Đề thi môn ngữ văn lớp 9 – Quận 10

doc 42 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi môn ngữ văn lớp 9 – Quận 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn ngữ văn lớp 9 – Quận 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--- Thành phố Hồ Chí Minh ---
Môn : 9
 HỌ TÊN: .
	LỚP:  MÃ SỐ: 
Năm học : 2015 – 2016
Tài liệu được lưu hành nội bộ
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN 10
Phần 1: 	(5 điểm)
Câu 1:
“Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
nào phải để cho chúng ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy.”
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nêu tên tác giả, tác phẩm.
b) Từ ý nghĩa của các cụm chủ vị “ta biết cảnh mùa xuân”, “chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng”, em hãy tìm thêm các cụm từ thể hiện điều chúng ta có được từ văn học nghệ thuật (qua đôi câu thơ của thi hào Nguyễn Du).
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
Phần 2: 	(5 điểm)
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Cỏ đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Hữu Thỉnh
Viết bài văn nêu những cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỂ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN GÒ VẤP
Phần I: Đọc-hiểu văn bản. (3 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. 
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, sách Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1 (1 điểm): 
Em hãy tìm và chỉ ra một phép liên kết câu và một phép liên kết đoạn văn trong văn bản trích ở trên. Giải thích rõ từng trường hợp.
Câu 2 (2 điểm): 
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. 
Em hãy trình bày điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam mà văn bản trong sách giáo khoa đã nêu. Em hãy tìm dẫn chứng trong thực tế xã hội và phân tích dẫn chứng để làm rõ một điểm mạnh và một điểm yếu mà em quan tâm nhất.
Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): 
Văn bản trên có nêu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Vậy theo em, tuổi trẻ ngày nay đã “chuẩn bị hành trang” để bước vào thế thế kỉ XXI như thế nào? Hãy làm rõ điều đó bằng những suy nghĩ của em. (Viết một văn bản nghị luận khoảng 25 dòng).
Câu 2 (4 điểm): 
Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỂ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN BÌNH THẠNH
Phần 1 (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
            	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Ý nghĩa của đoạn trích trên muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
Từ đoạn trích này, 15 tuổi của em và 40 tuổi mừng đất nước thống nhất em đã thấy những gì về “mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” hôm nay? (1 điểm)
Tìm và gọi tên hai phép liên kết câu có trong đoạn trích trên? (1 điểm)
Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 3 trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về nhận định sau: (3 điểm)
	Cái gì làm cho người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc mà là khát vọng.
Phần 2 (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
 	Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên
            Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mở nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm, đứng cẩn thận, mảnh bom ghìm vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lao xao trong miệng.
            Nhưng quả bom nổ, 
(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
            Dựa vào nội dung đoạn trích trên, hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN 4
I. Phần câu hỏi. (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát. Tôi mê hat. Thường cứ thuộc một điệu nhác nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
            Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
a)      Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
b)      Tác phẩm được viết ở thời kỳ nào? (0,5 điểm)
c)      Từ “còn” trong đoạn văn trên thuộc phép liên kết nào? (0,25 điểm)
d)     Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Nội dung đoạn trích nói gì? (0,75 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
            “Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ra sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh , vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất.”
                                    (Trích “Chuẩn bị hành trang vào thê kỉ mới” – Vũ Khoan, trong Một góc nhìn của tri thức, tập 1, NXB trẻ - TP Hồ Chí Minh, 2002 – Sách Ngữ Văn 9, tập II)
            Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 mặt trang giấy thi) làm rõ về quan điểm“phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu” ở đoạn trích trên.
II. Phần Tập làm văn. (5 điểm)
Đề: Em hãy làm sáng tỏ lời nhận định: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”  là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỂ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN 3
Phần 1: (3,0đ) Em hãy đọc đoạn văn sau:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0đ)
2. Đoạn văn thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? (1,0đ)
3. Xác định hai phép liên kết câu có trong đoạn trích trên? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết? (1,0đ)
Phần 2: (3,0đ)
Từ bức ảnh dưới đây, viết văn bản nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về những người mẹ - người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống.
Phần 3: (4,0đ)
Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
 “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN TÂN BÌNH
Câu 1: (1 điểm) 
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Câu 2: (1 điểm)
a/ Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết tên gọi của thành phần ấy.
 Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b/ Xác định phép liên kết được sử dụng trong ví dụ sau:
 Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...
	 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 3: (3 điểm) 
 Facebook là một trang mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia kết nối, giao lưu, chia sẻ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ đang mắc hội chứng nghiện Facebook, lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, sống xa rời thực tế, ngộ nhận cuộc sống thường ngày qua thế giới ảo. 
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 4: (5 điểm) 
	Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 (Hữu Thỉnh – Sang thu)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN TÂN BÌNH
Câu 1 (1 điểm): 
 Chép thuộc lòng khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Chỉ ra một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ.
Câu 2 (1 điểm): 
a. Tìm thành phần biệt lập, cho biết tên gọi của thành phần ấy trong ví dụ sau: 
 	Ơi chiếc xe vận tải 
	Ta cầm lái đi đây
	Nặng biết bao ân ngãi
	Quý hơn bao vàng đầy!
 (Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm)
b. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
 	Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm): 
 Lớp trẻ Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
 (Theo Vũ Khoan)
 Từ nhận định trên, em suy nghĩ gì về tình trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay. (Viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi) 
Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
	Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
 (Y Phương, Nói với con)
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN 6
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
            Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
                         (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
a)      Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? “Chúng tôi” được nói ở đây là những nhân vật nào trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” (1 điểm)
b)      Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1 điểm)
c)      Tìm câu văn có sử dụng khởi ngữ, xác định khởi ngữ có trong câu văn đó. (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Cuộc sống có cần lời xin lỗi?
Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3: (4 điểm)
Nếu là con chim, chiếc lá.
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
                     (Một khúc ca xuân, Tố Hữu)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
                       (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Cảm nhận về vẻ đẹp của sự cống hiến qua hai khổ thơ trên.
--------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 – HUYỆN BÌNH CHÁNH
Phần 1: (5 điểm)
Đọc đoạn văn và hoàn thành các yêu cầu sau:
“Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ...”
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
1. Đoạn trích trên là lời kể của nhân vật nào? Cảm nghĩ của em về nhân vật qua lời kể đó? (1đ)
2. Hãy chứng minh đoạn văn trên có sự liên kết chặt chẽ về hình thức câu. (1đ)
3. Đọc phần trích sau:
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết: “Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi.”
(Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ (chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @"...) như trong đoạn trích trên. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi). (3 điểm)
Phần 2: (5 điểm)
Trong cuộc đời con người, ai ai cũng có ước nguyện. Đôi khi ước nguyện của một người cũng chính là ước nguyện của mọi người. Bằng sự hiểu biết của em, hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót	“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Ta làm một cành hoa	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Ta nhập vào hòa ca 	Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Một nốt trầm xao xuyến”	Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
 	(Mùa xuân nho nhỏ)	(Viếng lăng Bác)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN 8
I .  PHẦN ĐỌC – HIỂU	 (3 điểm)
1.  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
  	(Nói với con – Y Phương)
a.   Đoạn thơ trên là lời nói của ai với a, nói trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)
b.   Nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì qua đoạn thơ trên? (1 điểm)
c.   Nêu hàm ý của câu thơ sau: (1 điểm)
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
2.  Xác định phép liên kết giữa các câu trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)
           “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.”
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, sách Ngữ văn lớp 9, tập II) 
II.  PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN	 (7 điểm) 
Câu 1. (3 điểm)
     Với nhan đề “Chuẩn bị hành trang bước vào tương lai”, em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu sự chuẩn bị cần có của mình và các bạn. 
Câu 2. (4 điểm) 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
          (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
                             (Sang thu – Hữu Thỉnh)
       Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xuân – thu trong hai khổ thơ trên
---------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN THỦ ĐỨC
Câu 1. (1 điểm)
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng”
Nhân vật xưng tôi trong văn trên là ai? Thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu ý chính của đoạn văn.
Câu 2. (1 điểm)
Chuyển phần in đậm trong các câu sau đây thành khởi ngữ:
a) Nam suy luận rất giỏi phân môn hình học.
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Câu 3. (3 điểm)
Những Bàn Tay Cóng
“Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”
(Sưu Tầm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 4. (5 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thịnh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN TÂN PHÚ
Câu 1: ( 1 điểm ) Cho câu thơ:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”
( “Nói với con” – Y Phương )
a. Em hãy viết tiếp phần còn lại của bài thơ.
b. Em hiểu thế nào về cụm từ “người đồng mình” được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 2: ( 1 điểm )
Em hãy tìm những phép liên kết có trong đoạn văn sau và xác định các từ ngữ thể hiện phép liên kết đó:
“Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Và tôi thấy đau, ướt ở má”
( “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê )
Câu 3: ( 3 điểm )
Trong thành công, sự tự tin giữ một vai trò quan trọng và đã được khẳng định. Thế nhưng một số bạn trẻ dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào khả năng của mình, không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, hay trả lời một cách rụt rè khi được hỏi Như thế làm sao có thể khẳng định giá trị của bản thân, làm sao người khác nhìn bạn bằng con mắt nể trọng? Nếu chính mình không tự tin vào bản thân, mọi suy nghĩ, ước muốn của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực!
Còn em, em có tin vào chính mình không? Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) thể hiện suy nghĩ của bản thân.
Câu 4: ( 5 điểm )
Đề trích dẫn hai khổ thơ:
- Khổ 1 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải )
- Khổ 1 bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh )
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên qua hai khổ thơ trên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN TÂN BÌNH
Phần 1: (3 điểm) Hãy đọc hai khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
	Thời gian chạy qua tóc mẹ
	Một màu trắng đến nôn nao
	Lưng mẹ cứ còng dần xuống
	Cho con ngày một thêm cao.
	Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
	Có cả cuộc đời hiện ra
	Lời ru chắp con đôi cánh
	Lớn rồi con sẽ bay xa.
	(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
1/ Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong hai khổ thơ trên. (0,5 điểm)
2/ Giá trị biểu cảm của từ láy nôn nao trong câu thơ Một màu trắng đến nôn nao. (0,5 điểm)
3/ Nêu ý nghĩa của hình ảnh trong hai câu thơ: (1 điểm)
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
	Cho con ngày một thêm cao.
4/ Từ những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về lời mẹ hát, em hiểu như thế nào ý nghĩa lời hát ru của mẹ dành cho con? Hãy thể hiện những suy nghĩ ấy bằng một vài câu văn. (1 điểm)
Phần 2: (7 điểm)
	1/ Chuyên mục Chuyện tử tế thường ngày của Infornet đã chia sẻ những câu chuyện giản dị nhưng giàu ý nghĩa trong cuộc sống: chuyện ông già sửa xe miễn phí giúp các cháu học sinh đến trường; chuyện người đàn ông bất chấp sự đe doạ của bọn “đinh tặc”, hằng ngày kiên trì nhặt nhanh từng chiếc đinh trên quốc lộ 1 để người đi đường không cán phải; chuyện người quét rác trên đỉnh Yên Tử vẫn miệt mài làm việc dưới thời tiết lạnh buốt; chuyện người phụ nữ “bao đồng” cưu mang các sĩ tử mỗi mùa thi
	Từ những câu chuyện nhỏ trên, hãy viết một văn bản (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự tử tế trong cuộc sống. (3 điểm)
2/ Cảm nhận vẻ đẹp con người trong hai khổ thơ sau: (4 điểm)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
 (Trích Nói với con – Y Phương)
------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – QUẬN TÂY HỒ - SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
Phần I (5 điểm) :
	Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:
“Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
Câu 1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Hãy chép các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên. (1.5 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm 
nhận bằng một cách riêng”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ trên được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì? (1 điểm)
Câu 3. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối) (2,5 điểm)
Phần II (5 điểm) :
Câu 1: 
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. (1 điểm)
Câu 2: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê). 
 Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận ngắn. (4 điểm)
Đề 2 
Kể về bé Thu vào phút chia tay với ba nó trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, người kể chuyện kể: “...Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.”
Qua lời người kể chuyện em hiểu tâm trạng bé Thu lúc này là thế nào? Bằng chính trải nghiệm của mình, hãy viết một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ) của bài thơ.
3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn địch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (3,5 điểm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan): 
Bước vào thế kỷ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
 (Trích Ngữ văn 9; tập hai, NXB Giáo dục)
1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2. Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – THCS QUANG TRUNG – QUẬN GÒ VẤP
Phần I: Đọc – Hiểu văn bản 	(6 điểm)
Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1: 	Đoạn 2:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt 	Ta làm con chim hót
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 	Ta làm một cành hoa
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây	Ta nhập vào hòa ca
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.	Một nốt trầm xao xuyến.
Câu 1: (0,5 điểm) 
Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2: (1,0 điểm) 
Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm:“con chim hót”,“cành hoa”,“đoá hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 3: (0,5 điểm) 
So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) 
Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc – hiểu 2 đoạn thơ trên.
Câu 5: (3 điểm) 
Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Phần II: Tạo lập văn bản 	(4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con – Y Phương, 1980)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – THAM KHẢO
Phần 1 (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? (1 điểm)
2. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích và gọi tên thành phần biệt lập đó? (1 điểm)
3. Xác định từ ngữ dùng để liên kết có trong đoạn văn (ít nhất hai phép liên kết) và gọi tên các phép liên kết đó. (1 điểm)
4. Đoạn trích trên là suy nghĩ của những cô gái thanh niên xung phong trong những năm đất nước ta chìm trong khói lửa về hình ảnh người lính cụ Hồ đẹp nhất và oai hùng nhất. Vậy mà hôm nay chúng ta sống trong thời bình lại có những hình ảnh không đẹp khi “Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi nghếch chân trên bia mộ liệt sĩ...”
 	 Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. (3 điểm)
Phần 2 (4 điểm)
Cảm nhận của 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN_TAP_NHUNG_DE_THI_HAY_HKII_VAN_9.doc