, rút ra bài học.. (0,5 đ)
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: 1 điểm.
3. (5 điểm) 
 A. YÊU CẦU CHUNG
 1. Bài văn đạt các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ:
 - Bố cục mạch lạc theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
 - Có sự cảm thụ riêng, nêu được các nhận xét, đánh giá của người viết gắn với việc phân tích,
 bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúccủa tác phẩm.
 2. Bài văn chứng tỏ người viết nắm vững toàn bộ tác phẩm và có khả năng trình bày tốt, bằng 
một lối hành văn phù hợp.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
 I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn.
 1-Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những
 Tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và
 thứ 3 của bài thơ. 
 2-ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành 
kính, thiêng liêng,sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
 II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ:
Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- sử dụng điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người.
- phát hiện sự tương phối của 2 hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng../ Mặt trời trong lăng” và tìm thấy mối quan hệ đối ngẫu của 2 hệ giá trị Vũ trụ và Con người. Sự liên tưởng này tô đậm màu sắc trí tuệ cho bài thơ. 
(Ý này chỉ tính cho bài làm đạt khung điểm tối đa 4 đến 5 điểm).
- hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau 
bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời 
liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của
 Bác với dân tộc và nhân loại. 
 2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác.
- hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý 
 nghĩa khái quát:Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông
 không bao giờ cạn.
- liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù
 hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy.
 3. Ở khổ thơ tiếp theo
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người. 
Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gầngũi: ”giấc ngủ bình yên vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc.
Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những
 giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người.
Nỗi đau ở con tim vừa là nỗi đau tinh thần vừa là nỗi đau thể xác. Đây là cảm giác có thực với bất kỳ ai khi đến viếng Bác Hồ kính yêu.
Hai hình ảnh kì vĩ, lộng lẫy “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người.
 III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng 
không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
Đoạn thơ còn cho ta thấy một tài thơ của thế hệ nhà thơ đàn anh: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật 
dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc sang trọng.
 Cách cho điểm:
Điểm 4.0-5,0: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt chẽ, văn viết 
mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể.
Điểm 3,0-3,75: Đạt một phần Yêu cầu chung- Yêu cầu 1; đạt các 2/3 số ý của Yêu cầu cụ thể
-không tính ND 2 cúa ý 1, ND 4 của ý 3 ; có chú ý về bố cục, lời văn; có một số lỗi không đáng kể.
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian : 120 phút
I-Trắc nghiệm: 2 điểm: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Hình ảnh vết thẹo trong truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giữ vai trò như thế nào trong diễn biến câu chuyện?
A-Miêu tả ngoại hình nhân vật B-Miêu tả nội tâm nhân vật
C-Tố cáo chiến tranh D-Thắt nút và mở nút câu chuyện
Câu2: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
A-Điệp ngữ B-Ẩn dụ C- Hoán dụ D-Cả A-C 
Câu3: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ:
A-Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi B-Vách nhà ken câu hát
C-Trời ơi,chỉ còn có năm phút D-Ồ,sao mà độ ấy vui thế.
Câu4 : Thành phần gạch chân trong câu văn: Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít,bom nổ.
A- Tình thái B- Gọi đáp
C- Phụ chú D- Cảm thán
Câu 5: Câu thơ: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên . có mấy cụm động từ?
A-Một B- Hai C- Ba D- Bốn
Câu 6: Câu nào là câu đặc biệt?
A-Tôi một quả bom trên đồi B- Vắng lặng đến phát sợ
C- Cây còn lại xơ xác D- Đất nóng
Câu 7: Nhà thơ nào đựơc coi là thư sinh đành giặc bằng bút?
A- Nguyễn Khuyến B-Nguyễn Du
C- Nguyễn Đình Chiểu D- Nguyễn Công Trứ
Câu 8 : Phương thức biểu đạt chính của kịch là gì?
A- Kể và tả B- Thái độ tình cảm của nhân vật
C- Lý lẽ và dẫn chứng D Ngôn ngữ và hành động của nhân vật
II-Tự luận: 8 điểm
Câu 1. (3 điểm)
Phân tích phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”. 
	(Sang thu- Hữu Thỉnh)
Viết đoạn văn ngắn ( Khoảng 10- 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự tự tin, trong đó sử dụng ít nhất một thành phần tình thái, một thành phần phụ chú. (Gạch chân các thành phần đó).
Câu 2. ( 5 điểm )
	Vẻ đẹp hình ảnh người lính qua các đoạn thơ sau:
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Trích Đồng chí- Chính Hữu)
“ Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
........................................................ Hết ..................................................
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Môn thi: Ngữ văn Thời gian : 120 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
I-Trắc nghiệm:
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu7 
Câu 8
Đáp án
D
D
A
C
A
B
C
D
Mỗi câu trả lời đúng cho : 0,25 điểm
II-Tự luận:
 Câu 1 (3 điểm)
Phân tích biện pháp tu từ. (1 điểm)
Chỉ ra tu từ ẩn dụ.nhân hoá (sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi) 0,5đ
Phân tích:
+ Lúc sang thu cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu: hàng cây không còn giật mình vì tiếng sấm
+ Ẩn dụ: sấm- những tác-động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
	Hàng cây đứng tuổi- người từng trải, vững vàng, chín chắn, kinh nghiệm. 0, 5 đ
Viết được đoạn văn . (2 điểm)
*Có nội dung tập trung vào chủ đề: Sự tự tin 1đ
Gt tự tin là gì,biểu hiện 0,25đ
Tác dụng gía trị tự tin tròn cuộc sống 0,25đ
Phê phán những biểu hiện,tác hại thiếu tự tin 0,25 đ
Hành động bản thân phải làm gì để nâng cao tự tin tròn học tập và cuộc sống 0,25 đ
*Đảm bảo độ dài theo yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu 0.5 đ 
*Đoạn văn có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái, một thành phần phụ chú- gạch chân dưới thành phần đó 0.5 đ
Không mắc lỗi diễn đạt
Cho điểm :
Điểm 2: Đảm bảo các yêu cầu của đề.
Điểm 1.5: Đảm bảo tương đối các yêu cầu của đề, đoạn văn có sử dụng được các thành phần tình thái, phụ chú nhưng chưa hợp lí. 
Điểm 1.0: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên,song diễn đạt còn lủng củng, đôi chỗ sai chính tả, sử dụng các thành phần tình thái, phụ chú một cách gượng ép hoặc thiếu một trong hai thành phần. 
Điểm 0.5: Đoạn văn sơ sài, không sử dụng các thành phần tình thái, phụ chú, sai nhiều lỗi dùng từ, đặt câu 
Điểm 0: Bài không viết được gì hoặc viết vài câu tối thiểu.
Câu 2. ( 5 điểm )
Yêu cầu chung: 
1. Bài viết phải đúng kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Kết hợp một thao tác nghị luận, chú ý thao tác so sánh, bình luận. 
Bài viết thể hiện kĩ năng viết văn: diễn đạt trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. 
 Khuyến khích bài viết sáng tạo 
II. Yêu cầu cụ thể:Có thể có nhiều cách trình bày, xây dựng luận điểm, song cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau: 
Vài nét về tác giả, tác phẩm: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật; hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích; giới thiệu hình ảnh người lính qua các đoạn trích. 0.25 đ
Những nét chung về hình ảnh người lính trong các đoạn thơ: 0,5 đ
- Mục đích lí tưởng: Vì độc lập tự do, vì nền hòa bình của tổ quốc. 0.25đ
- Lạc quan yêu đời, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, niềm tin vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến. 0,25đ
Những nét riêng: 2đ
Hoàn cảnh sáng tác khác nhau: Đồng chí : Thời kì kháng chiếng chống Pháp; Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thời kháng chiến chống Mĩ. Không gian thể hiện cũng khác nhau: núi rừng Việt Bắc, đường Trường Sơn. 0,5đ
Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Pháp trong đoạn trích “ Đồng chí” 0,75đ
+ Cùng nhau chia sẻ những gian nan, thiếu thốn của cuộc đời người lính (dẫn thơ và phân tích)
+ Tình đồng chí đồng đội gắn bó, chia sẻ, tinh thần lạc quan (dẫn thơ và phân tích)
+ Sức mạnh và niềm tin của tìn đồng chí (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí mang tính biểu tượng trong đoạn ở cuối bài (chú ý phân tích câu thơ cuối).
-Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Mĩ trong đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 0.75đ
+ Những người lính lái xe không kính: ung dung tự tại (dẫn chứng và phân tích)
+ Dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ (dẫn chứng và phân tích)
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, trẻ trung (dẫn chứng và phân tích)
+ Tình đồng chí, đồng đội bình dị, chan hòa, thắm thiết (dẫn chứng và phân tích)
Nghệ thuật 1đ
Cùng chung đề tài nhưng mỗi tác giả có cách thể hiện khác nhau:
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (đoạn trích) được thể hiện qua những chi tiết chân thực, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, cô, đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.0,5đ
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (đoạn trích) được thể hiện qua hiện thực sinh động; ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏa khoắn; hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. 0,5đ
Đánh giá chung: 1.đ
- Vẻ đẹp người lính qua cuộc kháng chiến: thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp- anh bộ đội cụ Hồ 0,5đ
- Nét độc đáo trong cách thể hiện của hai tác giả. 0,5đ
6-KL- Suy nghĩ về vẻ đẹp phẩm chất của thế hệ cha anh và liên hệ bản thân 0.25 đ
* Cách cho điểm:
- Điểm 5: Bài làm trình bày nhưng yêu cầu trên; biết phân tích so sánh, diễn đạt tốt, có sức thuyết phục
- Điểm 4: Bài làm đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, song đôi chỗ chưa thật thuyết phục, còn vài lỗi chính tả, dùng từ
- Điểm 3: Bài làm đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, phân tích, so sánh còn chung chung, mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 2: Bài làm có nội dung song kĩ năng nghị luận chưa tốt, nhiều chỗ lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm sơ sài, chưa xác định được yêu cầu c ủa đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm được bài.	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT MY.doc